CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
2.2. Kết quả thực hiện đầu tư và xây dựng trong những năm qua và giai đoạn
2.2.1. Hệ thống kho của Tổng cục DTNN
Hệ thống kho hiện nay của Tổng cục DTNN gồm nhiều loại hình kho: kho cuốn (kho tường gạch xây cuốn vòm cho từng ngăn tích lượng 150 tấn); kho A1 mái ngói (kho tường gạch, mái ngói, trần vôi rơm, ngăn kho tích lượng 250 tấn); kho nhà A3, A4 (kho tường gạch, mái ngói, tích lượng nhỏ) là những kho xây dựng trong thời kì chiến tranh; kho A1 mái bằng (là kho A1 cải tiến thay mái ngói bằng mái bê tông bằng); kho tiền chế: khung kho Tiệp, khung kho Zamin (kho khung thép mái tôn, tường bao che bằng gạch hoặc tôn) là những kho xây dựng sau năm 1990. Quy mô, cơ cấu của các điểm kho trong hệ thống cũng không có tính tương đối đồng nhất, các kho chứa hàng hóa đã xây dựng lâu năm, nay đã xuống cấp, không báo đảm chứa hàng hóa theo quy định. Theo Quyết định số 99/QĐ-BTC ngày 18/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia, giai đoạn 2005 – 2010; Tổng cục DTNN đang thực hiện 04 điểm kho thử nghiệm (Mông Hóa - Hòa Bình, Hòa Khương - Đà Nẵng, Trà Nóc - Cần Thơ và Long An) mô hình kho mới theo công nghệ bảo quản lương thực dự trữ tiên tiến nhằm tiến tới xây dựng tiêu chuẩn kho và “Điển hình hóa kho DTNN”.
Các điểm đang thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2007 – 2011 của Tổng cục DTNN theo bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Thống kê đầu tư và xây dựng hệ thống kho dự trữ giai đoạn 2007 - 2011
TT HỆ THỐNG KHO TÀNG
Năng lực thiết kế (tấn kho)
Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)
Tổng số vốn đã cấp đến 2011(tỷ đồng)
Tổng cộng (A + B +C) 170.000 2.009 503,73
Công trình nhóm B:
A Công trình chuyển tiếp 135.000 1.585,00 495,79
1 Đông Anh, Hà Nội 10.000 106,00 33,80
2 Mông Hóa, Hòa Bình 10.000 118,00 66,74 3 Tân Yên, Bắc Giang 5.000 45,00 7,00 4 Thủy Nguyên, Hải Phòng 10.000 88,00 37,00
5 Đồng Tu, Thái Bình 5.000 78,00 17,90
6 Bình Mỹ, Hà Nam 5.000 76,00 13,30
7 Nghi Lộc, Nghệ An 10.000 114,00 32,50 8 Hòa Khương, Đà Nẵng 10.000 106,00 76,30 9 Ninh Đa, Khánh Hòa 10.000 77,00 11,30 10 Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk 10.000 95,00 27,50 11 Tân Thành, Long An 10.000 147,00 105,00
12 Trà Nóc, Cần Thơ 10.000 88,00 58,30
13 Dung Quất, Quảng Ngãi 5.000 78,00 0,50 14 Bình Nghi, Bình Định 5.000 61,00 2,15
TT HỆ THỐNG KHO TÀNG
Năng lực thiết kế (tấn kho)
Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)
Tổng số vốn đã cấp đến 2011(tỷ đồng) 15 Bến Cát, Bình Dương 10.000 149,00 3,50 16 Gia Hà , Thanh Hóa 5.000 82,00 1,00
17 Cẩm Thạch, Hà Tĩnh 5.000 77,00 2,00
B Công trình khởi công mới 30.000 424,00 7,74
1 Gia Lai 5.000 72,00 1,00
2 Yên Bái, Yên Bái 5.000 85,00 2,74
3 Tân Hiệp, Kiên Giang 5.000 107,00 2,00 4 Quảng Bình, Quảng Bình 10.000 76,00 1,00 5 Trương Xá, Hưng Yên 5.000 84,00 1,00
C Chuẩn bị đầu tư năm 2010 5.000 0,00 0,20
1 Phúc Trìu, Thái Nguyên 5.000 0,20 Nguồn: Vụ Tài vụ - Quản trị - Tổng cục DTNN
- Đánh giá thực hiện công tác đầu tư xây dựng hệ thống kho.
Nhìn chung, tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kho chưa đáp ứng yêu cầu đề ra do các nguyên nhân chủ yếu như sau:
+ Chất lượng công tác quản lý dự án trong các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện đầu tư, thực hiện đầu tư chưa tốt. Công tác chuẩn bị đầu tư thường kéo dài do thủ tục đầu tư liên quan đến nhiều cơ quan của địa phương; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng kéo dài. Công tác tổ chức đấu thầu (lập, trình duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu) còn kéo dài, chưa đảm bảo yêu cầu.
