Phương pháp phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí nam định (Trang 35 - 38)

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.

Lựa chọn phương pháp phân tích tài chính là một nội dung cơ bản của công tác phân tích tài chính trong các doanh nghiệp, là chìa khóa để cung cấp thông tin cho nhà quản trị theo các lợi ích khác nhau. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng bộ phận, từng doanh nghiệp khác nhau trong quá trình phân tích có thể vận dụng những phương pháp cho phù hợp với mục đích của việc nghiên cứu.

Có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp như:

- Phương pháp so sánh

Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo cả điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, nội dung tính chất và đơn vị tính toán...) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân; nội dung so sánh bao gồm:

+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Vũ Th Dip 35 Cao hc QTKD 2009 - 2011 + So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

+ So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của các ngành của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được.

+ So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh với chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.

- Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích

Khi phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu phân tích theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm. Sau đó mới tiến hành xem xét so sánh mức độ làm được của từng bộ phận giữa các kỳ phân tích so với kỳ gốc và mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận với tổng thể cũng như xem xét tiến độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận vào kết quả chung.

Bằng cách xem xét chỉ tiêu phân tích theo các hướng khác nhau, các nhà phân tích sẽ nắm được tác động của các giải pháp mà doanh nghiệp đã áp dụng trong từng thời gian, từng địa điểm, từng bộ phận. Từ đó tìm cách cải tiến các giải pháp cũng như điều kiện vận dụng từng giải pháp một cách phù hợp có hiệu quả.

- Phương pháp loại trừ

Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó, nhà phân tích phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Đặc trưng nổi bật của phương pháp này là luôn đặt đối tượng phân tích vào các trường hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp này dựa trên chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ, cố nhiên là sự biến đổi của đại lượng tài chính. Về ngưỡng nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các

Vũ Th Dip 36 Cao hc QTKD 2009 - 2011 ngưỡng, các định mức, để nhận xét đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu.

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình.

- Phương pháp liên hệ cân đối

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như quan hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn hình thành tài sản, giữa thu chi và kết quả… điều đó dẫn đến sự cân bằng về mức biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chúng. Dựa vào mối quan hệ cân đối này người phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích.

Phương pháp này đòi hỏi mối quan hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích là mối quan hệ lỏng (mối quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số).

- Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Điều kiện áp dụng phương pháp là mối quan hệ giữa nhân tố cần đo ảnh hưởng và chỉ tiêu phân tích phải thể hiện được dưới dạng công thức. Ngoài ra việc sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác đinh ảnh hưởng của chúng đối với các chỉ tiêu phân tích phải theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Trình tự thay thế các nhân tố phải tuân theo nguyên tắc nhất định vừa phù hợp với ý nghĩa của hiện tượng nghiên cứu vừa phải đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ về thực chất của các nhân tố.

Vũ Th Dip 37 Cao hc QTKD 2009 - 2011 Các bước thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

+ Bước 1: Sơ bộ phân tích về mặt lý luận mối quan hệ giữa các nhân tố và chỉ tiêu kết quả và phân loại các nhân tố thành nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng.

+ Bước 2: Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự nhân tố đứng sau chât lượng hơn nhân tố đứng trước.

X = a * b * c Số liệu kế hoạch: X0 = a0 *b0 *c0

Số liệu thực tế: X1 = a1 *b1 *c1

+ Bước 3: Lập các tích số trung gian và ở mỗi tích số sau, chỉ tiêu báo cáo được thay thế tương ứng cho chỉ tiêu kế hoạch.

X01 = a1 *b0 *c0 X02 = a1 *b1 *c0 X03 = a1 *b1 *c1

+ Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách lấy tích số thứ hai trừ đi tích số thứ nhất, tích số thứ ba trừ đi tích số thứ hai…

Xa = (a1 *b0 *c0) – (a0 *b0 *c0) Xb = (a1 *b1 *c0) – (a1 *b0 *c0)

Xc = (a1 *b1 *c1) – (a1 *b1 *c0)

Như vậy, khi có n nhân tố thì có (n-1) lần thay thế tức là lập được (n-1) tích số trung gian. Khi thay đổi trình tự thay thế thì mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sẽ thay đổi, còn tổng mức độ ảnh hưởng của chúng thì không đổi.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí nam định (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)