CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP XĂNG DẦU DẦU KHÍ NAM ĐỊNH
3.3. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty CP xăng dầu dầu khí Nam Định
3.3.1. Giải pháp 1: Tăng doanh thu bán hàng kết hợp giảm chi phí
Doanh thu và chi phí là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đạt được mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp cần có các giải pháp để tăng doanh thu và giảm chi phí.
3.3.1.2. Nội dung giải pháp
Để đạt được mục tiêu trên công ty cần thực hiện tốt các biện pháp tăng doanh thu và giảm chi phí
Vũ Thị Diệp 92 Cao học QTKD 2009 - 2011 a/ Biện pháp tăng doanh thu
- Tìm kiếm thị trường mới và khách hàng mới tiềm năng trên thị trường. Hiện nay thị trường của công ty chủ yếu là ở địa bàn của tỉnh Nam Định và một số huyện. Hệ thống cửa hàng đại lý của công ty còn ít hơn rất nhiều so với các công ty xăng dầu khác như công ty CP xăng dầu Hà Nam Ninh, công ty xăng dầu Quân đội.
Do vậy, công ty cần mở rộng thêm nhiều đại lý hơn nữa ra các huyện để đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ từ đó tăng doanh thu.
- Tiếp tục đầu tư mới, mua lại, nâng cấp hệ thống cửa hàng bán lẻ để tăng cường hệ thống phân phối, nâng cao năng lực bán hàng và văn minh thương mại của hệ thống theo đúng định hướng của Tập đoàn.
- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường, tổ chức thực hiện công tác tiếp thị tại tất cả hệ thống các cửa hàng đại lý bán lẻ của công ty.
- Xây dựng hệ thống phân phối trung gian trên cơ sở rà soát kỹ để lựa chọn các đối tượng đủ điều kiện và uy tín trong kinh doanh để sử dụng làm Tổng đại lý tại địa bàn các huyện trong tỉnh, thực sự trở thành những điểm phân phối hàng đầu tại các địa phương này. Trên cơ sở đó có thể mở rộng mạng lưới bán hàng ra ngoài các tỉnh lân cận.
- Triển khai đồng bộ chương trình Thẻ xăng dầu trên hệ thống cửa hàng trực thuộc và đại lý có uy tín để gia tăng sản lượng bán lẻ cao hơn mức tăng trưởng tự nhiên, tích cực hưởng ứng chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ. Mặt khác hình thành thói quen mới theo hướng văn minh, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng khi mua hàng hoá, dịch vụ tại hệ thống của Petrolimex.
- Trong tình trạng cạnh tranh giữa các công ty xăng dầu gay gắt, quyết liệt như hiện nay công ty cần phải chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng
- Công ty cần có hệ thống chuyên trách nghiên cứu khách hàng và thị trường mới để thu thập đầy đủ các thông tin về khách hàng và thị trường, tập trung vào công tác điều tra và dự báo thị trường một cách thường xuyên, kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra.
Vũ Thị Diệp 93 Cao học QTKD 2009 - 2011 b/ Biện pháp giảm chi phí.
Khi doanh nghiệp giảm được một lượng chi phí trong kinh doanh thì số tài sản lưu động cần có để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng giảm xuống. Chi phí sản xuất kinh doanh gồm biến phí và định phí. Do vậy, công ty giảm chi phí nào để tăng lợi nhuận.
- Biến phí của công ty gồm chi phí bảo quản, lưu giữ hàng tồn kho tại kho trung chuyển, chi phí bán hàng và chi phí từ hoạt động tài chính, hoạt động khác.
Đối với chi phí biến đổi công ty nên giảm tốc độ tăng của chi phí bảo quản, lưu giữ.
Xây dựng định mức nội bộ các khoản mục chi phí dựa trên định mức cho phép của Nhà nước, hạn chế các hao hụt hàng hoá trong quá trình bảo quản, thực hiện chế độ vật chất đi đôi với trách nhiệm đối với cán bộ quản lý tại kho.
+ Với biện pháp trên để tăng được lợi nhuận năm tới thì khi tăng doanh thu lên 15%, biến phí của công ty phải tăng với tốc độ nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, ước tính tăng khoảng 10,5%. Như vậy, so với tốc độ tăng của biến phí năm 2010 là 10,84%, doanh thu thuần tăng 13,23% thì công ty đã giảm được chi phí biến đổi.
- Định phí được tính bằng khấu hao tài sản cố định và chi phí quản lý doanh nghiệp. Hiện nay, chi phí quản lý của công ty đang rất cao và có xu hướng tăng qua các năm. Doanh nghiệp cần có biện pháp thích hợp quản lý chặt chẽ các chi phí tại bộ phận quản lý như chi phí công tác, đối với giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho bộ phận quản lý cần áp dụng phương pháp phân bổ dần qua các kỳ không nên phân bổ hết 1 lần làm tăng chi phí quản lý đột biến… Doanh nghiệp nên hạn chế ở mức tăng thấp hơn doanh thu thuần và thấp hơn mức tăng năm 2010 (15,87%), dự tính định phí năm 2011 tăng ở mức 12%.
c/ Hiệu quả đạt được
Để thấy rõ tác dụng của việc tăng doanh thu và giảm chi phí đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta lập bảng tính toán và phân tích với giả định năm 2011 doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng 15%, biến phí tăng 10,5% và định phí tăng lên so với năm trước là 12%.