+ Năng lực cán bộ điều hành dự án chưa tương xứng với yêu cầu của dự án, nhiều đơn vị thiếu cán bộ chuyên môn về xây dựng, dẫn đến quản lý kém, chưa
nghiên cứu kỹ lưỡng được tính khả thi của dự án, các yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ.
+ Tiến độ cấp vốn đầu tư hàng năm quá thấp so với yêu cầu, tổng số vốn cấp cho các dự án đến năm 2011 đạt 25,03% so với tổng mức đầu tư được duyệt, cơ chế chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thay đổi liên tục, năng lực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của các cấp nhiều còn hạn chế về trình độ và số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu.
+ Về công nghệ bảo quản: Lần đầu thực hiện chuyển giao công nghệ mang yếu tố nước ngoài còn lúng túng về hồ sơ, thủ tục, về năng lực quan hệ quốc tế.
+ Về thanh lý: việc thanh lý các điểm kho chậm do vướng mắc chế định tổ chức thực hiện và do các dự án đầu tư chưa đủ vốn thực hiện nên chưa có năng lực hoàn thành bổ sung sức chứa thay thế kho thanh lý.
2.2.2. Hệ thống Nhà văn phòng của Tổng cục DTNN
Hệ thống Nhà văn phòng của các Cục DTNN khu vực thuộc Tổng cục DTNN được xây dựng từ những năm 1990 của thế kỷ trước, đến nay đã xuống cấp, diện tích phòng làm việc và các khu phụ trợ nhỏ, chật chội, không bảo đảm theo tiêu chuẩn về trụ sở làm việc theo Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 147/1999/QĐ-TTg ngày 05/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Kết quả thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống nhà Văn phòng các Cục DTNN khu vực (sau đây viết tắt là Cục DTNNKV) trong những năm qua theo bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2: Thống kê đầu tư và xây dựng hệ thống nhà văn phòng giai đoạn 2007 - 2011
TT HỆ THỐNG NHÀ VĂN PHÒNG
Năng lực thiết kế
(m2)
Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)
Tổng số vốn đã cấp đến 2011
(tỷ đồng)
Tổng cộng (A + B) 17.700 197,50 23,60
A Công trình chuyển tiếp 8.500 86,00 21,80
1 Cục DTNNKV Nam Tây Nguyên 2.200 23,00 6,20 2 Cục DTNNKV Đông Bắc 2.500 29,00 5,60
3 Cục DTNNKV Hà Bắc 2.300 26,00 2,00
4 Cục DTNNKV Tây Nam Bộ 1.500 8,00 8,00
B Công trình chuẩn bị đầu tư 9.200 111,50 1,80
1 Cục DTNNKV Nghĩa Bình 2.300 27,50 0,20 2 Cục DTNNKV Bắc Tây Nguyên 2.200 27,00 0,20 3 Cục DTNNKV Nam Trung bộ 2.400 29,00 0,20
4 Cục DTNNKV Tây Bắc 2.300 28,00 1,20
Nguồn: Vụ Tài vụ - Quản trị - Tổng cục DTNN
Đầu tư xây mới nhà văn phòng các Cục DTNNKV trên địa bàn các tỉnh, thành phố là nhằm đáp ứng cho yêu cầu làm việc của cơ quan hành chính sự nghiệp, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, đồng thời đảm bảo phù hợp với quy hoạch hạ tầng của địa phương.
- Đánh giá thực hiện công tác đầu tư xây dựng hệ thống nhà văn phòng:
Tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kho chưa đáp ứng yêu cầu đề ra do các nguyên nhân chủ yếu như sau:
+ Công tác chuẩn bị đầu tư thường kéo dài do thủ tục đầu tư liên quan đến
nhiều cơ quan của địa phương; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng kéo dài. Công tác tổ chức đấu thầu (lập, trình duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu) còn kéo dài, chưa đảm bảo yêu cầu.
+ Năng lực cán bộ điều hành dự án chưa tương xứng với yêu cầu của dự án, nhiều đơn vị thiếu cán bộ chuyên môn về xây dựng, dẫn đến quản lý kém, chưa nghiên cứu kỹ lưỡng được tính khả thi của dự án, các yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ.
+ Tiến độ cấp vốn đầu tư hàng năm quá thấp so với yêu cầu, giai đoạn chuẩn bị đầu tư thường được ghi vốn ít, chỉ dành chủ yếu cho công tác thi tuyển kiến trúc, lập dự án; không đủ kinh phí để đền bù giải phóng mặt bằng. Công tác quản lý dự án chưa tốt, một số dự án phải điều chỉnh lại thiết kế; tổng dự toán tính chưa chính xác, không phù hợp với giá cả thị trường; mặt khác cơ chế chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thay đổi nhiều; hướng dẫn thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, xây dựng, đầu tư chưa đồng bộ và chưa kịp thời dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án.