CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Nam Định
2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
Để xem xét hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp không thể không quan tâm đến các tỷ suất sinh lợi. Các tỷ suất này cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, khả năng sinh lợi có cao không. Cụ thể:
Từ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp ROE:
Vũ Thị Diệp 65 Cao học QTKD 2009 - 2011
Ta có:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
x
Tổng tài sản bình quân Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE = ROA x
Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân
ết
ROE =
Lợi nhuận sau thuế x
Doanh thu thuần
x
1 Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Hệ số tài trợ ROE = ROS x Năng suất sử dụng tổng tài sản x 1
Hệ số tài trợ Kết quả tính toán các chỉ tiêu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.8:
KẾT QUẢ CỦA CÁC CHỈ TIÊU
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
STT Tuyệt đối %
(A) (B) (1) (2) (3)= (2) - (1) (4) = (3)/(1)
1 Lợi nhuận sau thuế 6.039.273.839 7.530.393.372 1.491.119.533 24,69 2 Doanh thu thuần 63.092.413.618 71.440.520.548 8.348.106.930 13,23 3 Tổng tài sản bình quân 46.150.581.614 50.479.788.944 4.329.207.330 9,38 4
Nguồn vốn chủ sở hữu
17.432.322.057 21.323.157.933 3.890.835.876 22,32 bình quân
5
Năng suất tổng tài sản
1,37 1,42 0,05 3,52
(5) = (2)/(3)
6 1/Hệ số tài trợ (6) = (3)/(4) 2,65 2,37 -0,28 -10,58 7 (ROS) (7) = (1)/(2) (%) 9,57 10,54 0,97 10,12 8 (ROA) (8) = (7)*(5) (%) 13,11 14,97 1,86 14,19 9 (ROE) (9) = (7) *(5) *(6) (%) 34,74 35,47 0,73 2,10
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CP xăng dầu dầu khí Nam Định
ROE =
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hứu bình quân
ROE =
Lợi nhuận sau thuế x
Doanh thu thuần
x
Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân
Vũ Thị Diệp 66 Cao học QTKD 2009 - 2011 ROA của công ty CP xăng dầu dầu khí Nam Định năm 2010 so với năm 2009 tăng 14,19% nguyên nhân ROS tăng 10,12% và năng suất sử dụng tổng tài sản cũng tăng 3,52%. ROA là chỉ tiêu cơ bản cho biết một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lãi ròng. Chỉ tiêu này đo lường mức sinh lời của tài sản, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Căn cứ vào bảng trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng dần lên qua các năm. Năm 2009 là 13,11% tương ứng cứ một đồng tài sản tạo ra được 0,1311 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2010 tỷ suất này tăng lên 14,19% so với năm 2009, đạt 14,97% ứng với một đồng tài sản tạo ra được 0,1497 đồng lợi nhuận ròng cho công ty. Chứng tỏ công ty có những tín hiệu đáng mừng khi phản ánh đồng vốn bỏ ra ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên với kết quả đạt được như vậy công ty vẫn chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch đặt ra và kém chỉ tiêu của công ty CP xăng dầu Hà Nam Ninh.
Năm 2010 so với năm 2009 hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 2,1% (từ 34,74% lên 35,47%). Nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của 3 nhân tố:
ROS tăng 10,12%, năng suất sử dụng tổng tài sản tăng 3,52% và 1/Hệ số tài trợ qua 2 năm giảm 10,58% trong đó tốc độ tăng của 2 nhân tố ROS và năng suất tổng tài sản vẫn lớn hơn tốc độ giảm của 1/Hệ số tài trợ làm cho ROE vẫn tăng nhưng tăng nhẹ.
Bảng 2.9:
Bảng so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
ROS ROA ROE Năm
2009 Năm
2010 Năm
2009 Năm
2010 Năm
2009 Năm 2010
Kế hoạch công ty đặt ra 9,5 10,8 15,0 16,2 34,8 38,88 Công ty CP xăng dầu Hà
Nam Ninh 11,57 12,91 15,32 15,57 38,3 41,57 Kết quả đạt được công ty
CP xăng dầu dầu khí NĐ 9,57 10,54 13,11 14,97 34,74 35,47
Vũ Thị Diệp 67 Cao học QTKD 2009 - 2011 Căn cứ vào bảng 2.9 cho thấy tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu năm 2009 là 34,74% tức một đồng vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư tạo ra được 0,3474 đồng lợi nhuận ròng, sang năm 2010 tỷ suất này là 35,47% tương ứng 1 đồng vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư đem lại được 0,3547 đồng lợi nhuận ròng. ROE năm 2009 đã đạt được chỉ tiêu kế hoạch công ty đặt ra nhưng kết quả của chỉ tiêu này năm 2010 đã không đạt được chỉ tiêu kế hoạch và của công ty cổ phần Hà Nam Ninh.
