Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng cục DTNN

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 95 - 102)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CỦA TỔNG CỤC DTNN

3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục DTNN

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng cục DTNN

Phòng quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản là đơn vị được giao nhiệm vụ tham

mưu, trình Vụ Tài vụ - Quản trị, Tổng cục DTNN ban hành các quy chế, quy định, các văn bản hướng dẫn công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc, Quy hoạch (quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết) hệ thống kho DTNN, trụ sở làm việc của các đơn vị trực thuộc Tổng cục.

Mục tiêu là đổi mới cơ cấu tổ chức và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực và thu hút các cán bộ có đức, có tài để nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Phòng quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản của Tổng cục DTNN.

1. Mô hình tổ chức bộ máy Phòng quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản hiện nay như hình 3.1 sau:

Hình 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy Phòng quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản hiện nay

- Trong mô hình tổ chức hiện nay thì Trưởng phòng phụ trách chung về chuyên môn; thực hiện toàn bộ các công việc như thẩm định trình Tổng cục DTNN phê duyệt quy hoạch chi tiết của ngành, dự án, kế hoạch đấu thầu các gói thầu trong đó bao gồm các nội dung về kỹ thuật xây dựng, tài chính ... Với khối lượng của công việc lớn như vậy nên công tác quản lý, tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

- Trong cơ cấu tổ chức của Tổng cục DTNN có 24 đơn vị (Chủ đầu tư), gồm:

22 Cục DTNN khu vực; Văn phòng Tổng cục; Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ DTNN đang thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Mỗi chuyên viên của Phòng Quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản được giao nhiệm vụ chuyên quản, phụ trách từ 03 – 04 đơn vị có dự án đầu tư xây dựng và thực hiện, hướng dẫn các Chủ đầu tư thực

Trưởng phòng Quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản

Chuyên viên phụ trách các dự án A, B, C …

Chuyên viên phụ trách các dự án D, E, F ...

Chuyên viên phụ trách các dự án …

hiện các công việc như: lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc Báo cáo Kinh tế kỹ thuật); điều chỉnh thiết kế, tổng mức đầu tư; lập, thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu các gói thầu trong đó bao gồm các nội dung về kỹ thuật xây dựng, tài chính ... Các chuyên viên chuyên quản có nhiệm vụ dự thảo báo cáo thẩm định trình Trưởng phòng xem xét, trình Tổng cục hoặc Bộ Tài chính phê duyệt theo phân cấp.

2. Để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao, luận văn đưa ra 02 Mô hình mới tổ chức bộ máy làm công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng cục DTNN như sau:

a. Mô hình 1: Hoàn thiện tổ chức bộ máy Phòng quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản như hình 3.2 sau:

Hình 3.2: Mô hình tổ chức bộ máy mới Phòng quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản

* Bổ nhiệm, điều chuyển và cơ cấu 02 Phó Trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng, trong đó:

- Bổ nhiệm 01 Phó trưởng phòng phụ trách về công tác kỹ thuật và đấu thầu được đào tạo bài bản về xây dựng, có năng lực, trình độ, có kinh nghiệm công tác từ

Phó Trưởng phòng phụ trách kỹ thuật, đấu thầu

Trưởng phòng Đầu tư XDCB

Chuyên viên phụ trách dự án A, B …

Phó Trưởng phòng phụ trách tài chính

Chuyên viên phụ trách dự án …

Chuyên viên tổng hợp

07 năm trở lên trong lĩnh vực quản lý về xây dựng. Hiện nay Phòng quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản có một số cán bộ đáp ứng được các tiêu chí nêu trên.

Phó trưởng phòng có nhiệm vụ giúp Trưởng phòng thực hiện công tác thẩm định, hướng dẫn các đơn vị thực hiện lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc Báo cáo Kinh tế kỹ thuật); điều chỉnh thiết kế, tổng mức đầu tư; lập, thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu ...

