Phân tích các chỉ tiêu của hệ thống đòn bẩy

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí nam định (Trang 80 - 89)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Nam Định

2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu của hệ thống đòn bẩy

Phân tích đòn bẩy kinh doanh thực chất là phân tích mức độ ảnh hưởng của kết câu chi phí trong doanh nghiệp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đòn bẩy kinh doanh thể hiện tính mạo hiểm trong kinh doanh. Qua việc xem xét bản chất của đòn bẩy kinh doanh ta nhận thấy một doanh nghiệp có kết cấu chi phí với phần định phí cao hơn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong trường hợp doanh thu gia tăng, ngược lại trong trường hợp doanh thu suy giảm thì rủi ro về kinh doanh sẽ lớn hơn.

Hệ số đòn bẩy định phí là mức thay đổi tính bằng % của EBIT ứng với mức thay đổi tính bằng % của doanh thu. Đòn bẩy định phí chỉ thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp khi doanh thu của doanh nghiệp vượt quá doanh thu của điểm hòa vốn, nghĩa là khi doanh nghiệp có lãi. Trường hợp doanh thu chưa đạt tới mức hòa vốn thì đòn bẩy định phí càng làm giảm lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp. Vì vậy cần đi vào phân tích sâu hơn về doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp, sau đó phân tích đòn bẩy định phí.

Từ công thức:

DOL =

EBIT + FC EBIT Ta có bảng tính toán như sau:

Vũ Th Dip 80 Cao hc QTKD 2009 - 2011 Bảng 2.20:

BẢNG PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN VÀ ĐÒN BẨY ĐỊNH PHÍ

Đơn vị:Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Tuyệt đối %

(A) (B) (1) (2) (3)=(2)-(1) (4)=

(3)/(1) 1 Doanh thu thuần 63.092.413.618 71.440.520.548 8.348.106.930 13,23 2 Chi phí 54.583.044.665 60.968.233.134 6.385.188.469 11,70 A Biến phí 45.270.205.757 50.177.539.190 4.907.333.433 10,84 B Định phí 9.312.838.908 10.790.693.944 1.477.855.036 15,87 3 EBIT (1-2) 8.509.368.953 10.472.287.414 1.962.918.461 23,07 4 Lãi vay 457.003.834 431.762.918 -25.240.916 -5,52 5 Lợi nhuận trước thuế 8.052.365.119 10.040.524.496 1.988.159.377 24,69 6 Tỉ lệ số dư đảm phí

[(1)-(2a)]/(1) (%) 28,25 29,76 1,51 5,35

7 Doanh thu hoà vốn

(2b)/(6) 32.965.801.444 36.259.052.231 3.293.250.787 9,99 8 Thời gian hoà vốn

{(7)/(1)}*360 ngày 188,10 182,72 -5,38 -2,86 9 DOL [(3)+(2b)/(3)] 2,09 2,03 -0,06 -3,06

(Nguồn : BCTC của công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Nam Định)

Ghi chú: Định phí bao gồm khấu hao tài sản cố định và chi phí quản lý doanh nghiệp

a.1/ Phân tích điểm hòa vốn

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi ro. Rủi ro trong kinh doanh là sự không chắc chắn ở thời điểm hiện tại về mức lợi nhuận hoạt động tương lai hay lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến EBIT, một trong những yếu tố đó là ảnh hưởng của đòn bẩy định phí đối với lợi nhuận hoạt động, xuất phát từ việc sử dụng những chi phí đối với lợi nhuận hoạt động sẽ thay đổi như thế nào so với mức sản xuất và ở mức nào thì doanh nghiệp hòa vốn, ta cần phân tích điểm hòa vốn.

Vũ Th Dip 81 Cao hc QTKD 2009 - 2011 Hàng hoá của công ty bán ra thị trường bao gồm nhiều loại xăng dầu khác nhau. Vì vậy, để xác định điểm hòa vốn, ta tính toán chỉ tiêu doanh thu hòa vốn và thời gian hòa vốn. Theo số liệu tính toán ở bảng trên ta thấy :

- Năm 2010, doanh thu hòa vốn là 36.259.052.231 đồng tăng so với năm 2009 là 3.293.250.787 đồng ứng với tỷ lệ tăng 9,99%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của định phí 15,87% cao hơn so với tốc độ tăng của tỷ lệ số dư đảm phí là 5,35%.