Như vậy, qua phân tích có thể thấy ROE chịu ảnh hưởng của nhân tố ROA và nhân tố 1/Hệ số tài trợ nhưng thực chất ROE phụ thuộc vào 3 chỉ tiêu: ROS, Năng suất sử dụng tổng tài sản và 1/ Hệ số tài trợ. Phân tích từng chỉ tiêu sẽ cho biết ROE cao hay thấp là do tác động chủ yếu của chỉ tiêu nào.
a/ Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ROS = Lợi nhuận sau thuế
= Doanh thu thuần - Tổng chi phí - Thuế TNDN
Doanh thu thuần Doanh thu thuần
ROS2009 = 6.039.273.839
=
63.092.413.618 – 55.040.048.499 – 2.013.091.280
63.092.413.618 63.092.413.618
= 9,57%
ROS2010 = 7.530.393.372
=
71.440.520.548 – 61.399.996.052 – 2.510.131.124
71.440.520.548 71.440.520.548
= 10,54%
Hệ số sinh lợi doanh thu (ROS) cho biết tỷ lệ giữa lãi ròng với doanh thu. Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với giám đốc điều hành do nó phản ánh chiến lược giá của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động . Kết quả phân tích trên cho thấy hệ số sinh lời doanh thu năm 2009 là 9,57% tương ứng 1 đồng doanh thu thuần thì thu được 0,0957 đồng lợi nhuận ròng, năm 2010 hệ số này tăng lên đến 10,54% tương ứng 1 đồng doanh thu thuần năm 2010 thu được 0,1054 đồng lợi nhuận ròng tăng 10,12% so với năm 2009. ROS tăng lên là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế năm 2010 so với năm 2009 là 24,69% cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (13,23%). ROS năm 2009 đã đạt được chỉ tiêu kế hoạch công ty đặt ra nhưng kết quả của chỉ tiêu này năm 2010 đã không đạt được chỉ tiêu kế hoạch và của công ty cổ phần Hà Nam Ninh.
Vũ Thị Diệp 68 Cao học QTKD 2009 - 2011 + Trong đó lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng 24,69% so với năm 2009 là do doanh thu thuần tăng 13,23% trong khi tốc độ tăng của tổng chi phí năm 2010 so với năm 2009 chỉ là 11,56% với con số tuyệt đối là 6.359.947.553 đồng (từ 55.040.048.499 năm 2009 lên 61.399.996.052 năm 2010).
Phân tích ROS cũng chính là việc phân tích doanh thu và chi phí của doanh nghiệp hay nói cách khác là phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu thuần tăng hay giảm so với năm trước là do sản lượng tiêu thụ hay do ảnh hưởng của giá bán là chủ yếu. Chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Phân tích chi phí để thấy rõ tổng chi phí của doanh nghiệp chịu tác động của loại chi phí cụ thể nào.
