3.1. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với Công ty
3.1.1. Các giải pháp củng cố mối quan hệ tài chính
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty phải đảm bảo sự phối hợp
đồng bộ, ăn khớp với những hoạt động liên quan đến thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động và tổ chức nội bộ trong doanh nghiệp để đạt được sự tăng tr−ởng, tỷ suất lợi nhuận tối đa.
Qua phân tích kết quả hoạt động SXKD của Công ty than Đồng Vông giai
đoạn 2008-:-2009 cho thấy Công ty đang hoạt động kinh doanh và đầu t− có hiệu quả, tình hình tài chính tương đối ổn định. Để Công ty tiếp tục phát triển bền vững và giải quyết tốt các vấn đề tiềm ẩn trước mắt và lâu dài, tác giả xin đưa ra mốt số giải pháp củng cố mối quan hệ tài chính nh− sau:
3.1.1.1. Củng cố mối quan hệ tài chính giữa Công ty với Nhà n−ớc
Mối quan hệ này phát sinh trong quá trình phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa Ngân sách Nhà n−ớc với các doanh nghiệp. Điều này đ−ợc thể hiện thông qua các khoản thuế mà Công ty có nghĩa vụ phải nộp cho NSNN. Và ng−ợc lại, các chủ tr−ơng chính sách tài chính vĩ mô của Nhà nước sẽ tác động đến quá trình thành lập và hoạt động của Công ty. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà n−ớc của Công ty than Đồng Vông thể hiện tại Bảng 3.1.
Số liệu ở Bảng 3.1 cho thấy: Trong thời gian qua Công ty đã duy trì khá tốt mối quan hệ tài chính với Nhà n−ớc. Tuy nhiên, số còn phải nộp năm 2009 là 10.363 triệu đồng, tăng 5.023 triệu đồng (tương ứng 94.07%) so với năm 2008 chứng tỏ Công ty cần phải nộp đầy đủ, đúng kỳ hạn và nhanh chóng giải quyết số thuế ứ đọng
để tạo sự tin tưởng với Nhà nước. Bên cạnh đó, Công ty phải tổ chức hoạt động
SXKD theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào sự tăng trưởng GDP của đất nước và giải quyết các vấn đề xã
hội, đặc biệt là tạo công ăn việc làm, cải thiện mức sống cho người lao động.
Bảng 3.1. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà n−ớc năm 2009
Đvt: Triệu đồng Số phát sinh
trong kú
STT Chỉ tiêu
Sè phải nộp
đầu kỳ Số phải nép
Số đã
nép
Sè phải nộp
cuèi kú
KiÕn nghị số phải nộp
cuèi kú I ThuÕ 4.768 19.965 15.196 9.537 0
1 ThuÕ GTGT 959 2.152 1.444 1.667
2 Thuế thu nhập doanh nghiệp 538 920 538 920 3 Thuế thu nhập cá nhân 675 1.275 1.673 277 4 Thuế tài nguyên 2.591 15.219 11.148 6.662 5 Thuế nhà đất và tiền thuê đất 5 396 390 11
6 Các loại thuế, phí khác 3 3
II Các khoản phí, lệ phí 272 3.303 3.309 266 0 1 Phí bảo vệ môi tr−ờng 272 3.303 3.309 266 III Các khoản phải nộp khác 300 14.113 13.853 560 0
1 Bảo hiểm xã hội -111 8.604 8.548 -55
2 Bảo hiểm y tế 1.359 1.359
3 Bảo hiểm thất nghiệp 1.022 1.022
4 Kinh phí Đảng -3 669 635 31
5 Kinh phí Công đoàn 414 2.459 2.289 584 Tổng cộng 5.340 37.381 32.358 10.363 0
Nguồn số liệu: Phòng TKKTTC-Công ty than Đồng Vông 3.1.1.2. Củng cố mối quan hệ với thị tr−ờng tài chính
Để tiến hành hoạt động SXKD nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận, Công ty thực hiện quá trình trao đổi, mua bán các sản phẩm, hàng hoá. Trong quá trình đó, Công ty luôn phải tiếp xúc với thị trường tài chính để tìm kiếm các nguồn tài trợ khác nhau. Mối quan hệ tài chính với thị tr−ờng tài chính là mối quan hệ t−ơng hỗ.