- Thời gian hòa vốn năm 2010 là 182,72 ngày giảm 5,38 ngày so với năm 2009 tương ứng với tốc độ giảm 2,86%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2010 so với năm 2009 là 13,23% trong khi tốc độ tăng doanh thu hòa vốn chỉ là 9,99%.

Do đó EBIT năm 2010 là 10.472.287.414 đồng tăng so với năm 2009 là 23,07% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 1.962.918.461 đồng. Nguyên nhân là do mức tăng tuyệt đối của tổng doanh thu thuần là 8.348.106.930 đồng cao hơn mức tăng tuyệt đối của chi phí đạt 6.385.188.469 đồng.

Như vậy ta thấy để đạt được mục tiêu doanh lợi, doanh nghiệp phải tăng doanh thu và phải làm sao cho tốc độ tăng doanh thu phải cao hơn tốc độ tăng doanh thu hòa vốn thì khi đó sẽ giảm được rủi ro kinh doanh, vừa làm tăng doanh thu vượt điểm hòa vốn nhằm phát huy tác dụng của đòn bẩy định phí. Qua phân tích số liệu đã cho thấy công ty đã thực hiện được điều này trong năm 2010.

a.2/ Mức độ tác động của đòn bẩy định phí

Đòn bẩy định phí phản ánh mức độ doanh nghiệp sử dụng chi phí cố định trong hoạt động kinh doanh. Thông thường sự biến động của biến phí cùng nhịp với sự biến động của doanh thu, doanh thu càng cao thì biến phí càng lớn. Tuy nhiên khoảng cách giữa doanh thu và biến phí luôn giữ ở mức độ có khả năng tạo ra số dư đảm phí, là nguồn bù điểm hoà vốn thì đòn bẩy định phí mới phát huy tác dụng.

Đòn bẩy định phí càng cao thì EBIT được tạo ra càng lớn. Để phân tích mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy định phí đến lợi nhuận ta sử dụng hệ số đòn bẩy định phí

Vũ Th Dip 82 Cao hc QTKD 2009 - 2011 (DOL). Hệ số đòn bẩy định phí là chỉ tiêu giúp ta đánh giá tỷ lệ phần trăm thay đổi EBIT ứng với mức thay đổi tính bằng phần trăm của doanh thu.. Để phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy định phí đến lợi nhuận, ta sử dụng chỉ tiêu hệ số đòn bẩy định phí (DOL). Hệ số đòn bẩy định phí giúp ta đánh giá tỷ lệ phần trăm thay đổi giữa EBIT ứng với mức thay đổi của doanh thu.

Theo số liệu tính toán ở bảng 2.17 cho thấy:

Hệ số đòn bẩy định phí năm 2009 là 2,09 ứng với tỷ trọng định phí trong tổng chi phí là 17,06% (=9.312.838.908/54.583.044.665). Năm 2010 DOL là 2,03 giảm 3,06% so với năm 2009 ứng với tỷ trọng định phí trong tổng chi phí là 17,7%

(=10.790.693.944/60.968.233.134). Nguyên nhân là do định phí năm 2010 là 10.472.287.414 đồng tăng so với 2009 là 15,87% và EBIT năm 2010 tăng so với năm 2009 là 23,07. Tốc độ tăng của định phí nhỏ hơn tốc độ tăng của EBIT dẫn đến hệ số đòn bẩy định phí năm 2010 giảm. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) khi doanh thu thay đổi.

