Chi phí sử dụng vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nghành than áp dụng tại công ty tnhhmtv than đồng vông tkv (Trang 30 - 34)

1.2. Các nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp

1.2.4. Chi phí sử dụng vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Trên góc độ tài chính doanh nghiệp, giá hay chi phí sử dụng vốn đ−ợc xem xét ở đây là chi phí cơ hội và chi phí đó được xác định từ thị trường vốn.

Trên góc độ của người đầu tư là người cung cấp vốn cho doanh nghiệp thì chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu t− đòi hỏi khi cung cấp vốn cho

doanh nghiệp. Mức sinh lời này phải tương xứng với mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có khả năng gặp phải khi cung cấp vốn.

Đối với doanh nghiệp là ng−ời sử dụng nguồn vốn tài trợ thì chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần thiết phải đạt đ−ợc khi sử dụng nguồn tài trợ đó cho đầu t− hay hoạt động kinh doanh để đảm bảo cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần không bị sụt giảm.

Việc xem xét sử dụng chi phí vốn là vấn đề hết sức quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn là căn cứ để lựa chọn dự án đầu t−

làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.

a. Chi phí sử dụng vốn của các nguồn tài trợ riêng biệt Chi phí sử dụng vốn vay

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động, doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay nh− vay vốn Ngân hàng th−ơng mại và các tổ chức tài chính khác, phát hành trái phiếu... Khi sử dụng vốn vay doanh nghiệp phải tạo ra khoản lợi nhuận tối thiểu bằng số tiền lãi vay phải trả cho chủ nợ thì mới đảm bảo thu nhập của chủ sở hữu không bị sụt giảm.

Chi phí sử dụng cổ phiếu −u đãi

Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu −u đãi.

Loại cổ phiếu ưu đãi thường được các Công ty cổ phần ở nhiều nước sử dụng là loại cổ phiếu −u đãi có cổ tức cố định và không có quyền biểu quyết. Đây là loại chứng khoán lai ghép giữa cổ phiếu th−ờng và trái phiếu.

Đối với Công ty cổ phần, chi phí sử dụng cổ phiếu −u đãi là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần phải đạt đ−ợc khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu −u đãi để đầu t− sao cho thu nhập trên 1 cổ phần hay giá cổ phiếu không bị sụt giảm.

Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu t−

Công ty cổ phần và các doanh nghiệp khác có thể sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để tái đầu t−. Đây là nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh của Công ty.

Xét về mặt kế toán, khi doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu t− thì doanh nghiệp không phải trả thêm một khoản chi phí nào cho việc sử dụng nguồn vốn này.

Tuy nhiên, trên góc độ tài chính phải tính đến chi phí cơ hội của số lợi nhuận giữ lại.

Lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần sau khi trả cổ tức cho cổ đông −u đãi (nếu có) thuộc quyền sở hữu của cổ đông thường. Cổ đông có thể nhận toàn bộ số lợi nhuận đó dưới hình thức cổ tức và sau đó có thể sử dụng số tiền cổ tức nhận được để

đầu t− vào nơi khác hoặc theo một cách khác. Nh− vậy, cổ đông đã nhận một phần lợi nhuận sau thuế dưới hình thức cổ tức, còn một phần để lại Công ty để tái đầu tư.

Từ đó có thể rút ra, chi phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu t− là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của cổ đông đối với cổ phần thường của Công ty.

Chi phí sử dụng cổ phiếu th−ờng mới

Để tăng thêm vốn đầu t−, Công ty cổ phần có thể thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu th−ờng mới bán ra thu thêm bằng tiền. Đây là nguồn vốn chủ sở hữu ngoại sinh của Công ty.

Khi phát hành thêm cổ phiếu th−ờng mới Công ty phải chịu chi phí phát hành và giá phát hành th−ờng thấp hơn giá thị tr−ờng hiện hành, vì thế, chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới cao hơn so với chi phí sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư và cũng lớn hơn chi phí sử dụng cổ phiếu −u đãi và trái phiếu.

Nh− vậy, chi phí sử dụng cổ phiếu th−ờng mới là tỷ lệ sinh lời tối thiểu mà Công ty cần đạt được khi sử dụng vốn huy động bằng phát hành cổ phiếu thường mới sao cho thu nhập trên một cổ đông của các cổ đông hiện hành hay giá cổ phiếu của Công ty không bị sụt giảm.

b. Chi phí sử dụng vốn bình quân

Thông thường trong thực tế hoạt động kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu cho việc đầu t−, doanh nghiệp phải huy động sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau và mỗi nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn không giống nhau. Do vậy, cần xác định chi phí sử dụng vốn bình quân.

Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền và có thể đ−ợc xác định bằng công thức sau:

E Cf D

WACC =

V x rE +

V x rE +

V rdt (1-t) (1.1)

Hay: WACC =

n i

Ri

1

x Wi

Trong đó: WACC : Chi phí sử dụng vốn bình quân.

E : Vốn chủ sở hữu.

Cf : Vốn tài trợ bằng cổ phiếu −u đãi.

V : Tổng nguồn vốn.

Ri : Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.

Wi : Tỷ trọng của nguồn vốn i trong tổng nguồn tài trợ.

i : Nguồn tài trợ tính theo thứ tự. (i = 1-:-n).

1.2.4.2. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Quyết

định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng bởi lẽ:

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp.

Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên 1 cổ phần và rủi ro tài chính của doanh nghiệp hay công ty cổ phần.

Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đ−ợc thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:

Tổng số nợ Hệ số nợ =

Tổng nguồn vốn (hoặc tổng tài sản)

(1.2)

Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn hay trong tài sản bao nhiêu phần trăm đ−ợc hình thành bằng nguồn nợ phải trả.

Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu =

Tổng nguồn vốn

(1.3)

Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Hệ số nợ = 1 - Hệ số vốn chủ sở hữu (1.4) Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 - Hệ số nợ (1.5)

Cơ cấu nguồn vốn còn đ−ợc phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Tổng số nợ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nghành than áp dụng tại công ty tnhhmtv than đồng vông tkv (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)