- Điều chuyển hoặc bổ nhiệm 01 Phó trưởng phòng phụ trách về công tác kế hoạch, tài chính: được đào tạo bài bản về tài chính, có năng lực, trình độ, có kinh nghiệm công tác từ 07 năm trở lên trong lĩnh vực quản lý về tài chính, kế hoạch ...

Đối với vị trí này có nhiều cán bộ thuộc Phòng Kế hoạch – Tài chính đáp ứng được các tiêu chí nêu trên.

Phó trưởng phòng có nhiệm vụ giúp Trưởng phòng thực hiện công tác phòng phụ trách về công tác kế hoạch, tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tổng cục DTNN.

* Tăng cường, phân công trách nhiệm cụ thể hơn đối với các cán bộ thuộc Phòng Quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản với mô hình tổ chức mới:

- Đối với công tác tổng hợp: từ trước đến nay vẫn có cán bộ làm công tác tổng hợp và kiêm nhiệm các công việc khác, do đó công tác này vẫn còn nhiều thiếu sót, tiến độ, chất lượng tổng hợp báo cáo chưa bảo đảm. Do đó cần bổ sung thêm 01 cán bộ làm công tác tổng hợp về công tác đấu thầu, giám sát đầu tư, lập và theo dõi kế hoạch vốn (tháng, quý, năm); đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện báo cáo theo biểu mẫu, nội dung và thời gian báo cáo đảm bảo theo quy định. Yêu cầu đối với vị trí này là phải được đào tạo về tài chính, có trình độ, kinh nghiệm công tác từ 05 năm trở lên.

* Ưu nhược điểm của Mô hình 1:

- Ưu điểm:

+ Bổ nhiệm, điều chuyển và cơ cấu 02 Phó Trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng:

Bổ sung thêm cán bộ; đồng thời thực hiện chuyên môn hóa, phân công công việc, trách nhiệm, quyền hạn chia thành 2 phần việc rõ ràng: 01 Phó trưởng phòng

giúp Trưởng phòng thực hiện công tác kỹ thuật, đấu thầu đối với các dự án đầu tư xây dựng của Ngành dự trữ. 01 Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng về công tác kế hoạch và tài chính đối với các dự án đầu tư xây dựng của Ngành dự trữ. Trưởng phòng có nhiều thời gian đầu tư vào công tác quy hoạch và hướng dẫn các quy chế, quy định, các văn bản hướng dẫn công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc, công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy hoạch của ngành.

+ Bổ sung thêm 01 cán bộ chuyên thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, đôn đốc các đơn vị báo cáo thường xuyên, qua đó nắm được các công trình dự án triển khai nhanh, đảm bảo chất lượng; các dự án triển khai chậm, không đảm bảo chất lượng để báo cáo Lãnh đạo Phòng kiến nghị với cơ quan cấp trên đôn đốc các Chủ đầu tư thực hiện các dự án bảo đảm tiến độ đề ra; đề xuất điều chỉnh tăng vốn cho các công trình thi công nhanh, có chất lượng bảo đảm và điều chỉnh giảm kế hoạch vốn hàng năm cấp cho các dự án không bảo đảm tiến độ, chất lượng ...

- Nhược điểm:

Công tác bổ nhiệm, điều chuyển và cơ cấu 02 Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng cần có thời gian thực hiện, quy trình thực hiện như sau: Trưởng phòng làm Tờ trình nêu rõ sự cần thiết phải bổ sung cán bộ Lãnh đạo phòng gửi Vụ trưởng Vụ Tài vụ - Quản trị nghiên cứu, đề xuất gửi Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ xem xét và trình Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN quyết định.

b. Mô hình 2:

Thành lập Vụ Quản lý Đầu tư và Xây dựng cơ bản thuộc Tổng cục DTNN:

Theo cơ cấu tổ chức hiện nay, Phòng Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Vụ Tài vụ - Quản trị là đơn vị tham mưu cho Tổng cục DTNN quản lý về xây dựng hệ thống kho dự trữ đối với các dự án xây dựng kho (dự án nhóm B) và các dự án đầu tư xây dựng Nhà Văn phòng của Tổng cục DTNN và các Cục DTNN khu vực (dự án nhóm B, C). Vụ Tài vụ - Quản trị thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN chủ yếu về lĩnh vực tài chính và quản trị, không liên quan nhiều đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản, do đó trong quá trình triển khai có nhiều bất cập, chồng chéo (Hình 3.3). Để thực hiện