Bảng 2.10:
BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU THUẦN QUA 2 NĂM
ĐVT: Đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Tuyệt đối %
(A) (B) (1) (2) (3)= (2) - (1) (4) =
(3)/(1) 1 Doanh thu thuần về hoạt
động bán hàng 62.891.907.256 71.079.658.906 8.187.751.650 13,02 1.1 Doanh thu tiêu thụ xăng A92 42.199.427.760 50.255.047.600 8.055.619.840 19,09
1.1.1 Sản lượng tiêu thụ (lít) 3.126.810 3.072.200 -54.610 -1,75
1.1.2 Giá bình quân năm (đồng/lít) 13.496 16.358 2.862 21,21
1.2 Doanh thu tiêu thụ dầu Diezel 20.692.479.496 20.824.611.306 132.131.810 0,64 1.2.1 Sản lượng tiêu thụ (lít) 1.800.755 1.426.246 -374.510 -20,8
1.2.2 Giá bình quân năm (đồng/lít) 11.491 14.601 3.110 27,06
2 Doanh thu hoạt động tài
chính 85.955.758 111.009.974 25.054.216 29,15
3 Thu nhập khác 114.550.604 249.851.668 135.301.064 118,11 4 Tổng doanh thu thuần 63.092.413.618 71.440.520.548 8.348.106.930 13,23
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty CP xăng dầu dầu khí Nam Định)
Vũ Thị Diệp 69 Cao học QTKD 2009 - 2011 Qua bảng trên ta thấy:
Doanh thu của cả 3 loại hoạt động của doanh nghiệp năm 2010 đều tăng so với năm 2009 trong đó thu nhập khác tăng tới 118,11%, doanh thu hoạt động tài chính tăng 29,15% nhưng doanh thu thuần từ hoạt động tiêu thụ chính của doanh nghiệp lại tăng chậm nhất có 13,02%.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty CP xăng dầu dầu khí Nam Định là hoạt động tiêu thụ xăng dầu trong khi đó doanh thu từ hoạt động này lại tăng ít nhất, nguyên nhân của tình hình này là do hai mặt hàng kinh doanh A92 và dầu Diezel có:
- Doanh thu tiêu thụ xăng A92 của năm 2010 tăng 19,09% so với năm 2009 (từ 42.199.427.760 đồng năm 2009 lên 50.255.047.600 đồng năm 2010).
Nhưng thực tế kết quả phân tích cho thấy doanh thu tiêu thụ tăng là do giá bán bình quân năm 2010 tăng 21,21% so với năm 2009 (từ 13.496 đồng/lít lên 16.358 đồng/lít) còn sản lượng tiêu thụ trong năm 2010 của công ty lại giảm 54.610 lít tương ứng 1,75%.
+ Cụ thể năm 2009 vận hành kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tạo ra hành lang để các doanh nghiệp đầu mối có thể tự chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp đầu mối đã thực hiện trích lập Quỹ bình ổn giá nhưng chưa thực sự có hiệu quả.
+ Năm 2009 là năm có số lần tăng giá nhiều nhất từ trước đến nay (9 lần) với 11 lần điều chỉnh, chỉ có 2 lần giảm giá. Hai lần giảm giá được ghi nhận với tổng cộng 850 đồng/lít diễn ra vào ngày 1/10 và 15/12. Thế nhưng, với 9 lần tăng giá, giá xăn RON 92 đã tăng từ 11.000 đồng/lít, thời điểm trước khi tăng giá lần đầu năm 2009 lên đến 16.300 đồng/lít (thời điểm 20/11/2009), mức tăng tổng cộng là 5.300 đồng/lít tương đương 48,2%. Giá bán bình quân năm xăng A92 và dầu Diezel được xác định dựa trên bảng tổng hợp sau:
Vũ Thị Diệp 70 Cao học QTKD 2009 - 2011 Bảng 2.11: Giá A92 năm 2009 Bảng 2.12: Giá dầu Diezel 2009 STT Ngày
Giá bán lẻ xăng RON
92 (đồng/lít) STT Ngày
Giá bán lẻ dầu Diezel (đồng/lít) Giá cũ Giá mới Giá cũ Giá mới 1 2/4 11.000 11.500 1 9/2 11.000 10.500 2 11/4 11.500 12.000 2 19/3 10.500 10.000 3 7/5 12.000 12.500 3 8/5 10.000 10.500 4 10/6 12.500 13.500 4 10/6 10.500 11.500 5 1/7 13.500 14.200 5 30/8 11.500 12.500 6 8/8 14.200 14.700 6 1/10 12.500 12.300 7 30/8 14.700 15.700 7 24/10 12.300 12.800 8 1/10 15.700 15.200 8 20/11 12.800 13.800 9 24/10 15.200 15.500
10 20/11 15.500 16.300 11 15/12 16.300 15.950
(Nguồn: Giadinhnet.vn; lenduong.vn; tinmoi.vn; tintuc.xalo.vn Phòng TCKT công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Nam Đinh)
- Doanh thụ tiêu thụ dầu Diezel năm 2010 tăng 0,64% so với năm 2009 tương ứng với doanh thu tuyệt đối tăng 132.131.810 đồng. Nguyên nhân của tình hình này là do sản lượng tiêu thụ dầu Diezel của công ty giảm mạnh tới 20,8% tức là từ 1.800.755 lít xuống còn 1.426.246 lít năm 2010 nhưng giá bán bình quân năm tăng 27,06% (từ 11.491 đồng/lít năm 2009 lên 14.601 đồng/lít năm 2010) đã làm tổng doanh thu tiêu thụ dầu Diezel chỉ còn là tăng nhẹ.
