Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các Ban quản lý dự án của Cục DTNN

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 102 - 105)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CỦA TỔNG CỤC DTNN

3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục DTNN

3.3.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các Ban quản lý dự án của Cục DTNN

1. Mô hình tổ chức của các Ban quản lý dự án của Cục DTNN khu vực hiện nay:

Mô hình tổ chức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án được áp dụng tại các dự án của Tổng cục DTNN; cơ cấu của Ban quản lý dự án hiện nay như hình 3.5 sau:

- 1 Trưởng Ban QLDA . - 1 Phó trưởng Ban QLDA .

- 1 đến 2 cán bộ kỹ thuật có chuyên môn về xây dựng.

- 1 kế toán Ban QLDA .

Hình 3.5: Mô hình tổ chức bộ máy hiện nay của các Ban QLDA Thuộc Tổng cục DTNN

Thực tế cho thấy một số Chủ đầu tư, Ban QLDA thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được đào tạo đầy đủ, thiếu kinh nghiệm, yếu cả về chuyên môn và khả năng quản lý xây dựng, dẫn đến chưa phát huy hết hiệu quả của công trình, gây lãng phí, tiến độ chậm, chất lượng công trình chưa đảm bảo.

Thường mỗi Ban QLDA phụ trách 02 dự án nhóm B hoặc nhóm C (Ban QLDA Cục DTNN khu vực Nam Tây Nguyên quản lý 01 dự án nhóm B: Kho dự trữ Buôn Ma Thuột – ĐăkLăk và 01 dự án nhóm C: Nhà Văn phòng Cục DTNN khu vực Nam Tây Nguyên. Ban QLDA Cục DTNN khu vực Bắc Tây Nguyên quản lý 01 dự án nhóm B: Kho dự trữ Gia Lai – tỉnh Gia Lai và 01 dự án nhóm C: Nhà Văn phòng Cục DTNN khu vực Bắc Tây Nguyên ...). Với cơ cấu tổ chức của Ban QLDA như trên, việc điều hành các dự án còn nhiều bất cập, do lực lượng mỏng, trình độ của các cán bộ trong Ban QLDA chưa đồng đều, chưa có sự phân công rõ ràng, dẫn đến tiến độ thi công của các dự án bị chậm so với thời gian được phê duyệt, để khắc phục những khiếm khuyết như đã phân tích, tác giả đề xuất phương án thay đổi như hình 3.6 sau:

Phó trưởng Ban QLDA

Kỹ thuật

Ban QLDA Kế toán

Ban QLDA Trưởng Ban QLDA

Hình 3.6: Mô hình tổ chức bộ máy mới của các Ban QLDA của Tổng cục DTNN

- Về lãnh đạo Ban QLDA :

+ 01 Trưởng ban: phụ trách điều hành chung.

+ 02 Phó trưởng ban: trong đó 1 Phó trưởng ban phụ trách lĩnh vực đầu tư, xây dựng và 1 Phó trưởng ban phụ trách lĩnh vực Tài chính Kế toán.

+ Bộ phận chuyên môn về Đầu tư và Xây dựng: 01 cán bộ nhóm trưởng và từ 02 đến 03 cán bộ làm công tác xây dựng cơ bản tùy theo quy mô của dự án.

- Bộ phận chuyên môn Tài chính Kế toán: 01 cán bộ phụ trách Tài chính Kế toán; 01 thủ quỹ kiêm văn thư Ban QLDA .

* Ưu nhược điểm của Mô hình:

- Ưu điểm:

+ Lãnh đạo Ban QLDA gồm 01 Trưởng ban phụ trách điều hành chung và 02 Phó trưởng ban: trong đó 1 Phó trưởng ban phụ trách lĩnh vực Đầu tư và Xây dựng và 1 Phó trưởng ban phụ trách lĩnh vực Tài chính Kế toán. Với cơ cấu như vậy thì phần chuyên môn về kỹ thuật trong xây dựng sẽ được giao Phó trưởng ban phụ trách lĩnh vực Đầu tư và Xây dựng, phần chuyên môn về Tài chính Kế toán do Phó trưởng ban phụ trách lĩnh vực Tài chính Kế toán đảm nhiệm. Tính chuyên môn hóa của Ban QLDA được nâng cao, việc phân công công việc, trách nhiệm, quyền hạn được tách bạch rõ ràng giữa xây dựng và tài chính.

Phó Trưởng Ban QLDA (phụ trách đầu tư, xây dựng)

Bộ phận chuyên môn về Đầu tư và Xây dựng

Phó Trưởng Ban QLDA (Phụ trách tài chính, kế toán)

Bộ phận chuyên môn về Tài chính Kế toán Trưởng Ban QLDA

+ Bộ phận Đầu tư và Xây dựng: sẽ có 01 nhóm trưởng phụ trách và đôn đốc các cán bộ kỹ thuật của Ban QLDA, là đầu mối giúp cho Lãnh đạo Ban QLDA thực hiện tốt được nhiệm vụ.

+ Bộ phận Tài chính kế toán: là đầu mối giúp cho Lãnh đạo Ban QLDA thực hiện tốt được nhiệm vụ trong việc thanh toán, quyết toán của Ban QLDA (các gói thầu thi công xây lắp, tư vấn, chi Ban QLDA , chi khác ...)

- Nhược điểm:

Công tác bổ nhiệm, điều chuyển và cơ cấu lại cơ cấu Ban QLDA : đối với các Chủ đầu tư đã có đủ nhân lực theo mô hình mới thì Tổng cục DTNN yêu cầu đơn vị tổ chức theo mô hình mới. Đối với các Chủ đầu tư chưa có đủ nhân lực theo mô hình mới, Chủ đầu tư làm Tờ trình nêu rõ sự cần thiết phải bổ sung cán bộ gửi Tổng cục DTNN (qua Vụ Tổ chức cán bộ), để Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN quyết định, trường hợp này cần có thời gian, lộ trình để thực hiện.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)