Giải pháp 2: Giảm khoản phải thu

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí nam định (Trang 96 - 102)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP XĂNG DẦU DẦU KHÍ NAM ĐỊNH

3.3. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty CP xăng dầu dầu khí Nam Định

3.3.2. Giải pháp 2: Giảm khoản phải thu

Tình hình tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc thu hồi được các khoản nợ của khách hàng nhanh hay chậm. Trên thực tế, doanh nghiệp còn bị chiếm dụng vốn khá nhiều và chưa có biện pháp thu hồi công nợ hữu hiệu. Do đó ta cần xây dựng một số giải pháp để có thể thu hồi công nợ một cách nhanh nhất và tốt nhất để đạt được mục đích là giảm tỷ trọng các khoản nợ phải thu, nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản.

Vũ Th Dip 96 Cao hc QTKD 2009 - 2011 3.3.2.2. Nội dung giải pháp

(1) Xây dựng chính sách bán chịu :

- Tiêu chuẩn bán chịu: Tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được công ty chấp nhận bán chịu cần dựa vào: ứng xử của khách hàng (thái độ và hành vi của khách hàng trong việc trả nợ), khả năng trả nợ của khách hàng (khả năng có đủ tiền để trả nợ vay căn cứ vào báo cáo ngân quỹ, ngân sách vốn bằng tiền), tình hình kinh tế vĩ mô (tình hình chung của nền kinh tế và của ngành)

- Điều khoản bán chịu:

+ Thời hạn bán chịu: Khi xác định thời hạn cấp tín dụng, các yếu tố sau đây cần được quan tâm: Rủi ro do khách hàng không trả tiền (khách hàng hoạt động ở những ngành có mức độ rủi ro cao hay khả năng thanh toán kém thì doanh nghiệp nên giảm bớt thời hạn tín dụng để giảm rủi ro), độ lớn của khoản cấp tín dụng (khoản tín dụng càng nhỏ thì thời hạn thanh toán càng ngắn và ngược lại). Cụ thể:

Bảng 3.3

BẢNG PHÂN NHÓM KHÁCH HÀNG THEO THỜI HẠN THANH TOÁN Loại Thời gian trả chậm Tỷ trọng

1 0 40%

2 1-30 ngày 20%

3 31- 60 ngày 20%

4 61-80 ngày 10%

5 > 80 ngày 10%

Tổng 100%

+ Chính sách chiết khấu: Để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm doanh nghiệp đề ra chính sách chiết khấu thanh toán. Doanh nghiệp cần xác định mức chiết khấu hợp lý.

Vũ Th Dip 97 Cao hc QTKD 2009 - 2011 (2) Quyết định bán chịu:

Để tránh tổn thất do nợ không thể thu hồi công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Quy trình đánh giá uy tín tín dụng trải qua 3 bước: (1) thu thập thông tin về khách hàng, (2) Phân tích thông tin thu thập được để phán quyết về uy tín tín dụng của khách hàng và (3) quyết định có bán chịu hay không.

(3) Theo dõi tình hình phải thu của khách hàng

Cần lập sổ theo dõi chi tiết từng đối tượng nợ, phân loại chi tiết nợ phải thu cho từng con nợ. Hàng tháng cần kiểm tra lại các khách hàng còn nợ với số tiền là bao nhiêu? khoản nào đến hạn, quá hạn? để kịp thời lên kế hoạch đòi nợ. Đối với khoản nợ đã đến hạn thanh toán cần đôn đốc nhắc nhở thu hồi nợ, nếu quá hạn khách hàng vẫn không trả công ty cần có biện pháp xử lý kịp thời như: tính lãi suất nợ quá hạn bằng lãi vay dài hạn của ngân hàng và điều này phải được quy định rõ trong hợp đồng. Trong trường hợp cần thiết có thể nhờ các cơ quan chức năng can thiệp giải quyết. Tuyệt đối không cấp tín dụng thương mại cho những đối tượng vẫn còn nợ cũ hay không uy tín trong thanh toán. Để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm công ty cần thực hiện các biện pháp chiết khấu thanh toán cho những khách hàng đã thanh toán các khoản nợ đúng hay trước thời hạn.

