Thực chất, mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí nam định (Trang 21 - 24)

1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1. Thực chất, mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1.1. Thc cht v phân tích tài chính doanh nghip

Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.

Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để nhận biết phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.

1.2.1.2. Mc đích ca phân tích tài chính doanh nghip

- Nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về mặt tài chính theo các tiêu chí:

+ An toàn tài chính (Khả năng thanh toán và khả năng quản lý nợ).

+ Hiệu quả tài chính (Khả năng sinh lời và khả năng quản lý tài sản).

+ Tổng hợp tình hình tài chính (Đẳng thức DuPont).

- Tìm hiểu, giải thích nguyên nhân đứng đằng sau thực trạng đó.

- Đề xuất giải pháp cải thiện vị thế tài chính của doanh nghiệp.

1.2.1.3. Nhim v ca phân tích tài chính doanh nghip

- Kiểm tra và đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính đã xây dựng

Vũ Th Dip 21 Cao hc QTKD 2009 - 2011 - Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó.

- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại yếu kém và khai thác các tiềm năng của tình hình tài chính doanh nghiệp.

1.2.1.4. Ý nghĩa ca phân tích tài chính doanh nghip.

Thông tin tài chính của doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm như nhà quản lý tại doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng…Phân tích tài chính giúp cho tất cả các đối tượng này có thông tin phù hợp với mục đích của mình, trên cơ sở đó họ có thể đưa ra các quyết định hợp lý trong kinh doanh. Tuy nhiên mỗi cá nhân, tổ chức sẽ quan tâm đến tình hình tài chính dưới những góc độ khác nhau vì vậy phân tích tài chính cũng có những ý nghĩa khác nhau đối với từng cá nhân, tổ chức. Cụ thể như:

Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp:

Phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban giám đốc, dự báo kế hoạch tài chính như: Kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý.

Mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị doanh nghiệp là tìm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều mục đích khác nhau như: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được các mục tiêu trên đây nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là hai mục đích cơ bản: Kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn lực và buộc phải đóng cửa, mặt khác nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng sẽ bị ngừng hoạt động và buộc phải đóng cửa.

Vũ Th Dip 22 Cao hc QTKD 2009 - 2011 Như vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp cần phải có đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá đúng đắn tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, rủi ro và dự toán chính xác tình hình tài chính để đề ra chính sách phát triển phù hợp.

Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng:

Phân tích tài chính của doanh nghiệp giúp cho họ nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Mối quan tâm của họ chủ yếu nhận biết khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Ngoài ra các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến vốn chủ sở hữu, đó chính là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Không mấy ai sẵn sàng cho vay nếu các thông tin cho thấy người vay không đảm bảo chắc chắn khoản vay sẽ được thanh toán đúng hạn. Người cho vay cũng rất quan tâm đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, vì đó là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay dài hạn.

Đối với các nhà cung cấp vật tư thiết bị, hàng hoá dịch vụ:

Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ nhận biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó có thể quyết định bán hàng hay không bán hàng, áp dụng phương thức thanh toán hợp lý để có thể thu hồi tiền bán hàng nhanh chóng.

Đối với các nhà đầu tư:

Phân tích tài chính giúp họ nhận biết tình hình thu nhập của vốn chủ sở hữu, lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, đó chính là căn cứ quan trọng trong việc ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Mối quan tâm của các nhà đầu tư hướng vào các yếu tố như: Sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lợi, khả năng thanh toán vốn…Vì vậy họ cần những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của

Vũ Th Dip 23 Cao hc QTKD 2009 - 2011 doanh nghiệp, đồng thời các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến việc điều hành và tính hiệu quả của công tác quản lý. Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư.

Đối với khách hàng:

Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ đánh giá khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp để quyết định có ứng trước tiền hàng hay không.

Đối với người lao động trong doanh nghiệp:

Phân tích tài chính giúp họ hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp, nắm bắt được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, từ đó nâng cao trách nhiệm đối với công việc mà họ đảm nhận, giúp họ đánh giá được thu nhập của bản thân sẽ tăng lên hay giảm đi.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước như tài chính, ngân hàng, kiểm toán, thuế…:

Phân tích tài chính giúp cho việc kiểm tra, giám sát, kiểm toán, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về tài chính, kế toán, thuế và kỷ luật tài chính, tín dụng, ngân hàng…

Tóm lại, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính, nó có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau, nhằm nhiều mục đích khác nhau. Chính vì lẽ đó phân tích tài chính thực sự có ích và cần thiết với nhiều đối tượng.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí nam định (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)