Kết quả tính toán chỉ tiêu hệ số đòn bẩy định phí trên cho thấy khi doanh thu của công ty tăng (giảm) 1% thì sẽ làm cho EBIT tăng (giảm) 2,09% đối với năm 2009 và 2,03% đối với năm 2010. Như vậy hệ số đòn bẩy định phí có xu hướng giảm, là điều không tốt. Mặt khác định phí góp phần làm tăng rủi ro kinh doanh. Do đó sự gia tăng của doanh thu có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là khi doanh thu đã vượt điểm hoà vốn thì sự tăng lên của doanh thu sẽ giúp hệ số đòn bẩy định phí phát huy tác dụng, làm gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

b/ Mc độ tác động ca đòn by tài chính(DFL)

Đòn bẩy tài chính được nhà quản trị sử dụng để đánh giá chính sách vay nợ trong việc điều hành doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn đối với các doanh nghiệp có hệ số nợ cao và ngược lại sẽ rất nhỏ đối với doanh nghiệp có hệ số nợ thấp. Quá trình tài trợ cho hoạt động kinh doanh bằng nợ vay tạo ra đòn bẩy nợ và việc phải trả lãi tiền vay đã làm thay đổi doanh lợi. Đòn bẩy tài chính cho phép đo mức độ thay đổi tính bằng % của hệ số doanh lợi vốn chủ hữu khi có sự biến đổi

Vũ Th Dip 83 Cao hc QTKD 2009 - 2011 tính bằng % của EBIT. Các chỉ tiêu sau đây đo lường đòn cân nợ hay khả năng trả nợ và khái niệm liên quan tới tính thanh khoản, mức độ tác động của đòn bẩy nợ.

Công thức xác định:

DFL =

EBIT EBIT – I

Từ công thức và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có bảng phân tích như sau:

Bảng 2.21:

BẢNG PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

Đơn vị: Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Tuyệt đối % (A) (B) (1) (2) (3)= (2) - (1) (4)=(3)/(1)

1 Doanh thu thuần 63.092.413.618 71.440.520.548 8.348.106.930 13,23 2 EBIT 8.509.368.953 10.472.287.414 1.962.918.461 23,07 3 Lãi vay 457.003.834 431.762.918 -25.240.916 -5,52 4 Lợi nhuận sau thuế 6.039.273.839 7.530.393.372 1.491.119.533 24,69 5 Nợ phải trả 29.876.252.251 28.437.009.771 -1.439.242.480 -4,82 6 Vốn chủ sở hữu 18.544.518.423 24.101.797.443 5.557.279.020 29,97 7 Tổng tài sản 48.420.770.674 52.538.807.214 4.118.036.540 8,50 8 Hệ số nợ/Vốn CSH

= (5)/(6) 1,61 1,18 -0,43 -26,76

9 Hệ số tài sản/Vốn

CSH = (7)/(6) 2,61 2,18 -0,43 -16,51

10 Hệ số nợ/Tổng tài

sản = (5)/(7) 0,62 0,54 -0,08 -12,28

11 Khả năng thanh toán lãi vay

= (2)/(3)

18,62 24,25 5,63 30,26

12 Đòn bẩy nợ DFL

= (2)/((2)-(3)) 1,06 1,04 -0,02 -1,89

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CP xăng dầu dầu khí Nam Định)

Vũ Th Dip 84 Cao hc QTKD 2009 - 2011 Qua số liệu tính toán ở bảng 2.21 ta thấy:

Hệ số đòn bẩy tài chính cả 2 năm 2009 và 2010 đều dương chứng tỏ công ty đã lợi dụng được ưu thế của kết cấu vốn để khếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu của mình. Cụ thể như sau: hệ số đòn bẩy tài chính năm 2009 là 1,06, năm 2010 hệ số đòn bẩy tài chính là 1,04 giảm 1,89% so với năm trước ứng với mức giảm tuyệt đối là 0,02. Nguyên nhân là do năm 2010 so với năm 2009 EBIT tăng 23,07% trong khi tốc độ tăng của lãi vay lại giảm 5,52%.