được Chiến lược phát triển dự trữ và Quy hoạch tổng thể hệ thống kho quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phê duyệt, Tổng cục DTNN cần có tổ chức bộ máy mới, cùng với việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực và thu hút các cán bộ có đức, có tài để thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng của ngành.

Hình 3.3: Mô hình tổ chức hiện nay của bộ máy quản lý Đầu tư Xây dựng cơ bản thuộc Tổng cục DTNN

Tác giả đưa ra kiến nghị thành lập Vụ Quản lý Đầu tư và Xây dựng cơ bản thuộc Tổng cục DTNN, cơ cấu tổ chức gồm có 03 Phòng chức năng: Quản lý Đầu tư và Xây dựng; Kinh tế xây dựng; Hành chính như hình 3.4 sau:

Vụ Tài vụ - Quản trị

Phòng Quản lý Đầu tư và Xây dựng cơ bản

Phòng Kế hoạch – Tài chính

Phòng Quản Lý Tài sản

Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước

Hình 3.4: Mô hình tổ chức mới của Vụ Quản lý Đầu tư và Xây dựng cơ bản thuộc Tổng cục DTNN

* Mô hình mới được tổ chức như sau:

- Vụ trưởng: 01 người phụ trách điều hành chung.

- Phó vụ trưởng: 02 người, trong đó 1 Phó vụ trưởng phụ trách lĩnh vực xây dựng, đấu thầu và 1 Phó vụ trưởng phụ trách lĩnh vực kinh tế xây dựng.

- Phòng Quản lý Đầu tư và Xây dựng: 01 Trưởng phòng; 01 Phó trưởng phòng và các chuyên viên làm công tác xây dựng cơ bản.

- Phòng Kinh tế Xây dựng: 01 Trưởng phòng; 01 Phó trưởng phòng và các chuyên viên làm công tác kinh tế xây dựng.

- Phòng Hành chính: 01 trưởng phòng; 01 Phó trưởng phòng và các nhân viên văn phòng.

* Ưu nhược điểm của Mô hình 2:

- Ưu điểm:

+ Thành lập Vụ Quản lý Đầu tư và Xây dựng: phân chia rõ ràng khối làm Phó vụ trưởng phụ trách

kỹ thuật, đấu thầu

Phòng Quản lý Đầu tư và Xây dựng

Phó vụ trưởng phụ trách kinh tế xây dựng Vụ Quản lý Đầu tư và

Xây dựng cơ bản Lãnh đạo Tổng cục Dự

trữ Nhà nước

Phòng Hành chính Phòng Kinh tế xây

dựng

công tác xây dựng và khối làm công tác tài chính của Vụ Tài vụ - Quản trị. Vụ Quản lý Đầu tư và Xây dựng được thành lập thuộc Tổng cục DTNN là một đơn vị chuyên môn độc lập về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản giúp cho Tổng cục thực hiện được Chiến lược phát triển dự trữ và Quy hoạch tổng thể hệ thống kho quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ máy Vụ Quản lý Đầu tư và Xây dựng được thành lập gồm Lãnh đạo Cục và 03 phòng chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao.

- Nhược điểm:

Trong Quyết định số 2446/QĐ-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục DTNN khu vực trực thuộc Tổng cục DTNN chưa có Vụ Quản lý Đầu tư và Xây dựng, do đó quá trình thành lập Vụ Quản lý Đầu tư và Xây dựng cần có thời gian để thực hiện. Trong quý II/2012 Tổng cục DTNN làm Tờ trình và xây dựng đề án nêu rõ sự cần thiết và cơ cấu tổ chức Vụ Quản lý Đầu tư và Xây dựng trình Bộ Tài chính theo quy định.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)