CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CỦA TỔNG CỤC DTNN
3.3. Một số kiến nghị
Triển khai thực hiện một dự án đầu tư là một quá trình liên tục và thường xuyên diễn ra trong một thời gian khá dài, do đó rất cần có một cơ chế, chính sách quản lý đầu tư và xây dựng tương đối ổn định. Tuy nhiên trong thực tế, các quy định liên quan đến công tác quản lý đầu tư và xây dựng thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý và tiến độ triển khai thực hiện dự án. Để hoàn thiện ngày càng tốt hơn công tác quản lý đầu tư và xây dựng tại Tổng cục DTNN, luận văn đưa ra một số kiến nghị như sau:
1. Kiến nghị với Bộ Tài chính
- Sớm thành lập Vụ Quản lý Đầu tư và Xây dựng cơ bản thuộc Tổng cục DTNN, đây một đơn vị độc lập, có chuyên môn về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản giúp cho Tổng cục DTNN thực hiện được Chiến lược phát triển dự trữ và Quy hoạch tổng thể hệ thống kho quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Về vốn:
+ Cấp đủ vốn đầu tư xây dựng (nguồn NSNN hàng năm) cho Tổng cục DTNN để thực hiện đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt.
+ Cho phép Tổng cục DTNN được chuyển quyền sử dụng đất và bán thanh lý tài sản trên đất đối với các vùng kho thuộc diện thanh lý để bổ sung vốn đầu tư xây dựng cho các dự án của đơn vị.
2. Kiến nghị đối với Tổng cục DTNN
- Cho chủ trương để các Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án riêng, không thực hiện theo phương thức kiêm nhiệm như hiện nay.
- Quy định rõ các tiêu chí về chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ, bao gồm cả trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng loại cán bộ trong Ban quản lý dự án, tránh tình trạng như hiện nay đội ngũ làm việc vừa thiếu năng lực vừa yếu hoặc
không có chuyên môn. Quy định nguồn kinh phí bảo đảm cho quá trình hoạt động của Ban quản lý dự án, phương thức trả lương cho các thành viên của Ban quản lý dự án.
- Trước mắt cần hoàn thiện tổ chức bộ máy Phòng Quản lý Đầu tư và Xây dựng cơ bản để thực hiện tốt nhất công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của ngành, trong thời gian chờ ý kiến của Bộ Tài chính về thành lập Vụ Quản lý Đầu tư và Xây dựng cơ bản thuộc Tổng cục DTNN.
- Thường xuyên cử cán bộ làm công tác đầu tư xây dựng theo học các lớp bồi dưỡng của các Bộ, ngành về xây dựng cơ bản và đấu thầu; các khóa học về tin học, ngoại ngữ để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ.
3. Tăng cường trách nhiệm và quyền hạn cho Chủ đầu tư
- Do không nhận thức rõ về quyền hạn và trách nhiệm của mình mà một số Chủ đầu tư đã vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng khi tự thay đổi các hạng mục công trình làm ảnh hưởng đến quy mô của dự án và tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy cơ quan quản lý cần giao trách nhiệm và quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của Chủ đầu tư; giao cho Chủ đầu tư khi gặp những bất thường, những phát sinh mà cơ quan khảo sát, thiết kế hoặc thị trường không đáp ứng được thì có quyền được thay đổi cho phù hợp với miễn là mục tiêu của dự án không thay đổi, giá công trình không vượt tổng dự toán được duyệt.
- Có thể coi Chủ đầu tư là đại diện duy nhất của Nhà nước làm chủ dự án; do đó Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn bộ về dự án. Theo quy định hiện nay Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế chi tiết, bản vẽ thi công, và tổng dự toán các hạng mục công trình, nhưng phải đảm bảo phù hợp với thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư đã được duyệt.
- Quy định cụ thể các tiêu chí và điều kiện đối với Chủ đầu tư để đảm bảo Chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn về xây dựng cơ bản và quản lý dự án.
4. Tăng cường giám sát, quản lý đấu thầu và chỉ định thầu trong đầu tư và xây dựng, trách nhiệm của nhà thầu xây dựng
Nên hạn chế số dự án được chỉ định thầu, tăng mạnh số dự án phải qua đấu
thầu và đấu thầu công khai. Tình trạng thất thoát vốn đầu tư và giảm chất lượng công trình phần lớn là do có sự thông đồng giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu, đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước.