Điều này có nghĩa là năm 2009 cứ tăng (giảm) 1% EBIT thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng (giảm) 1,06%; năm 2010 cứ tăng (giảm) 1% EBIT thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng (giảm) 1,04%. Như vậy hệ số đòn bẩy tài chính có xu hướng giảm xuống. Doanh nghiệp cần cải thiện tình hình này để phát huy tác dụng của đòn bẩy tài chính làm gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Kết hợp với việc xem xét và đánh giá hệ số nợ trên tổng tài sản và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ta thấy như sau:

Hệ số nợ so với tổng tài sản của năm 2009 là 0,62, năm 2010 là 0,54 giảm 12,28% so với năm 2010. Như vậy cứ trong 1 đồng tài sản có hơn 0,5 đồng được tài trợ bằng vốn vay. Nguyên nhân là do năm 2010 so với năm 2009 tốc độ giảm của nợ phải trả là 4,82% trong khi tốc độ tăng của tổng tài sản là 8,5% đã làm hệ số nợ giảm. Với mức sử dụng nợ như thế, doanh nghiệp đã giảm được rủi ro tài chính, tăng khả năng sinh lợi.

Tương tự đối với hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, năm 2009 là 2,61, năm 2010 đạt 2,18. Như vậy, năm 2010 hệ số này giảm 16,51% so với năm 2009. Điều này cho thấy năm 2009 một đồng vốn vay được đảm bảo bởi 0,62 đồng vốn chủ sở hữu (= 18.544.518.423/29.876.252.251); năm 2010 một đồng vốn vay đảm bảo bằng 0,848 đồng vốn chủ sở hữu (=24.101.797.443/28.437.009.771). Như vậy mức đảm bảo của vốn chủ sở hữu so với vốn vay đã được cải thiện hơn nhiều. 

Vũ Th Dip 85 Cao hc QTKD 2009 - 2011 Kết quả tính toán về đòn bẩy tài chính qua các năm sẽ là căn cứ quan trọng để công ty đưa ra những quyết định về điều chỉnh nguồn vốn cũng như có quyết định cụ thê về tìm kiếm nguồn tài trợ.

c/ Mc độ tác động ca đòn by tng

Đòn bẩy tổng là khái niệm phản ánh sự biến đổi về doanh thu tác động tới lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Đó là kết quả tổng hợp của đòn bẩy định phí và đòn bẩy tài chính. Chỉ tiêu hệ số đòn bẩy tổng (DTL) được dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tổng lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tổng hợp cho phép đo mức độ thay đổi tính bằng % của hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu khi có sự biến đổi tính bằng % của doanh thu.

Công thức tính :

DTL = DOL x DFL

Để phân tích mức độ tác động của đòn bẩy tổng đến kết quả kinh doanh, ta có bảng tính toán phân tích đòn bẩy tổng (DTL) như sau:

Bảng 2.22:

BẢNG PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY TỔNG

Đơn vị: Đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Tuyệt đối % (A) (B) (1) (2) (3)= (2)- (1) (4) =(3)/(1)

1 Đòn bẩy định phí (DOL) 2,09 2,03 -0,06 -2,87 2 Đòn bẩy tài chính (DFL) 1,06 1,04 -0,02 -1,89 3 Đòn bẩy tổng (DTL) = (1)*(2) 2,21 2,12 -0,09 -4,07

Qua bảng trên ta thấy:

Hệ số đòn bẩy tổng năm 2009 là 2,21 và năm 2010 là 2,12 giảm 0,09% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do cả hệ số đòn bẩy định phí năm 2010 giảm 2,87% và đòn bẩy tài chính năm 2010 cũng giảm 1,89% so với năm 2009. Điều này có nghĩa là năm 2009 cứ tăng (giảm) 1 đồng doanh thu thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng (giảm) 2,21 lần. Năm 2010 cứ tăng (giảm) 1 đồng doanh thu thì lợi nhuận

Vũ Th Dip 86 Cao hc QTKD 2009 - 2011 trên vốn chủ sở hữu tăng (giảm) 2,12 lần. Như vậy qua các năm 2009, 2010 hệ số đòn bẩy tổng có xu hướng giảm. Đó chính là kết quả của việc thực hiện hoạt động kinh doanh bằng nguồn vốn vay nợ ngân hàng, dẫn đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trở nên rất nhạy cảm khi doanh thu thay đổi.

