Một số kiến nghị với Công ty than Đồng Vông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nghành than áp dụng tại công ty tnhhmtv than đồng vông tkv (Trang 128 - 133)

3.2. Một số kiến nghị với Nhà n−ớc và Công ty than Đồng Vông về công tác quản lý tài chính

3.2.2. Một số kiến nghị với Công ty than Đồng Vông

Qua việc tìm hiểu thực trạng công tác quản lý tài chính của Công ty than

Đồng Vông, tác giả xin đ−a ra một số kiến nghị đối với Công ty nh− sau:

3.2.2.1. Lựa chọn phơng án kinh doanh, phơng án sản phẩm thích hợp

Qua việc phân tích các thông số tài chính về cơ cấu vốn và tỷ suất lợi nhuận ta thấy hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của Công ty có khả quan hơn, nh−ng độ an toàn về tài chính ch−a cao. Một trong những nguyên nhân là Công ty

chưa quan tâm đúng mức đến việc lựa chọn phương án kinh doanh và phương án sản xuất. Tác giả xin đ−a ra một số kiến nghị sau:

Các ph−ơng án kinh doanh của Công ty phải đ−ợc xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị tr−ờng. Bởi lẽ Tập đoàn TKV giao cho các công ty trực thuộc quản lý tài nguyên, trữ l−ợng than, hàng năm các công ty khai thác than cho Tập đoàn theo Hợp

đồng giao nhận thầu khai thác, sàng tuyển than. Do đó, không có sự cạnh tranh về sản phẩm và thị tr−ờng giữa các Công ty. Tuy nhiên, Tập đoàn TKV chỉ giao chỉ tiêu về sản l−ợng sản xuất, sản l−ợng xuất khẩu, giá xuất khẩu và giá bán than trong nước nên Công ty phải xuất phát từ nhu cầu thị trường để quy định quy mô SXKD.

Có nh− vậy sản phẩm, dịch vụ của Công ty mới có khả năng duy trì và phát triển, quá trình sản xuất mới tiến hành bình th−ờng, TSCĐ mới có khả năng phát huy hết công suất và công nhân viên chức có việc làm, tài sản ngắn hạn chu chuyển đều đặn, hiệu quả sử dụng vốn cao. Từ đó Công ty có điều kiện bảo toàn và phát triển vốn.

Để nâng cao công tác lựa chọn ph−ơng án kinh doanh, ph−ơng án sản xuất, Công ty nên thành lập tổ chức chuyên trách về vốn để tìm hiểu thị trường nhằm thường xuyên có được những thông tin đầy đủ, chính xác, tin cậy về diễn biến của thị trường. Trong đó, đặc biệt quan trọng là phải nhận biết được sản phẩm của Công ty đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống để chuẩn bị sản phẩm thay thế. Bên cạnh

đó Công ty cần phải thu thập những thông tin về các đơn vị bạn và các đổi thủ cạnh tranh khác ngoài Tập đoàn TKV để có thể thay đổi kịp thời phương án kinh doanh, phương án sản phẩm và xác định phương thức sản xuất sản phẩm hợp lý.

3.2.2.2. Lựa chọn tìm kiếm nguồn tài trợ vốn phù hợp, cơ cấu vốn hợp lý về tăng cờng sử dụng vốn có hiệu quả.

Công ty không nên cho tập trung vào nguồn vốn dài hạn nh− thời gian vừa qua mà cần phải tăng c−ờng tìm kiếm khai thác các nguồn tài trợ vốn ngắn hạn và trung hạn. Bởi vì các khoản vay dài hạn phải chịu chi phí cao và th−ờng xuyên phải chịu sức ép thanh toán, doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển

đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn.

Các nguồn huy động bổ sung vốn trong nền kinh tế bao gồm rất nhiều:

Nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung, vay ngân hàng, vay các đối t−ợng khác, liên doanh liên kết... Việc lựa chọn nguồn vốn nào rất quan trọng và cần phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nếu Công ty muốn đầu t− chiều sâu hay mở rộng thì

trước hết cần huy động vốn Công ty tự bổ sung từ lợi nhuận để lại, từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, phần còn lại vay tín dụng nhà n−ớc, vay ngân hàng, thu hút vốn, liên doanh liên kết... Nếu Công ty muốn bổ sung tài sản ngắn hạn thì tr−ớc hết Công ty cần sử dụng linh hoạt các nguồn vốn nhàn rỗi của các quỹ trích lập theo mục đích nh−ng ch−a sử dụng, lợi nhuận ch−a phân phối, các khoản phải trả nh−ng ch−a đến hạn trả, phần còn lãi vay ngân hàng hoặc vay các đối t−ợng khác.

