Nhân tố tác động tới năng lực quản lý đầu tư và xây dựng tại Tổng cục

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

2.1. Nhân tố tác động tới năng lực quản lý đầu tư và xây dựng tại Tổng cục

2.1.1. T chc b máy ca Tng cc DTNN

Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DTNN như sau:

2.1.1.1. Vị trí và chức năng

- Tổng cục DTNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về DTNN; trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ được Chính phủ giao.

- Tổng cục DTNN có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.

2.1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Tổng cục DTNN thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

- Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về DTNN;

- Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, quy hoạch hệ thống kho, đề án, dự án quan trọng về DTNN;

- Danh mục, mức dự trữ từng loại hàng, tổng mức DTNN và tổng mức tăng DTNN trong từng thời kỳ và hàng năm;

- Kế hoạch, dự toán ngân sách DTNN và phương án phân bổ vốn bổ sung DTNN hàng năm cho các Bộ, ngành quản lý hàng DTNN;

- Kế hoạch đặt hàng DTNN tại các Bộ, ngành được Chính phủ giao trực tiếp

quản lý hàng dự trữ;

- Việc sử dụng quỹ DTNN để tham gia bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô.

2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:

- Dự thảo thông tư và các văn bản khác về DTNN;

- Chế độ quản lý tài chính, ngân sách DTNN, cơ chế mua, bán, nhập, xuất hàng DTNN; chế độ thống kê, báo cáo về DTNN;

- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực DTNN;

3. Cấp tăng vốn DTNN; cấp chi phí nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, cứu trợ, viện trợ, bảo hiểm hàng DTNN cho các Bộ, ngành, các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng DTNN.

4. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục DTNN.

5. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực DTNN sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

6. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về DTNN.

7. Tổ chức thực hiện đặt hàng DTNN tại các cơ quan, đơn vị dự trữ và thực hiện ký hợp đồng bảo quản theo kế hoạch đã được phê duyệt.

8. Tổ chức quản lý, sử dụng quỹ DTNN theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện quản lý DTNN bằng tiền theo quy định của pháp luật.

9. Trực tiếp quản lý các loại hàng DTNN theo danh mục được Chính phủ giao:

- Thực hiện nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, bảo vệ an toàn các hàng dự trữ được giao theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện xuất hàng DTNN để cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc sử dụng vào mục đích khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

10. Tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng hệ thống kho, trang thiết bị kỹ thuật theo chương trình, kế hoạch đã được duyệt.

11. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật DTNN; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

12. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác DTNN.

13. Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý; tổ chức thực hiện công tác thống kê và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng hàng DTNN.

14. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực DTNN theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

15. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức, thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục DTNN theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

16. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

17. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.1.3. Sơ đồ và cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng cục DTNN 1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng cục DTNN như hình 2.1 sau:

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng cục DTNN 2. Cơ cấu tổ chức

a. Cơ quan Tổng cục DTNN tại Trung ương: Vụ Chính sách và Pháp chế; Vụ Kế hoạch; Vụ Khoa học và Công nghệ bảo quản; Vụ Quản lý hàng dự trữ; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tài vụ - Quản trị; Văn phòng; Thanh tra; Cục Công nghệ thông tin;

Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ DTNN.

b. Các Cục DTNN khu vực thuộc Tổng cục DTNN: 22 Cục DTNN khu vực.

c. Các Chi cục DTNN trực thuộc Cục DTNN khu vực.

Cục DTNN khu vực, Chi cục DTNN có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.

2.1.2. T chc b máy Phòng Qun lý đầu tư xây dng cơ bn

Theo Quyết định số 660/QĐ-TCDT ngày 23/6/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục DTNN, Phòng Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là một phòng nghiệp vụ thuộc Vụ Tài vụ Quản trị, có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

1. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành:

a. Các quy chế, quy định, các văn bản hướng dẫn công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục DTNN.

b. Quy hoạch (quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết) hệ thống kho DTNN, trụ sở làm việc của các đơn vị trực thuộc Tổng cục.

2. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản dài hạn, hàng năm và kế hoạch sửa chữa lớn hàng năm; thẩm định, tổng hợp, xây dựng kế hoạch chung của Tổng cục về đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn trình cấp có thẩm quyền; thông báo cho các đơn vị thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt.

3. Quản lý quy hoạch, quy mô xây dựng, phương án kiến trúc hệ thống kho dự trữ và trụ sở làm việc của các đơn vị.

4. Thực hiện thẩm định hồ sơ dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu của dự án đầu tư, gói thầu dự án đầu tư theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Chủ trì phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tài chính thẩm định, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sửa chữa lớn và dự án hoàn thành của các đơn vị theo quy định.

6. Phối hợp với Văn phòng Tổng cục triển khai công tác đầu tư xây dựng cơ bản đối với Cơ quan Tổng cục DTNN theo phân cấp quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản và các quy định của pháp luật.

7. Thực hiện kiểm tra công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn.

8. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn của Tổng cục DTNN; tổng hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Vụ trưởng Vụ Tài vụ - Quản trị giao.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)