Tóm tắt chương 2

Mặc dù tình hình tài chính của công ty được đánh giá là tốt lên và công ty đã không ngừng cải thiện tình hình tài chính của mình song tình hình tài chính của công ty vẫn chưa hoàn toàn tốt. Qua nghiên cứu cho thấy những nguyên nhân:

- Thứ nhất: Các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng lớn trong TSNH, tỷ trọng này lại tăng dần qua các năm. Trong đó khoản phải thu của khách hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong số nợ đọng. Kỳ thu nợ của công ty có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao. Điều này là do trong các năm 2007, 2008 công ty chưa có biện pháp tích cực trong công tác thu hồi công nợ vì thế vốn của công ty bị chiếm dụng tại các đại lý xăng dầu và khách hàng ở mức cao.

- Thứ hai: Vòng quay của hàng tồn kho tuy năm 2010 có cải thiện tăng hơn so với năm 2009 nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, nguyên nhân chính là do hàng hoá xăng dầu mua về dự trữ nhiều không luân chuyển ngay cho các cửa hàng đại lý.

Công ty phải bỏ ra một khoản chi phí lớn cho bảo quản và lưu giữ hàng tồn kho.

Ngoài ra trong điều kiện giá cả thị trường biến động bởi giá nhập khẩu và tỷ giá hối đoái rất có thể công ty sẽ phải mất thêm một khoản chi phí nữa.

- Thứ ba: Năng suât sử dụng TSCĐ giảm chứng tỏ công ty chưa sử dụng thực sự có hiệu qua năng lực sản xuất hiện có. Công ty cần chú ý đến công tác quản lý, bảo quản và sử dụng hợp lý TSCĐ để tăng năng lực sản xuất của TSCĐ hơn nữa.

- Thứ tư: Vốn vay và các khoản nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn dẫn đến công ty phải trả khoản lãi vay hàng năm lớn, điều này làm cho rủi ro tài chính của doanh nghiệp tăng lên ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Kết quả tính toán các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty đã cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán đột xuất những khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả bằng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho và trong việc giải quyết

Vũ Th Dip 87 Cao hc QTKD 2009 - 2011 những khoản nợ tức thời. Do vậy tài sản ngắn hạn của công ty được tài trợ bằng chỉ số nợ cao. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần có các giải pháp để giảm nợ phải trả tăng vốn chủ sở hữu.

- Thứ năm: Chi phí quản lý của doanh nghiệp còn quá cao thậm chí có xu hướng tăng nhanh qua các năm kết hợp với sản lượng tiêu thụ xăng dầu giảm năm 2010. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận và kết quả của các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE và các chỉ tiêu về đòn bẩy.

Bảng 2.23:

CÁC CHỈ TIÊU ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ NAM ĐỊNH

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

1 Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) (%) 34,74 35,47 2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA) (%) 13,11 14,97

3 Hệ số sinh lợi doanh thu (ROS) 9,57 10,54

4 1/Hệ số tài trợ 2,65 2,37

5 Năng suất tổng tài sản 1,37 1,42

6 Năng suât TSDH 3,59 3,41

7 Năng suất TSNH 2,21 2,42

8 Kỳ thu nợ 85,46 80

9 Vòng quay hàng tồn kho 5,05 5,62

10 Hệ số nợ 0,62 0,54

11 Khả năng thanh toán hiện hành 0,96 1,03

12 Khả năng thanh toán nhanh 0,75 0,8

13 Khả năng thanh toán tức thời 0,23 0,22

14 Khả năng thanh toán lãi vay 18,62 24,25

15 Hệ số đòn bẩy định phí (DOL) 2,09 2,03

16 Hệ số đòn bẩy tài chính (DFL) 1,06 1,04

17 Hệ số đòn bẩy tổng (DTL) 2,21 2,12

(Nguồn: từ các bảng số liệu 2.1 đến 2.22)

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí nam định (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)