Đồng thời, cũng nên giảm hơn nữa sự can thiệp của Nhà nước vào công tác đấu thầu, phân cấp nhiều hơn cho Chủ đầu tư.
5. Chế tài thưởng, phạt
Quy định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý đầu tư và xây dựng khi để xảy ra tình trạng lãng phí và thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước do vi phạm các quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Nói chung, phải có chế tài ràng buộc đối với tất cả các cấp, các ngành và các cá nhân được phân cấp và uỷ quyền ở tất cả các khâu, từ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (làm cơ sở để phân cấp đầu tư) đến chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổ chức đấu thầu, thi công dự án, theo dõi, đánh giá, nghiệm thu dự án ...
Cần có điều khoản về xử phạt đối với các khâu công việc sau:
- Thực hiện không đúng trình tự đầu tư và xây dựng, để xảy ra tình trạng lãng phí và thất thoát vốn đầu tư XDCB của Nhà nước.
- Các dự án không thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng, dẫn tới phải bổ sung, sửa đổi nhiều lần về giá, khối lượng thực hiện dự án và phương án đền bù giải phóng mặt bằng.
- Các dự án triển khai chậm do nguyên nhân chủ quan ... Quy định một số nguyên tắc chế tài đối với trường hợp vi phạm trong đấu thầu.
PHẦN KẾT LUẬN
Xuất phát từ tình hình thực tế của ngành dự trữ, vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu sau thời gian học tập tại Khoa Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, từ kinh nghiệm của bản thân và mong muốn được hoàn thiện thêm kiến thức trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư và xây dựng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục DTNN". Trên cơ sở lý thuyết về quản lý đầu tư, xây dựng và phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư và xây dựng tại Tổng cục DTNN trong thời gian gần đây, luận văn đã nêu ra những hạn chế, những điểm còn tồn tại ở từng khâu trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng của đơn vị. Từ đó nghiên cứu sâu thêm về các quy định của Nhà nước, các Bộ, ngành và Tổng cục DTNN, để trình bày tại luận văn một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng cho các dự án triển khai trong giai đoạn những năm tiếp theo.
Mặc dù, nội dung luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, tìm ra nguyên nhân những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng của đơn vị và từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, đây là một vấn đề hết sức phong phú và phức tạp, còn rất nhiều khía cạnh cả về lý thuyết lẫn thực tiễn cần phải nghiên cứu và hoàn thiện. Với thời gian và trình độ còn hạn chế, kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ đưa ra được một số đóng góp nhất định, chắc chắn còn phải tiếp tục nghiên cứu sâu, rộng thêm.
Kết quả của đề tài là sự nỗ lực cố gắng của bản thân, song sẽ không thể hoàn thành được nếu thiếu được sự chỉ bảo, hướng dẫn và của các Thầy, Cô giáo và sự đóng góp, cung cấp tài liệu thực tế các đồng nghiệp trong đơn vị. Nhân đây tôi xin trân trọng cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các bạn đồng nghiệp và đặc biệt cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Tiến sĩ Ngô Trần Ánh đã giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Cao Văn Bản (2011), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát, đánh giá dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Bộ Tài chính (2007), Hệ thống các chính sách, chế độ quản lý tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.
3. Viện sỹ, TSKH Nguyễn Văn Đáng (2005), Quản lý dự án, Nhà xuất bản Đồng Nai.
4. Trần Thu Hà (2005), Bài giảng môn quản lý dự án, Đại học Bách khoa Hà Nội.
5. TS. Ngô Minh Hải (2004), Quản lý đấu thầu, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội.
6. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Lập dự án Đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – TS. Từ Quang Phương (2004), Giáo trình Kinh tế Đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. TS. Từ Quang Phương (2005), Giáo trình Quản lý Dự án Đầu tư, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
