Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 82 - 85)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

2.3. Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục DTNN thời gian qua

2.3.7. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện theo các nghị định của Chính phủ: số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm: quản lý chất lượng khảo sát xây dựng; quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình; quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.

Công tác quản lý chất lượng của các công trình xây dựng của Tổng cục DTNN những năm qua còn không ít những bất cập dẫn đến chất lượng kỹ, mỹ thuật một số công trình chưa được đảm bảo do các nguyên nhân sau:

- Chủ đầu tư không có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đầu tư của dự án, Ban QLDA kiêm nhiệm nhiều; việc thành lập Ban QLDA không tuân thủ theo quy định của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

Một dự án đầu tư đã được thiết kế tốt đến bao nhiêu mà trong quá trình thi công, Chủ đầu tư không có năng lực, không có tinh thần trách nhiệm thì vẫn sẽ không xây dựng được một công trình có chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu của thiết kế được duyệt. Chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào các đối tượng sau:

1. Chủ đầu tư: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng ngay từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc xây

dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm:

- Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về lập, thẩm định, trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, tổ chức đấu thầu hoặc lựa chọn nhà thầu.

- Tuyển chọn tổ chức tư vấn, cung ứng vật tư, thiết bị, xây lắp có đủ tư cách pháp nhân, có đủ năng lực để đảm nhận các công việc trong quá trình đầu tư.

- Kiểm tra chất lượng các loại vật tư, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt đúng theo yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật được duyệt.

- Được quyền yêu cầu các tổ chức tư vấn, cung ứng, tổ chức nhận thầu xây lắp giải trình về chất lượng vật liệu, thiết bị và công việc do các tổ chức này thực hiện nếu thấy không đạt yêu cầu quy định có quyền yêu cầu sửa chữa, thay thế hoặc từ chối nghiệm thu.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên đòi hỏi Chủ đầu tư phải có đủ năng lực để quản lý dự án hoặc thành lập Ban QLDA để giúp Chủ đầu tư quản lý dự án.

Thực tế trong thời gian qua, có những tồn tại sau:

- Chủ đầu tư khoán trắng công việc cho đơn vị tư vấn hoặc đơn vị thi công.

Có Chủ đầu tư khi cơ quan quản lý đến làm việc nếu không có nhà thầu thì Chủ đầu tư không thể báo cáo được tình hình thực hiện hoặc chỉ nêu được những nét chung nhất.

- Các Chủ đầu tư không nắm được các quy định về quản lý một dự án, lúng túng trong tổ chức thực hiện, từ lập dự án, trình duyệt, thẩm định, tổ chức đấu thầu, giám sát thi công xây lắp và nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.

- Công tác giám sát thi công, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu hoàn thành do không có cán bộ nên chủ yếu dựa vào báo cáo của nhà thầu, của tư vấn giám sát. Có công trình không đảm bảo chất lượng và tiến độ nhưng vẫn được nghiệm thu hạng mục và không báo cáo kịp thời cấp quyết định đầu tư. Ví dụ: Kho dự trữ Tân Yên – Bắc Giang, công trình triển khai chậm, các hạng mục thi công dở dang, không đúng quy trình, đến nay công trình đang tạm dừng đầu tư.

2. Trách nhiệm của nhà thầu:

- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;

- Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;

- Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;

- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;

- Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;

- Báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của Chủ đầu tư;

- Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định và lập phiếu yêu cầu Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.

- Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại.

- Chỉ được phép nhận thầu thi công những công trình thực hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình; thi công đúng thiết kế được duyệt; áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được quy định và chịu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên về chất lượng công trình của Chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan giám định nhà nước theo phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng thi công xây lắp công trình, kể cả những phần việc do nhà thầu phụ thực hiện theo quy định của hợp đồng giao nhận thầu xây lắp;

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)