(4) Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ

- Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kỳ hạn thanh toán. Thực hiện kịp thời các thủ tục thanh toán, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

- Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn. Nếu nợ quá hạn mà khách hàng vẫn không trả, công ty cần có biện pháp xử lý kịp thời như: tính lãi suất nợ quá hạn bằng lãi vay dài hạn của ngân hàng và điều này phải được quy định rõ trong hợp đồng. Trong trường hợp cần thiết có thể nhờ các cơ quan chức năng can thiệp giải quyết.

- Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản nợ quá hạn. Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có biện pháp

Vũ Th Dip 98 Cao hc QTKD 2009 - 2011 thu hồi thích hợp. Có thể chia nợ quá hạn thành các giai đoạn để có biện pháp thu hồi phù hợp.

3.3.2.3. Hiệu quả đạt được

Với các biện pháp trên công ty dự kiến sẽ giảm được 35% khoản nợ phải thu.

Khi đó vòng quay khoản phải thu sẽ tăng, kỳ thu tiền trung bình được rút ngắn. Để thấy rõ hiệu quả của giải pháp ta tiến hành lập bảng phân tích sau:

Bảng 3.4

BẢNG KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỐT KHOẢN NỢ PHẢI THU

Đơn vị: Đồng STT Chỉ tiêu Trước điều

chỉnh Sau khi điều chỉnh

Chênh lệch

Tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần 71.440.520.548 71.440.520.548 0 0,00 2 Khoản phải thu 15.876.178.558 10.319.516.063 -5.556.662.495 -35,00 3 Vòng quay khoản

phải thu (1/2) (vòng) 4,50 6,92 2,42 53,85 4 Kỳ thu tiền bình quân

(2/1)*360 (ngày) 80 52 -28 -35,00

Qua bảng 3.4 cho thấy:

Năm 2011, nếu công ty thực hiện tốt các biện pháp thu hồi công nợ thì dự kiến sẽ giảm được 35% số nợ phải thu tương ứng với số tuyệt đối là -5.556.662.495 đồng. Từ đó dẫn đến vòng quay khoản phải thu tăng 2,42 vòng tương ứng với số tương đối là 53,85%; kỳ thu tiền bình quân giảm 28 ngày với số tương đối là 35%.

Như vậy hiệu quả sau khi thực hiện giải pháp 4 là công ty giảm được tình trạng bị chiếm dụng vốn nghĩa là công nợ phải thu giảm đáng kể, vòng quay khoản phải thu tăng nhanh, rút ngắn kỳ thu tiền bình quân.

3.3.3. Giải pháp 3: Giảm hàng tồn kho 3.3.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Đối với hàng tồn kho nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí dự trữ, ứ đọng vốn và ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ không đủ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất

Vũ Th Dip 99 Cao hc QTKD 2009 - 2011 kinh doanh. Ở công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Nam Định, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong TSLĐ của công ty trong đó quan trọng nhất là hàng hoá tồn kho.

Với đặc điểm quá trình kinh doanh của ngành, công ty cũng không nhất thiết phải dự trữ quá nhiều hàng hoá xăng dầu. Nếu có thoả thuận tốt với nhà cung cấp trực tiếp, công ty có thể giảm lượng hàng tồn kho xuống mức tối ưu giúp cho việc khắc phục được khó khăn trên.