9. TS. Đặng Minh Trang (2004), Tính toán dự án đầu tư, Nhà xuất bản Thống kê.
10. Trang Web Bộ Xây dựng: www.moc.gov.vn
11. Trang Web Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn 12. Trang Web Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn
13. Trang Web Tổng cục DTNN: www.dtnn.gov.vn 14. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 15. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 16. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005
17. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội
18. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng 19. Các Thông tư, Quyết định, văn bản hướng dẫn Nghị định số 85/2009/NĐ-CP
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
20. Các Nghị định của Chính Phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP;
số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; số 49/2008/NĐ-CP ngày 14/4/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP
21. Các Thông tư của Bộ Xây dựng: số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình
22. Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
23. Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia
24. Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tướng chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính
25. Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 28/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển Dự trữ Quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
26. Các số liệu, tài liệu cập nhật cụ thể tại Tổng cục DTNN năm 2007 đến năm 2011
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Đề tài: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục DTNN.
Tác giả luận văn: Nguyễn Việt Hà.
Khóa học: Cao học quản trị kinh doanh 2009 – 2011.
Người hướng dẫn: Tiến sỹ Ngô Trần Ánh.
Nội dung tóm tắt:
a. Lý do chọn đề tài:
Dự trữ Quốc gia là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh; tham gia bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất bức thiết khác của Nhà nước.
Với vị trí quan trọng của hệ thống DTNN, trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở vật chất của ngành dự trữ đã được Nhà nước đầu tư theo hướng hiện đại và tiên tiến. Do đó, việc hoàn thiện công tác quản lý về đầu tư và xây dựng của Tổng cục DTNN trong thời gian tới là vấn đề cần phải làm ngay, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước
a. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết về quản lý đầu tư và xây dựng. Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình đầu tư và xây dựng, công tác quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng trong những năm vừa qua ở Tổng cục DTNN. Những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục để tiếp tục đổi mới và phát triển. Từ các kết quả phân tích trên luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục Dự trữ Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới.
- Đối tượng nghiên cứu: Tổng cục DTNN.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào lĩnh vực đầu tư và xây dựng tại Tổng cục DTNN trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2011
c. Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:
- Tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý đầu tư và xây dựng, công tác quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng trong giai đoạn 2007 – 2011 tại Tổng cục DTNN.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục Dự trữ Nhà nước bao gồm: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng cục DTNN và Ban QLDA; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; hoàn thiện công tác kế hoạch hóa về đầu tư xây dựng;
nâng cao chất lượng lập, thẩm định dự án đầu tư, công tác đấu thầu, công tác giám sát và quản lý chất lượng dự án xây dựng.
d. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, đồng thời kết hợp với tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn tại Tổng cục DTNN và các đơn vị trong ngành để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài
e. Kết luận:
Bản luận văn này với đề tài “Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục Dự trữ Nhà nước” đã thực hiện: tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết về quản lý đầu tư và xây dựng. Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình đầu tư và xây dựng, công tác quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng trong giai đoạn 2007 – 2011 tại Tổng cục DTNN. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế về lý luận cũng như thực tế, bản luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn cùng quan tâm.
THESIS SUMMARY
Topic: Recommendations of several solutions to complete management of investment and construction in General Department of State Reserves
Author: Nguyen Viet Ha
Course: Master of business management 2009-2011 Instructor: Dr. Ngo Tran Anh
Summary:
a. Background:
National Reserves are strategic reserves of the State, that are used to actively respond to urgent requirements of preventing and reducing impacts of national disasters such as fires, epidemics…; ensuring national defense and security;
contributing to market stabilization and to macro economic stability and implementing other sudden missions assigned by the State.
With important role of State Reserves in the economy, during recent years, physical facilities of Reserve System have been invested in modern and advanced manner. Therefore, completion of investment and construction management in General Department of State Reserves in the time to come becomes urgent issue in order to contribute to national sustainable growth and development.
b. Study purpose, target and scope of the thesis
- Study purpose: To clarify theory as well as practice in investment and construction management. To analyze and assess real situation of investment and construction, management of investment and construction activities during recent years in General Department of State Reserves to identify achievements as well as standing issues to be addressed for further development. Based on such analyses, several solutions to complete management of investment and construction in General Department of State Reserves are suggested to meet requirements in the next development period.
- Study target: General Department of State Reserves
- Study scope: investment and construction activities of General Department of State Reserves in the period of 2007-2011.