Quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nghành than áp dụng tại công ty tnhhmtv than đồng vông tkv (Trang 23 - 27)

1.2. Các nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp

1.2.2. Quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp

a. Tài sản cố định (TSCĐ) và vốn cố định

Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn là tài sản cố định.

Trong nền kinh tế thị trường để có được các TSCĐ cần thiết cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp phải đầu tư tương ứng một lượng vốn tiền tệ nhất định. Số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên TSCĐ đ−ợc gọi là vốn cố định.

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác

động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên TSCĐ bị hao mòn dần. Hao mòn TSCĐ

là sự giảm dần về giá trị sử dụng hoặc giá trị của TSCĐ, giá trị của tài sản cố định chuyển dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Theo đó, vốn cố định cũng đ−ợc tách thành hai phần: một phần sẽ gia nhập vào chi phí sản xuất (d−ới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ. Phần còn lại của vốn cố định

đ−ợc "cố định" trong TSCĐ.

Để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn (hao mòn hữu hình và vô hình) nhằm tái sản xuất TSCĐ cần chuyển giá trị TSCĐ vào giá trị sản phẩm tạo ra bằng việc khấu hao TSCĐ. Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm thu hồi vốn để tái sản xuất ra TSCĐ. Nếu doanh nghiệp tổ chức quản lý và sử dụng tốt thì tiền khấu hao không chỉ có tác dụng tái sản xuất giản đơn mà còn có thể tái sản xuất mở rộng TSCĐ.

b. Tài sản lu động (TSLĐ) và vốn cố định

Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm hai bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.

Tài sản lưu động sản xuất gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất đ−ợc liên tục nh− nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất nh−:

Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm...

Tài sản lưu động lưu thông là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp nh−: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán...

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một l−ợng TSLĐ nhất định. Do đó, để hình thành nên các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu t−

vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là vốn lưu động.

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các TSLĐ

nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.

c. Quản lý vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.

Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tiền tương ứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình th−ờng.

Vốn bằng tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao. Một trong những yêu cầu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp là phải làm cho đồng vốn đầu t− vào kinh doanh không ngừng vận động và sinh lời. Chính vì thế việc quản lý vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.

d. Quản lý khoản phải thu

Khoản phải thu từ khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu

động của các doanh nghiệp. Việc quản lý khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ với tiêu thụ sản phẩm, vì khi doanh nghiệp mở rộng việc bán chịu hàng hoá cho khách hàng sẽ làm tăng nợ phải thu, từ đó tăng doanh thu bán hàng và lợi nhuận.

Mặt khác, quản lý khoản phải thu liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức và bảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc tăng khoản phải thu từ khách hàng kéo theo việc gia tăng các khoản chu phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả tiền lãi vay... Tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro đối với doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi đ−ợc do khách hàng vỡ nợ, gây mất vốn của doanh nghiệp.

e. Quản lý vốn về hàng tồn kho

Vốn lưu động đầu tư vào dự trữ hàng tồn kho gọi là vốn về hàng tồn kho.

Các doanh nghiệp sản xuất th−ờng tồn tại ba loại hàng tồn kho ứng với ba giai đoạn khác nhau của một quá trình sản xuất:

+ Tồn kho nguyên vật liệu.

+ Tồn kho sản phẩm dở dang.

+ Tồn kho thành phẩm.

Đối với các doanh nghiệp th−ơng mại, hàng tồn kho chủ yếu là dự trữ hàng hoá để bán.

Việc quản lý vốn về hàng tồn kho rất quan trọng vì vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc đầu tư vốn vào dự trữ hàng tồn kho giúp doanh nghiệp tránh đ−ợc tình trạng ứ đọng vật t−, hàng hoá, từ đó đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động.

1.2.2.2. Các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Trong môi tr−ờng cạnh tranh của nền kinh tế thị tr−ờng, việc bảo toàn vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yêu cầu sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Tổ chức tốt việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh giúp cho doanh nghiệp với số vốn hiện có có thể tăng đ−ợc khối l−ợng sản phẩm sản xuất, tiết kiệm đ−ợc chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp cần chú ý một số biện pháp nh−:

Đánh giá, lựa chọn và thực hiện tốt các dự án đầu t− phát triển doanh nghiệp.

Đây là vấn đề quan trọng vì các quyết định đầu t− phát triển doanh nghiệp ảnh hưởng lâu dài và có tính quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt động kinh doanh

để góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh.

Lựa chọn ph−ơng pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao tài sản cố định.

Chú trọng thực hiện đổi mới TSCĐ một cách kịp thời và hợp lý, doanh nghiệp có thể tăng đ−ợc năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chất l−ợng quản lý, cải biến,

đổi mới mã sản phẩm, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tiền công, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm từ đó mở rộng thị phần tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Doanh nghiệp đ−ợc quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh theo quy

định của Pháp luật.

Thực hiện tốt việc sử dụng kết hợp hiện đại hoá TSCĐ cần tính toán hiệu quả

sử dụng TSCĐ.

áp dụng nghiêm minh các biện pháp th−ởng, phạt vật chất trong việc bảo quản và sử dụng các tài sản kinh doanh để tăng cường ý thức trách nhiệm của người quản lý, sử dụng để góp phần nâng cao hiệu sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, bảo toàn vốn kinh doanh nh−: mua bảo hiểm tài sản, trích lập quỹ dự phòng tài chính, dự phòng giảm giá

hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nghành than áp dụng tại công ty tnhhmtv than đồng vông tkv (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)