Quản lý chi phí, giá thành, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nghành than áp dụng tại công ty tnhhmtv than đồng vông tkv (Trang 20 - 23)

1.2. Các nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp

1.2.1. Quản lý chi phí, giá thành, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp

Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận là chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính.

Chi phí sản xuất kinh doanh: Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các loại vật tư đã tiêu hao, chi phí hao mòn máy móc, thiết bị, tiền lương hay tiền công và các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất bán hàng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm:

+ Chi phí cho việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ + Chi phí quản lý

+ Chi phí bán hàng

Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí hoạt động tài chính là chi phí có liên quan đến hoạt động đầu t− vốn, huy động vốn và huy động tài chính khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, bao gồm:

+ Chi phí trả tiền lãi vay vốn kinh doanh trong kỳ.

+ Chi phí liên quan đến việc doanh nghiệp tiến hành cho các tổ chức hay các doanh nghiệp khác vay vốn (nếu có)...

1.2.1.2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm a. Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đ−ợc phân loại theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho công tác quản lý chi phí, phân tích hiệu quả

chi phí, hạch toán, kiểm tra giúp doanh nghiệp tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Thông thường có một số phương pháp chủ yếu để phân loại chi phí sau đây:

Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế

Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế là dựa vào hình thái ban đầu của chi phí sản xuất kinh doanh không phân biệt chi phí đó dùng ở đâu và dùng cho sản phẩm nào. Các yếu tố thuộc về đối t−ợng lao động sẽ đ−ợc tính là mua từ bên ngoài.

Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đ−ợc chia thành các yếu tố sau đây:

+ Chi phÝ vËt t−

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định

+ Chi phí tiền l−ơng và các khoản trích theo l−ơng + Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Chi phí khác bằng tiền

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp lập đ−ợc dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố, kiểm tra sự cân đối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

- Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh

Các chi phí có cùng công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh sẽ đ−ợc xếp vào một loại, gọi là các khoản mục chi phí. Theo cách phân loại này, có các khoản mục chi phÝ sau ®©y:

+ Chi phÝ vËt t− trùc tiÕp.

+ Chi phí nhân công trực tiếp.

+ Chi phí sản xuất chung.

+ Chi phí bán hàng.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí và tính giá

thành cho từng loại sản phẩm, có thể quản lý chi phí tại các địa điểm phát sinh chi phí, quản lý tốt chi phí, khai thác các khả năng nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Phân loại chi phí mối quan hệ giữa chi phí với quy mô SXKD

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đ−ợc chia thành hai loại:

+ Chi phí cố định.

+ Chi phí biến đổi.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thấy được xu hướng biến đổi của từng loại chi phí theo quy mô kinh doanh, từ đó doanh nghiệp có thể xác định đ−ợc sản l−ợng hoà vốn cũng nh− quy mô kinh doanh hợp lý để đạt đ−ợc hiệu quả tối −u.

b. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra

để hoàn thành việc sản xuất ra sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí doanh nghiệp

đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một loại sản phẩm nhất định.

Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh, thể hiện:

Giá thành là th−ớc đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ

để xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Giá thành là một công cụ quan trọng để kiểm tra, giám sát chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức và kỹ thuật.

Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả, thực hiện chính sách cạnh tranh sản phẩm trong cơ chế thị tr−ờng.

1.2.1.3. Doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp

Doanh thu bán hàng (hay doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) của doanh nghiệp là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định.

Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu đ−ợc trong kỳ do các hoạt động tài chính mang lại bao gồm các khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi do bán ngoại tệ, lãi đ−ợc chia từ việc đầu t−

vốn ra ngoài Công ty...

Thu nhập khác của doanh nghiệp là các khoản thu đ−ợc trong kỳ do các hoạt

động không thường xuyên ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Thu nhập khác của doanh nghiệp đại thể bao gồm một số khoản nh−: Tiền thu do nh−ợng bán, thanh lý tài sản cố định; Khoản thu từ tiền bảo hiểm; Khoản thu về tiền phạt từ khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp...

1.2.1.4. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp

Lợi nhuận của doanh nghiệp: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt đ−ợc doanh thu đó từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại.

Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:

+ Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Lợi nhuận hoạt động tài chính.

+ Lợi nhuận khác.

Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp: Phân phối lợi nhuận là một vấn đề tài chính rất quan trọng, nó không phải là việc phân chia theo số học một cách đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ về lợi ích giữa doanh nghiệp, Nhà nước và người lao động.

Nhìn chung lợi nhuận thực hiện (hay lợi nhuận tr−ớc thuế) của doanh nghiệp

đ−ợc phân phối theo h−ớng chủ yếu sau:

+ Bù đắp phần bị lỗ của năm trước (nếu có) theo quy định của thuế TNDN.

+ Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phần lợi nhuận sau thuế còn lại, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ căn cứ vào quy

định của pháp luật phân phối lại lợi nhuận. Trong phân phối, chủ doanh nghiệp sẽ chia lại cổ tức cho các cổ đông và đ−ợc trích lập một số loại quỹ sau: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu t− phát triển, quỹ phúc lợi, quỹ khen th−ởng, quỹ th−ởng Ban điều hành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nghành than áp dụng tại công ty tnhhmtv than đồng vông tkv (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)