Trên thị tr−ờng này, Công ty có thể tạo đ−ợc nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn. Đối với nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng thì Công ty có thể đầu tư lại thị trường tài chính để kiếm lời.
Mối quan hệ với thị tr−ờng tài chính của Công ty đ−ợc thể hiện tại Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Bảng chỉ tiêu mối quan hệ với thị tr−ờng tài chính
Đvt: Triệu đồng So sánh Kiến nghị/ TH 2009
STT Chỉ tiêu Năm
2009
Kiến nghị n¨m 2009
%
A Vèn vay 265.541 264.941 -600 99,77%
I Các khoản vay và nợ ngắn hạn 21.700 21.700 0 100,00%
1 Vay ngắn hạn các Ngân hàng 21.700 21.700 0 100,00%
2 Vay dài hạn đến hạn trả
3 Nợ thuê tài chính đến hạn trả
4 Trái phiếu phát hành đến hạn trả
II Các khoản vay và nợ dài hạn 223.415 223.415 0 100,00%
1 Vay dài hạn các Ngân hàng 221.386 201.386 -20.000 90,97%
2 Vay đối t−ợng khác 2.029 2.029 0 100,00%
3 Trái phiếu phát hành 20.000 20.000
B Chi phí sử dụng vốn vay 20.426 19.826 -500 97,06%
1 Lãi vay ngắn hạn 2.750 2.750 0 100,00%
2 Lãi vay dài hạn 17.676 14.637 -3.300 83,03%
3 Lợi tức trái phiếu phát hành 2.800 2.800 Nguồn số liệu: Phòng TKKTTC-Công ty than Đồng Vông Số liệu từ Bảng 3.2 cho thấy: Năm 2010, Công ty than Đồng Vông cần tiếp tục vay bổ sung để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, đào các
đ−ờng lò xây dựng cơ bản... Tuy nhiên, việc tăng các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn, tăng số vốn chủ sở hữu dẫn đến việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Hệ nợ của Công ty năm 2009 là 0,81 và hệ số vốn chủ sở hữu 4,26 chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn là rất nhỏ, rủi ro về tài chính cao.
Hình thức pháp lý của Công ty than Đồng Vông là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nên trong quá trình hoạt động không huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường, lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng không thuộc quyền sở hữu của cổ đông thường. Do vậy, để tăng số vốn chủ sở hữu, Công ty có thể huy động bằng cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Việc phát hành trái phiếu giúp Công ty chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn một cách linh hoạt. Khi Công ty làm ăn phát đạt, khả năng thu lợi nhuận là chắc chắn, Công ty có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn vay nhằm mở rộng thị trường.
Ngược lại, khi thị trường bất lợi, để thu hẹp quy mô kinh doanh, Công ty có thể chủ
động giảm vốn bằng cách mua lại trái phiếu trước thời hạn. Ngoài ra, lợi tức trái phiếu đ−ợc xem nh− là một khoản chi phí đ−ợc trừ vào thu nhập chịu thuế khi xác
định thuế thu nhập doanh nghiệp, điều này có lợi cho Công ty do giảm bớt số tiền thuế phải nộp vào Nhà n−ớc, tăng thu nhập của các chủ sở hữu.
3.1.1.3. Củng cố mối quan hệ giữa Công ty với các thị tr−ờng khác
Với t− cách là một chủ thể kinh doanh, Công ty quan hệ với thị tr−ờng cung cấp đầu vào và thị tr−ờng phân phối đầu ra. Đó là thị tr−ờng hàng hoá dịch vụ, thị trường sức lao động... Thông qua các thị trường này, Công ty có thể xác định được nhu cầu sản phẩm và dịch vụ cung ứng. Mối quan hệ với các thị tr−ờng khác của Công ty đ−ợc thể hiện tại Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Bảng chỉ tiêu mối quan hệ với các thị tr−ờng khác
Đvt: Triệu đồng So sánh 2009/2008
STT Chỉ tiêu Năm
2008
N¨m
2009 %
I Thị tr−ờng hàng hoá 139.008 176.898 37.890 127.26%
1 Chi phí nguyên nhiên, vật liệu 115.936 153.750 37.814 132.62%
2 Chi phí dịch vụ mua ngoài 23.072 23.148 76 100.33%
II Thị trường sức lao động 131.149 148.507 17.358 113.24%
1 Chi phí nhân công 124.089 138.562 14.473 111.66%
2 Chi phí về người lao động 7.060 9.945 2.885 140.86%
Nguồn số liệu: Phòng TKKTTC-Công ty than Đồng Vông
* Đối với thị tr−ờng hàng hoá
Số liệu từ Bảng 3.3 cho thấy: Chi phí cho thị tr−ờng hàng hóa chiếm khoảng 40% chi phí SXKD của Công ty than Đồng Vông, chứng tỏ thị tr−ờng hàng hóa
đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Một trong những nguyên nhân chính làm tăng tỷ trọng Chi phí cho thị tr−ờng hàng hóa trong chi phí SXKD là giá vật t− ngày càng tăng cao, vì Công ty đầu t−, mua sắm trang thiết bị tương đối hiện đại của các nước tư bản, nên hiện nay phải chịu sức ép về giá vật t− thay thế, sửa chữa cao do phải nhập ngoại và số l−ợng thiết bị cùng loại trong n−ớc ít nên chi phí dịch vụ bán hàng tăng.