+ Năm 2010 trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới liên tục tăng, khan hiếm nguồn ngoại tệ cân đối cho nhập khẩu xăng dầu, biến động tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ làm cho giá vốn hàng nhập khẩu tăng. Từ tháng 3/2010 giá bán xăng dầu không tiếp cận được giá cơ sở theo đúng Nghị định 84/2009/NĐ-CP, mức chi từ Quỹ bình ổn giá không đủ bù đắp chênh lệch giữa giá bán với giá cơ sở, thuế nhập khẩu giảm nhỏ giọt, một số đơn vị đầu mối giảm lượng nhập khẩu tăng sức ép bảo đảm nguồn lên Petrolimex. Tình hình này đã tạo sức ép lên giá bán thị trường.
Giá bán bình quân năm của 2 mặt hàng được xác định dựa trên bảng số liệu sau:
Vũ Thị Diệp 71 Cao học QTKD 2009 - 2011 Bảng 2.13: Giá A92 năm 2010 Bảng 2.14: Giá dầu Diezel 2010 STT Ngày
Giá bán lẻ xăng RON
92 (đồng/lít) STT Ngày
Giá bán lẻ dầu Diezel (đồng/lít) Giá cũ Giá mới Giá cũ Giá mới 1 14/1 15950 16400 1 14/1 13800 14600 2 21/2 16400 16990 2 21/2 14600 14900 3 27/5 16990 16490 3 4/3 14900 14600
4 8/6 16490 15990 4 8/6 14600 14400
5 9/8 15990 16400 5 9/8 14400 14750
(Nguồn: lenduong.vn; tinmoi.vn; tintuc.xalo.vn
Phòng TCKT công ty CP xăng dầu dầu khí Nam Định) Như vậy, doanh thu thuần về hoạt động bán hàng của công ty năm 2010 đã tăng hơn so với năm trước nhưng nguyên nhân cụ thể của nó lại do sự tác động của giá bán trên thị trường. Đây là yếu tố không mang tính ổn định giúp doanh thu tăng trưởng bền vững bởi giá cả của xăng dầu còn phụ thuộc vào chính sách thuế nhập khẩu của Nhà nước, vào sự biến động của tình hình xăng dầu chung trên toàn thế giới…Do đó, muốn tăng doanh thu tiêu thụ không còn cách nào khác công ty cần tìm ra nguyên nhân cụ thể và có biện pháp tích cực trong việc mở rộng thị phần tiêu thụ đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ trong những năm tới.
Bảng2.15:
TỔNG HỢP CHI PHÍ QUA 2 NĂM (ĐVT: Đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
STT Tuyệt đối %
(A) (B) (1) (2) (3)= (2) - (1)
(4) = (3)/(1) 1 Giá vốn hàng bán 35.838.795.755 38.990.540.094 3.151.744.339 8,79 2 Chi phí tài chính 462.605.946 446.075.732 -16.530.214 -3,57 3 Chi phí bán hàng 10.291.962.830 12.038.955.638 1.746.992.808 16,97 4 Chi phí QLDN 8.346.328.658 9.750.545.784 1.404.217.126 16,82 5 Chi phí khác 100.355.310 173.878.804 73.523.494 73,26 6 Tổng chi phí 55.040.048.499 61.399.996.052 6.359.947.553 11,56
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty CP xăng dầu dầu khí Nam Định)
Vũ Thị Diệp 72 Cao học QTKD 2009 - 2011 Số liệu ở bảng phân tích 2.12 cho thấy: chi phí năm 2010 của hoạt động kinh tế khác tăng rất cao tới 73,26% so với năm 2009 cùng với chi phí bán hàng tăng 16,97% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 16,82% trong khi chi phí về giá vốn hàng bán của hoạt động tiêu thụ chủ yếu của doanh nghiệp lại tăng 8,79%, duy nhất chỉ có chi phí tài chính giảm nhẹ 3,57%. Do vậy, công ty cần có biện pháp thích hợp để kiểm soát chi phí.