Để xây dựng đ−ợc chính sách huy động vốn hợp lý, tránh tình trạng lúc thì

thiếu vốn, khi lại thừa vốn thì Công ty cần phải xác định chính xác nhu cầu vốn trong từng giai đoạn. Nếu nguồn vốn huy động đ−ợc không đủ để đáp ứng cho hoạt

động sản xuất kinh doanh thì sẽ làm giảm doanh thu của Công ty và còn không đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng hàng hoá. Còn nếu nguồn vốn huy động đ−ợc mà lại ch−a đ−a vào sử dụng thì nó sẽ gây nên khoản chi phí tài chính cho Công ty nh− trả

lãi suất hoặc sự tr−ợt giá của đồng tiền.

Cùng với nguồn vốn huy động đ−ợc, Công ty cần phải xây dựng đ−ợc cơ cấu vốn hợp lý để có thể tránh tình trạng rủi ro thanh toán do khách hàng mua chịu và cũng để tránh dồn nợ quá nhiều gây thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Do vậy, việc thu hồi nợ phải đ−ợc tiến hành th−ờng xuyên, có chính sách bán chịu hợp lý.

Tóm lại, Công ty cần phải tính toán và cân nhắc các ph−ơng án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sử dụng vốn cao nhất, đảm bảo doanh lợi cho Công ty, tăng nguồn thu nhập cho nhà đầu t−, cho cán bộ công nhân viên, đồng thời đóng góp vào sự tăng tr−ởng của nền kinh tế, đ−a nền kinh tế n−ớc ta phát triển theo xu h−ớng hội nhËp kinh tÕ quèc tÕ.

kÕt luËn

Trong các hoạt động quản lý của doanh nghiệp, thì quản lý tài chính luôn giữ

một vị trí quan trọng. Nó quyết định tính độc lập, sự thành công của một doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt trong môi tr−ờng kinh doanh quốc tế hiện nay, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, thì quản lý tài chính lại càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết.

Quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung nh− quản lý sản xuất, quản lý bán hàng, quản lý kỹ thuật, công nghệ... nh−ng chỉ có quản lý tài chính mới có tính tổng hợp cao nhất. Nắm đ−ợc quản lý tài chính thì mới có thể nắm bắt đ−ợc trọng tâm của quản lý doanh nghiệp. Vì vậy ng−ời ta nhận thấy rằng quản lý tài chính là một trong những khâu khó nhất của quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ

hội nh−ng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn. Mà đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn và sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, hàm l−ợng chất xám trong sản phẩm thấp do đó không nâng cao đ−ợc năng lực cạnh tranh trong sản phẩm. Bởi vậy, để tồn tại và đứng vững trên thị trường trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp phải tìm cách huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả tức là phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính.

Khi bắt tay vào xây dựng các chiến l−ợc sản xuất kinh doanh, có một điều vô

cùng quan trọng mà không một Công ty nào đ−ợc phép bỏ qua là phải tính đến việc các yếu tố tài chính sẽ đ−ợc quản lý nh− thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả

đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh nh− mong muốn ban đầu hay không. Có thể nói tri thức quản lý tài chính là một yếu tố thiết yếu trong đầu t− và kinh doanh. Nếu không có kiến thức cơ bản về quản lý tài chính thì bạn không thể nào nhận ra đ−ợc tình hình thực tế của những dự án đầu t−, của các kế hoạch kinh doanh cũng nh− thực trạng hoạt động của Công ty.

Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý Công ty, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất và kinh doanh, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính, quản lý công nợ của khách hàng, của các đối tác để từ đó thực hiện

báo cáo cho các cấp lãnh đạo... Những công việc nh− vậy rất cần cho nhà quản lý trong việc hoạch định nguồn lực tài chính.

Với đề tài "Nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp ngành than, áp dụng tại Công ty TNHH một thành viên than Đồng Vông - TKV" tác giả đã làm rõ những nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp, thực trạng công tác quản lý tài chính ở Công ty than

Đồng Vông. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng của Công ty cùng với sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính. Có thể nói, đây là một đề tài mang tính tổng hợp thuộc lĩnh vực kế toán, tài chính doanh nghiệp, kinh tế và quản lý Nhà nước. Kết quả nghiên cứu của để tài có giá trị tham khảo cho ng−ời làm công tác quản lý tài chính tại các doanh nghiệp ngành than nói chung và Công ty than Đồng Vông nói riêng.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp, các cán bộ quản lý trong Công ty than Đồng Vông đã quan tâm giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nghành than áp dụng tại công ty tnhhmtv than đồng vông tkv (Trang 128 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)