3.3.3.2. Nội dung giải pháp

Mặt hàng xăng dầu công ty đang kinh doanh nguồn cung cấp chủ yếu vẫn là nhập khẩu, chỉ có một trữ lượng nhỏ là do sản xuất trong nước. Vì vậy, để có thể giảm lượng hàng tồn kho xuống mức thấp như mong muốn cần thực hiện một số nội dung sau:

- Đối với nguồn xăng dầu sản xuất trong nước thì công ty nên mua theo đơn đặt hàng, theo kế hoạch được phép cung cấp của Tổng công ty xăng dầu. Đối với số lượng xăng dầu thiếu mà nguồn cung trong nước không thể đáp ứng được thì công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Vì thời gian vận chuyển lâu, chi phí vận chuyển lớn lại do những biến động của tỷ giá ngoại tệ công ty nên mua với khối lượng vừa đủ dựa theo sản lượng tiêu thụ trên thị trường của mình mà công ty xác định được, sao cho trữ lượng xăng dầu dự trữ đảm bảo theo đúng tỷ lệ định mức cho phép hiện nay của ngành và của Nhà nước. Bởi trước sự biến động của tình hình kinh tế thế giới nói chung và của ngành xăng dầu nói riêng khó có thể dự đoán một cách chính xác thì việc dữ trữ quá nhiều có thể đem lại nguồn lợi chủ yếu cho doanh nghiệp nếu giá xăng dầu thế giới tăng cao hoặc do sự biến động tăng của đồng ngoại tệ nhưng nó cũng có thể gây ra tồn thất không nhỏ cho doanh nghiệp nếu tình hình diễn biến ngược lại. Do vậy, đề đảm bảo an toàn của tài chính của mình, công ty dự trữ hàng hoá ở mức cho phép, hạn chế tồn với trữ lượng lớn khi phải nhập khẩu.

- Trước đây công ty 3 tháng/1 lần kiểm kê hàng hoá tồn kho đầu mối thì nay công ty nên định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất kiểm kê nhằm phát hiện thừa, thiếu đồng thời kiểm tra phát hiện sự đảm bảo về kỹ thuật của các bồn chứa để chủ động giải quyết, khắc phục và sửa chữa, phần hao hụt thiếu phải xử lý kịp thời để bù đắp lại theo từng nguyên nhân cụ thể.

Vũ Th Dip 100 Cao hc QTKD 2009 - 2011 - Cần cử riêng một kế toán theo dõi kho đối chiếu với sổ sách quản lý của thủ kho đầu mối và báo cáo hàng ngày sản lượng xăng dầu nhập, xuất cũng như tồn kho để xử lý kịp thời tránh trường hợp thiếu hụt hoặc ứ đọng. Để tránh xảy ra tình trạng mất mát hao hụt với số lượng lớn.

3.3.3.3. Hiệu quả đạt được

Nếu chỉ duy trì ở định mức cho phép thì hàng tồn kho của công ty giảm xuống 20% từ đó công ty không phải trả tiền cho số hàng đó tức là tiền tăng lên giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng lên, tránh được ứ đọng vốn và tăng vòng quay hàng tồn kho, giảm được chi phí lưu kho.

Ảnh hưởng này được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.5

BẢNG KẾT QUẢ SAU KHI GIẢM HÀNG TỒN KHO

Đơn vị: Đồng STT Chỉ tiêu Trước điều

chỉnh

Sau khi điều chỉnh

Chênh lệch

Tuyệt đối % (A) (B) (1) (2) (3) = (2)-(1) (4)=(3)/(1)

1 TSNH 29.351.985.206 29.351.985.206 0 0

1a Tiền và các khoản

tương đương tiền 6.224.853.762 7.531.205.778 1.306.352.016 20,99 1b Hàng tồn kho 6.531.760.080 5.225.408.064 1.306.352.016 -20 2 Nợ ngắn hạn 28.407.246.291 28.407.246.291 0 0 3 Khả năng thanh toán

hiện hành (1)/(2) 1,03 1,03 0,00 0

4 Khả năng thanh toán

nhanh ((1)-(1b))/(2) 0,80 0,85 0,05 5,72

5 Khả năng thanh toán

tức thời (1a/2) 0,22 0,27 0,05 20,99

Ta thấy sau khi giảm hàng tồn kho 20% thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp khả quan hơn trước cụ thể là khả năng thanh toán nhanh tăng 5,72% còn khả năng thanh toán tức thời tăng 20,99%

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí nam định (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)