Kết quả phân tích cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn có lãi hiệu quả kinh doanh đạt kết quả cao hơn trong năm 2010. Nhưng nhìn chung hệ số này của cả 2 năm nói chung vẫn còn là thấp đối với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp phải tìm biện pháp để tăng chỉ tiêu này lên đồng thời cần kiểm soát chi phí kịp thời và nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
b/ Phân tích năng suất sử dụng tổng tài sản
Chỉ tiêu năng suất sử dụng tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của công ty bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau.
Năng suất sử dụng
tổng tài sản = Doanh thu thuần
= Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân TSNH bình quân + TSDH bình quân
Năng suất sử dụng tổng tài sản =
1 TSNH bình quân
+ TSDH bình quân Doanh thu thuần Doanh thu thuần
Năng suất sử dụng tổng tài sản =
1 1
+
1
Năng suất TSNH Năng suất TSDH Như vậy, qua phân tích trên có thể thấy năng suất sử dụng tổng tài sản tăng khi năng suất sử dụng TSNH và năng suất sử dụng TSDH tăng và ngược lại.
Kết quả tính toán các chỉ tiêu năng suất được thể hiện ở bảng sau:
Vũ Thị Diệp 73 Cao học QTKD 2009 - 2011 Bảng 2.16:
KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT
ĐVT: Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Tuyệt đối % A B (1) (2) (3) = (2) - (1) (4) = (3)/(1)
1 Doanh thu thuần 63.092.413.618 71.440.520.548 8.348.106.930 13,23 2 Giá vốn hàng bán 35.838.795.755 38.990.540.094 3.151.744.339 8,79 3 Tổng tài sản bình quân 46.150.581.614 50.479.788.944 4.329.207.330 9,38 3.1 TSNH bình quân 28.583.090.278 29.529.173.759 946.083.481 3,31 3.1.1 Các khoản phải thu 14.977.941.177 15.876.178.558 898.237.381 6,00 3.1.2 Hàng tồn kho 7.099.923.997 6.940.813.546 -159.110.451 -2,24 3.2 TSDH bình quân 17.567.491.336 20.950.615.185 3.383.123.849 19,26
4 Năng suất tổng tài sản
(1)/(3) 1,37 1,42 0,05 3,52
4.1 Năng suất TSNH
(1)/(3.1) 2,21 2,42 0,21 9,60
4.1.1 Vòng quay các khoản
phải thu (1)/(3.1.1) 4,21 4,5 0,29 6,83
4.1.2 Kỳ thu nợ bình quân
(360/(4.1.1)) 85,46 80,00 -5,46 -6,39
4.1.3 Vòng quay hàng tồn kho
(2)/(3.1.2) 5,05 5,62 0,57 11,29
4.2 Năng suất TSDH
(1)/(3.2) 3,59 3,41 -0,18 -5,05
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty CP xăng dầu dầu khí Nam Định) Bảng 2.17:
Bảng so sánh một số chỉ tiêu năng suất
Chỉ tiêu
Vòng quay hàng
tồn kho Kỳ thu nợ Vòng quay TSCĐ Năm
2009
Năm 2010
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2009
Năm 2010 Kế hoạch công ty đặt ra 4,5 4,75 80 75 4,2 4,5 Công ty CP xăng dầu Hà
Nam Ninh 6,32 6,91 54,63 52,35 6,79 6,85
Kết quả đạt được công ty
CP xăng dầu dầu khí NĐ 5,05 5,62 85,46 80 3,59 3,41
Vũ Thị Diệp 74 Cao học QTKD 2009 - 2011 Căn cứ vào bảng trên ta thấy:
- Năng suất tổng tài sản: chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng tài sản của công ty, thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tổng tài sản mà công ty đã đầu tư. Kết quả tính toán từ bảng trên cho biết cứ 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh thì doanh thu thu thu được là 1,37 và 1,42 đồng tương ứng cho các năm 2009, 2010. Năng suất tổng tài sản của năm 2010 đã tăng so với năm 2009 là 3,52%
nguyên nhân là năng suất tài sản ngắn hạn năm sau tăng so với năm trước 9,6%
trong khi năng suất tài sản dài hạn giảm 5,05%.
- Năng suất TSNH tăng 0,21 vòng ứng với 9,6%. Nguyên nhân chủ yếu là do 3 nhân tố: vòng quay các khoản phải thu tăng 6,83% và vòng quay hàng tồn kho tăng 11,29% cao hơn tốc độ giảm của kỳ thu nợ bình quân qua 2 năm 6,39%.
+ Trong các năm 2009, 2010 hệ số của chỉ tiêu kỳ thu nợ bình quân đã giảm, cụ thể năm 2009 là 85,46 ngày/1kỳ thu nợ, sang năm 2010 là 80 ngày tương đương giảm 5,46 ngày so với năm 2009 nhưng so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra tại doanh nghiệp và so với công ty xăng dầu Hà Nam Ninh thì vẫn còn cao. Như vậy, để thực hiện được tốt hơn nữa doanh nghiệp cần có biện pháp tiếp tục rút ngắn kỳ hạn thu tiền từ các đại lý xăng dầu và khách hàng để tránh bị chiếm dụng vốn kinh doanh, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
+ Vòng quay hàng tồn kho: tăng 11,29% là một dấu hiệu tốt. Năm 2009 vòng quay hàng tồn kho đạt 5,05 vòng tương ứng số ngày cho 1 vòng quay hàng tồn kho là 71,29 ngày (360/5,05). Năm 2010 tỷ lệ này là 5,62 vòng tương ứng với 64,06 (360/5,62) ngày cho 1 vòng quay hàng tồn kho, giảm 71,29 – 64,06 = 7,23 ngày so với năm 2009. Điều này chứng tỏ hàng hoá ngày được bán ra với tốc độ tốt hơn nhưng vẫn còn thấp, mức dự trữ tương đối cao. Do đó, công ty vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí lớn cho bảo quản và lưu giữ hàng tồn kho mà đặc điểm của xăng dầu lại là loại hàng hoá nhập khẩu với chi phí về giá vốn cao chịu tác động của giá cả thị trường thế giới biến động cùng tỷ giá hối đoái. Để khắc phục điều
Vũ Thị Diệp 75 Cao học QTKD 2009 - 2011 này công ty cần có biện pháp đẩy mạnh hơn nữa việc giải quyết hàng tồn, giảm bớt đi chi phí lưu kho.
- Năng suất sử dụng TSDH: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Từ bảng trên ta thấy vòng quay TSCĐ có xu hướng giảm xuống.
Năm 2009 chỉ số này đạt 3,59, năm 2010 chỉ số này là 3,41, giảm 5,05% so với năm 2009. Nhìn chung cứ 1 đồng đầu tư vào TSCĐ doanh nghiệp thu được trên 3 đồng doanh thu. So sánh kết quả đạt được năm 2010 với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra doanh nghiệp đã sử dụng TSCĐ hiện có chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Do vậy, doanh nghiệp cần tăng hiệu quả TSCĐ hơn bằng một số giải pháp hữu hiệu.
c/ Phân tích tỷ số: 1/ Hệ số tài trợ
Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số này càng lớn, chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao và ngược lại.
Phân tích tỷ số: 1/ Hệ số tài trợ là phân tích cơ cấu nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân do sự tăng giảm của nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu.
Bảng 2.18:
KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CHỈ TIÊU 1/HỆ SỐ TÀI TRỢ
ĐVT: Đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
Tuyệt đối % 1 Tổng tài sản bình quân
(Tổng nguồn vốn bình quân) 46.150.581.614 50.479.788.944 4.329.207.330 9,38 2 Nguồn vốn vay bình quân 28.718.259.557 29.156.631.011 438.371.454 1,53
3 Nguồn vốn chủ sở hữu bình
quân 17.432.322.057 21.323.157.933 3.890.835.876 22,32 4 1/ Hệ số tài trợ (4) = (1)/(3) 2,65 2,37 -0,28 -10,58
(Nguồn : Báo cáo tài chính công ty CP xăng dầu dầu khí Nam Định)