Môi tr−ờng kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nghành than áp dụng tại công ty tnhhmtv than đồng vông tkv (Trang 57 - 60)

1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý tài chính doanh nghiệp

1.3.3. Môi tr−ờng kinh doanh

Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhất định.

Môi tr−ờng kinh doanh bao gồm tất cả các điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp: Môi trường kinh tế - tài chính, môi trường chính trị, môi tr−ờng luật pháp, môi tr−ờng công nghệ, môi tr−ờng văn hoá - xã

hội... Trong đó các môi trường đó, môi trường kinh tế - tài chính ảnh hưởng lớn nhất

đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cụ thể nh− sau:

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, n−ớc... ) thì sẽ giảm bớt đ−ợc nhu cầu vốn đầu t− của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm đ−ợc chi phí trong kinh doanh.

Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng tr−ởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu t− phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu t−.

Ng−ợc lại, nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoáit thì doanh nghiệp khó có thể tìm đ−ợc cơ hội tốt để đầu t−.

Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt

động tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư,

đến chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, lãi suất thị trường còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị tr−ờng tăng cao, ng−ời ta có xu h−ớng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, điều đó làm hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Lạm phát: Nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng. Nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể bị thất thoát vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài chính doanh nghiệp không ổn định.

Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp: như các chính sách khuyến khích đầu t−, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định... đây là yếu tố tác động lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.

Mức độ cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu t−

nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng cao chất l−ợng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm...

Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp có thể huy động gia tăng vốn, đồng thời có thể đầu t− các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng mức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàng hơn thực hiện đầu t− dài hạn gián tiếp. Sự phát triển của thị trường làm đa dạng hoá các công cụ và các hình thức huy động

vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn nh− sự xuất hiện và phát triển các hình thức thuê tài chính, sự hình thành và phát triển của thị tr−ờng chứng khoán...

Hoạt động của các Trung gian tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt

động tài chính của doanh nghiệp. Sự phát triển lớn mạnh của các Trung gian tài chính sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng phong phú, đa dạng hơn cho các doanh nghiệp, như sự phát triển của các ngân hàng thương mại đã làm đa dạng hoá

các hình thức thanh toán nh− thanh toán qua chuyển khoản, thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử... Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các Trung gian tài chính tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng nguồn vốn tín dụng với chi phí thấp hơn.

Tóm lại, tổng quan về quản lý tài chính doanh nghiệp của tác giả đã đi sâu nghiên cứu về quản lý tài chính doanh nghiệp thông qua ph−ơng thức giải quyết 3 vấn đề quan trọng đó là:

+ Đầu t− dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình SXKD đã

lựa chọn?

+ Nguồn vốn đầu t− mà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào?

+ Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày nh− thế nào?

Những kết quả nghiên cứu trong chương 1 đã chỉ rõ sự cần thiết, khách quan phải quản lý tài chính doanh nghiệp, bao gồm các nội dung cơ bản là xác định nhu cầu về vốn, tổ chức, huy động và sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành Pháp luật. Từ đó có cơ sở để đánh giá công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH một thành viên than Đồng Vông - TKV. Những nội dụng cụ thể của quản lý tài chính sẽ được đề cập trong chương 2 của luận văn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nghành than áp dụng tại công ty tnhhmtv than đồng vông tkv (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)