Vũ Thị Diệp 94 Cao học QTKD 2009 - 2011 Bảng 3.2:
BẢNG PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TĂNG DOANH THU KẾT HỢP GIẢM CHI PHÍ ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP XĂNG DẦU DẦU KHÍ NAM ĐỊNH
Đơn vị: Đồng STT Chỉ tiêu Trước điều
chỉnh
Sau khi điều chỉnh
Chênh lệch
Tuyệt đối % (A) (B) (1) (2) (3)=(2)-(1) (4)=(3)/(1)
1 Doanh thu thuần 71.440.520.548 82.156.598.630 10.716.078.082 15 2 Chi phí 60.968.233.134 67.531.758.022 6.563.524.888 10,77 A Biến phí 50.177.539.190 55.446.180.805 5.268.641.615 10,5 B Định phí 10.790.693.944 12.085.577.217 1.294.883.273 12 3 EBIT (1-2) 10.472.287.414 14.624.840.608 4.152.553.194 39,65
4 Lãi vay 431.762.918 431.762.918 - 0,00
5 Lợi nhuận trước thuế=
(3)-(4) 10.040.524.496 14.193.077.690 4.152.553.194 41,36 6 Thuế thu nhập doanh
nghiệp 2.510.131.124 3.548.269.422 1.038.138.298 41,36 7 Lợi nhuận sau thuế =
(5)-(6) 7.530.393.372 10.644.808.267 3.114.414.895 41,36 8 Nợ phải trả (D) 28.437.009.771 28.437.009.771 - 0,00 9 Vốn chủ sở hữu (E) 24.101.797.443 24.101.797.443 - 0,00 10 Tổng tài sản (D+E) 52.538.807.214 52.538.807.214 - 0,00 11 Hệ số sinh lợi vốn CSH
(ROE) (7/9) (%) 31,24 44,17 15,71 50,28
12 Hệ số sinh lợi doanh thu
(ROS) (7/1) (%) 10,54 12,96 2,42 22,92
13 Vòng quay tổng tài sản
(1/10) 1,36 1,56 0,24 17,65
14 Suất sinh lợi tổng tài sản
(ROA) (7/10) (%) 14,33 20,26 5,93 41,36
15 Đòn bẩy định phí
[(DOL=(3+2b)/ 3] 2,03 1,83 -0,20 -10,05
16 Đòn bẩy tài chính(DFL)
[(3)/((3)-(4))] 1,04 1,03 -0,01 -1,21
17 Đòn bẩy tổng (DTL)
[15*16] 2,12 1,88 -0,15 -7,08
Vũ Thị Diệp 95 Cao học QTKD 2009 - 2011 Qua bảng 3.2 cho thấy:
Năm 2011 nếu doanh nghiệp tăng doanh thu thuần 15% và đồng thời chi phí biến đổi tăng 10,5% và chi phí cố định năm sau tăng so với năm trước là 12% làm cho EBIT tăng một lượng là 4.152.553.194 đồng, tương ứng tốc độ tăng là 39,65%.
Do nợ vay không đổi làm cho lãi vay không đổi và do đó lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế tăng với tốc độ tăng bằng nhau và bằng 41,36%.
Khi biến phí tăng 10,5% và chi phí cố định tăng 12% dẫn đến ROE tăng lên 50,28% tương ứng với một lượng tuyệt đối là 15,71%; hệ số sinh lợi doanh thu ROS tăng một lượng là 2,42% tương ứng với tốc độ tăng là 22,92% ; ROA tăng với mức là 5,93% tương ứng tốc độ tăng 41,36%. Đòn bẩy định phí giảm 0,2, nguyên nhân là do định phí tăng lên 12% nhỏ hơn tốc độ tăng EBIT là 39,65%. Đòn bẩy tài chính cũng giảm nhẹ 0,01 tương ứng với tốc độ giảm là 1,21%, nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế tăng mạnh với mức 41,36%. Do cả DOL và cả DFL đều giảm làm cho DTL cũng giảm với mức 0,15 tương ứng tốc độ giảm là 7,08%.
Như vậy khi tăng doanh thu đồng thời giảm tốc độ tăng của chi phí biến đổi, định phí so với tốc độ tăng chi phí của năm trước ta thấy EBIT, lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều tăng. Đòn bẩy định phí, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng đều giảm. Điều này chứng tỏ doanh thu tăng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu được rủi ro, tình hình tài chính của công ty sẽ khả quan hơn.