1.4. Tài liệu dùng cho phân tích tài chính
1.4.1. Tài liệu bên trong doanh nghiệp
Tài liệu bên trong của doanh nghiệp được sử dụng cho phân tích tài chính là hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó.
Vũ Thị Diệp 38 Cao học QTKD 2009 - 2011 Báo cáo tài chính là một trong các báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc những thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm nhất định, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định; đồng thời được giải trình, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đưa ra các quyết định phù hợp.
Hệ thống các báo cáo tài chính ở nước ta bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán. Mẫu B.01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu B.02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mẫu B.03 - DN
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Mẫu B.09 - DN Vai trò của báo cáo tài chính:
- Cung cấp các chỉ tiêu kinh tế – tài chính cần thiết, giúp kiểm tra, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.
- Cung cấp những thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách, chế độ kinh tế – tài chính của doanh nghiệp.
- Cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phân tích đánh giá những khả năng và tiềm năng kinh tế – tài chính của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo và lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
Tác dụng của báo cáo tài chính:
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Dựa vào các báo cáo tài chính để nhận biết và đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình vốn, công nợ, thu
Vũ Thị Diệp 39 Cao học QTKD 2009 - 2011 chi tài chính ... để ra các quyết định cần thiết, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Đối với các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng, các đối tác kinh doanh... dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp để phân tích đánh giá thực trạng kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, để quyết định phương hướng và quy mô đầu tư, khả năng hợp tác, liên doanh, cho vay thu hồi vốn ...
- Đối với cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước. Dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá, kiểm tra và kiểm soát hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có đúng chính sách, chế độ và pháp luật không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng ...
- Nội dung báo cáo tài chính doanh nghiệp:
a/ Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)
BCĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh khái quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Kết cấu của bảng được chia thành 2 phần: tài sản và nguồn vốn
Phần tài sản của BCĐKT phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp bao gồm:
Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo bao gồm các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
b/ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định.
Vũ Thị Diệp 40 Cao học QTKD 2009 - 2011 Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần:
Phần I- Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn doanh nghiệp, kết quả hoạt động theo từng loại hoạt động kinh doanh (sản xuất kinh doanh; đầu tư tài chính; hoạt động khác).
Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước: Phản ánh các khoản thuế, các khoản phải nộp khác mà doanh nghiệp phải nộp (kỳ trước chuyển sang, phải nộp kỳ này) và đã nộp trong kỳ báo cáo.
Phần III - Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được miễn giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa.
Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ; so sánh với các kỳ trước và với các doanh nghiệp khác cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ và xu hướng vận động, nhằm đưa ra các quyết định quản lý, quyết định tài chính phù hợp.
c/ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT)
BCLCTT là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào BCLCTT, nhà quản lý có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán luồng tiền trong kỳ tiếp theo.
Nội dung BCLCTT gồm 3 phần:
Phần I - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Phản ánh toàn bộ các dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp như tiền thu từ bán hàng, thu từ các khoản phải thu, tiền trả nhà cung cấp...
Phần II - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và đầu
Vũ Thị Diệp 41 Cao học QTKD 2009 - 2011 tư ra bên ngoài. Luồng tiền này thể hiện những khoản chi phí được đầu tư để tạo ra luồng tiền trong tương lai.
Phần III - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến việc tăng giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như nhận vốn góp, phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp, đi vay vốn và hoàn trả nợ vay, trả lãi cho các bên góp vốn, trả lãi cổ phiếu.
d/ Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh các báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp được sử dụng để giải trình một cách khái quát những chỉ tiêu về tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ giúp cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan trong kiểm tra giám sát việc chấp hành các chế độ tài chính, kế toán. Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính gồm các phần sau:
+ Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp + Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp + Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính
+ Giải thích và thuyết minh tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh + Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của đơn vị
+ Phương hướng kinh doanh trong kỳ tới + Các kiến nghị
Trong nền kinh tế thị trường, đối tượng sử dụng các thông tin tài chính rất rộng rãi. Vì vậy, các báo cáo tài chính phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, số liệu phản ánh trung thực, chính xác phục vụ đầy đủ và kịp thời. Mặt khác, do báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu và rất quaGn trọng phục vụ phân tích nên doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp và chuẩn mực kế toán hiện hành.
Mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính doanh nghiệp:
Vũ Thị Diệp 42 Cao học QTKD 2009 - 2011 Các báo cáo tài chính doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau, mỗi sự thay đổi chỉ tiêu trong báo cáo này hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới báo cáo kia, trình tự đọc hiểu và kiểm tra các báo cáo tài chính phải được bắt đầu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ kết hợp với BCĐKT kỳ trước để đọc và kiểm tra BCĐKT kỳ này.