Tập đoàn chỉ bổ sung chênh lệch giá đầu vào cho các vật t− mà Công ty có khả năng chứng minh rõ ràng mức độ chênh lệch giá là : nhiên liệu, lốp ô tô - máy xúc , răng gầu, xích máy xúc – máy gạt, dầu nhờn, mỡ máy; Vật t− sửa chữa th−ờng xuyên do không thể kể chi tiết và thay thế không có chu kỳ cố định nên Tập đoàn không xác định đ−ợc mức độ tr−ợt giá để bổ sung.
Để có thể tiết kiệm vật t−, ngoài việc tiếp tục quản lý chặt chẽ quá trình cấp phát, sử dụng vật tư Công ty cần tìm hiểu, thăm dò thị trường để thay thế vật tư nhập ngoại bằng vật t− sản xuất trong n−ớc với chi phí sử dụng thấp hơn nh− :
+ Lốp xe ô tô, máy gạt-xúc: Công ty đã thử nghiệm mua lốp xe trung xa của
Đà Nẵng và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, do điều kiện kỹ thuật trong nước chưa sản xuất lốp xe đại xa, máy gạt, máy xúc nên vẫn phải nhập ngoại.
+ Răng gầu máy xúc, l−ỡi lam, góc gạt, mũi khoan: Công ty đã triển khai hợp tác nghiên cứu cùng một số cơ sở đúc thử răng gầu, l−ỡi lam, góc gạt, mũi khoan để dùng thay của nước ngoài. Đối với răng gầu, lưỡi lam, góc gạt có cơ sở để tiếp tục nội
địa hoá còn mũi khoan hiện mới chỉ thử nghiệm cho máy khoan thuỷ lực.
* Đối với thị trường lao động
Công ty phải xây dựng cho mình các tiêu chuẩn và đ−a ra các chính sách về tuyển dụng nhân sự. Với đặc thù là một Công ty hoạt động SXKD nặng nhọc, hao phí sức lao động lớn, Công ty cần phải tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo để nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên để đảm bảo cho họ có đầy đủ năng lực, trình độ tay nghề để tiếp nhận những công việc theo đặc thù của Công ty. Ngoài ra, Công ty cùng cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế độ khen thưởng và xử
phạt hợp lý, phân quyền phù hợp với năng lực của từng bộ phận, cá nhân để động viên, khuyến khích nhân viên tham gia tích cực vào hoạt động SXKD, tạo động lực cho họ hăng say vào công việc, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công việc, đem lại lợi ích thiết thực cho Công ty.
Chính sách phân phối thu nhập cho người lao động của Công ty được thể hiện thông qua quy chế phân phối tiền lương và thu nhập. Do đó để củng cố mối quan hệ này Công ty cần phải xây dựng được các chế độ tiền lương, thưởng hợp lý để vừa tạo
động lực làm việc, vừa tạo sự bình đẳng trong Công ty. Cụ thể: Tiền lương bình quân cho CBCNV trong Cụng ty hiện tại là 6.127.000 đồng/tháng, tăng so với năm 2008 là 870.000 đồng/tháng, thời gian tới Công ty nên nâng mức lương lên khoảng 7.050.000 đồng/tháng, để đảm bảo nguồn thu nhập của các bộ công nhân viên nhân viên phù hợp với sự biến động của giá cả và khích lệ họ tích cực hơn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty.