Giải pháp 5: Thay đổi cơ cấu vốn là giảm nợ vay, tăng vốn CSH

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí nam định (Trang 104 - 107)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP XĂNG DẦU DẦU KHÍ NAM ĐỊNH

3.3. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty CP xăng dầu dầu khí Nam Định

3.3.5. Giải pháp 5: Thay đổi cơ cấu vốn là giảm nợ vay, tăng vốn CSH

Hiện nay nợ vay của công ty chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Điều này giúp cho công ty có thể kiếm được lãi nhiều nhưng chi phí lãi vay với những khoản vay phải trả lãi lớn đồng thời công ty có thể gặp phải rủi ro nhiều. Vì vậy công ty cần xác định nguồn vay ở đâu và mức vay nợ bao nhiêu để vừa có được lượng vốn vay phục vụ cho SXKD vừa giảm bớt được rủi ro có thể gặp phải. Vì vậy, phương án cơ cấu vốn tối ưu: giảm vốn vay tăng vốn chủ sở hữu sẽ giảm được chi phí lãi vay, giảm thiểu rủi ro tài chính làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

3.3.5.2. Nội dung giải pháp

Hiện tại doanh nghiệp đang vay chủ yếu ở các ngân hàng là: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng công thương Việt Nam. Lãi suất vay ngân hàng ngày càng tăng lên vì vậy doanh nghiệp nên giảm bớt khoản vay tại ngân hàng mà tìm thêm những nguồn vay khác có lãi suất thấp hơn hoặc không phải chịu lãi. Trong nợ phải trả của công ty thì phần lớn là nợ phải trả người bán và vay ngắn hạn. Ngoài ra còn có nợ phải trả người lao động và thuế phải nộp. Nếu duy trì được

Vũ Th Dip 104 Cao hc QTKD 2009 - 2011 các khoản chiếm dụng đối với người bán thì sẽ rất có lợi cho công ty vì những khoản này không phải chịu chi phí. Muốn tiếp tục được duy trì khoản chiếm dụng này thì công ty phải có uy tín trong thanh toán đối với nhà cung cấp, phải có sự tăng trưởng vững chắc, ổn định về doanh thu và lợi nhuận. Công ty cần tìm thêm các nguồn cho vay không lãi hoặc lãi suất thấp và cố gắng tăng cường vốn chủ sở hữu thêm để giảm được rủi ro có thể gặp phải.

3.3.5.3. Hiệu quả đạt được

Công ty có thể chiếm dụng vốn của người khác hoặc vay các đơn vị khác với lãi suất thấp hoặc không có lãi đồng thời kêu gọi thêm vốn chủ sở hữu giúp giảm được rủi ro cho công ty và có lãi. Giả định doanh nghiệp vay không lãi hoặc với lãi suất thấp ở các đơn vị khác và giảm được nguồn vay từ các ngân hàng với lãi suất cao giúp cho lãi vay giảm xuống 25% nghĩa là lãi vay phải trả còn là 323.822.189 đồng và đồng thời bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu với mong muốn hệ số nợ trên tổng tài sản đạt 40%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì ta có kết quả thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.7

BẢNG KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NỢ VAY, TĂNG VỐN CSH

Đơn vị: Đồng TT Chỉ tiêu Trước điều

chỉnh Sau khi điều chỉnh

Chênh lệch

Tuyệt đối %

(A) (B) (1) (2) (3)=(2)-(1) (4)=(3)/(1)

1 Nợ phải trả 28.437.009.771 21.015.522.886 -7.421.486.885 -26,10 2 Nguồn vốn chủ sở hữu 24.101.797.443 16.680.310.558 -7.421.486.885 -30,79 3 Tổng cộng nguồn vốn 52.538.807.214 52.538.807.214 0 0,00

4 EBIT 10.472.287.414 10.472.287.414 0 0,00

5 Lãi vay 431.762.918 323.822.189 -107.940.729 -25,00

6 Hệ số nợ (1)/ (3) 0,54 0,40 -0,14 -26,10

7 Khả năng thanh toán lãi

vay (4)/(5) 24,25 32,34 8,09 33,35

Vũ Th Dip 105 Cao hc QTKD 2009 - 2011 Từ bảng trên cho thấy hệ số nợ giảm từ 0,54 xuống 0,4 và khả năng thanh toán lãi vay tăng lên so với trước thay đổi là 33,35% giúp cho doanh nghiệp nâng cao được khả năng tự chủ về tài chính và giảm được rủi ro có thể gặp phải.

Tóm tắt chương 3

Dựa trên những cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Nam Định và định hướng phát triển của ngành dầu khí nói chung và của công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Nam Định nói riêng, nội dung của chương 3 đã nêu được các giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty.

Các giải pháp bao gồm:

Giải pháp 1: Tăng doanh thu bán hàng kết hợp giảm chi phí Giải pháp 2: Giảm khoản phải thu

Giải pháp 3: Giảm hàng tồn kho

Giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

Giải pháp 5: Thay đổi cơ cấu vốn là giảm nợ vay, tăng vốn chủ sở hữu

Hiệu quả sau khi thực hiện các giải pháp là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty sẽ được cải thiện rõ rệt. Cụ thể là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, khả năng sinh lời cao, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và nguồn vốn. Tuy nhiên để thực hiện các giải pháp trên cần có sự nỗ lực cố gắng của ban lãnh đạo công ty và sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp giữa các phòng ban chức năng có liên quan trong công ty. Bên cạnh đó để cải thiện tình hình tài chính của công ty đòi hỏi phải có sự cố gắng áp dụng nỗ lực tất cả các giải pháp, có như thế mới đạt được các mục tiêu đề ra. Một doanh nghiệp phát triển tốt phải là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay có lãi và ngày một tăng trưởng. Một nền tài chính vững mạnh là một mục tiêu hàng đầu mà tất cả các doanh nghiệp đều theo đuổi.

Vũ Th Dip 106 Cao hc QTKD 2009 - 2011

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí nam định (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)