Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nghành than áp dụng tại công ty tnhhmtv than đồng vông tkv (Trang 53 - 56)

1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý tài chính doanh nghiệp

1.3.1. Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định về tổ chức doanh nghiệp. ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp năm 2005, xét về hình thức pháp lý có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu:

+ Doanh nghiệp t− nhân.

+ Công ty hợp danh.

+ Công ty cổ phần.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Ngoài bốn loại hình doanh nghiệp nêu trên còn có hợp tác xã.

Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp như phương thức hình thành và huy động vốn, việc chuyển nh−ợng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ…

Những ảnh hưởng của hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp đối với tài chính doanh nghiệp thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

1.3.1.1. Doanh nghiệp t nhân

Doanh nghiệp t− nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Nh− vậy chủ doanh nghiệp là ng−ời đầu t− bằng nguồn vốn của mình và cũng có thể huy động thêm vốn từ bên ngoài qua các hình thức đi vay. Tuy nhiên việc huy

động vốn từ bên ngoài là rất hạn chế và loại hình doanh nghiệp này không đ−ợc phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn trên thị trường. Qua

đó, cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp t− nhân là hạn hẹp, loại hình doanh nghiệp này th−ờng thích hợp với việc kinh doanh quy mô nhỏ.

Chủ doanh nghiệp t− nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp, có quyền bán doanh nghiệp của mình cho ng−ời khác hoặc có quyền tạm dừng hoạt

động kinh doanh. Việc thực hiện cho thuê hay bán hoặc quyền tạm dừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật hiện hành.

Lợi nhuận sau thuế là tài sản hoàn toàn thuộc quyền sở hữu và sử dụng của chủ doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp t− nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Điều đó có nghĩa là về mặt tài chính, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Đây cũng là điều bất lợi của loại hình doanh nghiệp này.

1.3.1.2. Công ty hợp danh:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:

Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của Công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

Trong Công ty hợp danh, thành viên hợp danh có quyền quản lý Công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh Công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý Công ty; cùng liên đới trách nhiệm về các nghĩa vụ của Công ty. Thành viên góp vốn có quyền đ−ợc chia lợi

nhuận theo tỷ lệ đ−ợc quy định tại điều lệ Công ty nh−ng không đ−ợc tham gia quản lý Công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh Công ty.

Ngoài vốn điều lệ, Công ty hợp danh có quyền lựa chọn hình thức huy động vốn theo quy định của Pháp luật. nh−ng không đ−ợc phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn.

Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ của Công ty còn các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của Công ty trong phạm vi số vốn góp vào Công ty.

1.3.1.3. Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:

Vốn điều lệ đ−ợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào Công ty.

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp có quy định của Pháp luật.

Cổ đông có thể là tổ chức, các nhân; số l−ợng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số l−ợng tối đa.

Ngoài các hình thức huy động vốn thông thường, Công ty cổ phần có thể phát hành các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng để huy động vốn nếu

đủ tiêu chuẩn theo Luật định. Đây là −u thế của loại hình doanh nghiệp này.

Các cổ đông của Công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác.

Điều này làm cho ng−ời đầu t− có thể dễ dàng chuyển dịch vốn đầu t− của mình.

Việc phân phối lợi nhuận sau thuế thuộc quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông của Công ty.

Thành viên của Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm (hữu hạn) đối với các khoản nợ của Công ty trong phạm vi phần vốn đã góp.

1.3.1.4. Công ty trách nhiệm hữu hạn

Theo Luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam, có hai dạng Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

a. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp:

+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

+ Phần vốn của thành viên chỉ đ−ợc chuyển nh−ợng theo quy định Pháp luật.

+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số l−ợng thành viên không v−ợt quá

năm m−ơi. Thành viên của Công ty có quyền biểu quyết t−ơng ứng với phần vốn góp.

Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn nh− đã cam kết. Ngoài phần vốn góp của thành viên, Công ty có quyền lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn theo quy định của Pháp luật, nh−ng Công ty không đ−ợc quyền phát hành cổ phiếu.

Trong quá trình hoạt động, theo quyết định của Hội đồng thành viên, Công ty có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ của Công ty theo quy định của Pháp luật.

Lợi nhuận sau thuế thuộc về các thành viên của Công ty, việc phân phối lợi nhuận do các thành viên quyết định, số lợi nhuận mỗi thành viên được hưởng tương ứng với phần vốn góp Công ty.

b. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu Công ty); chủ sở hữu Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty.

Công ty TNHH một thành viên có t− cách pháp nhân kể từ ngày đ−ợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu Công ty và tài sản của Công ty. Chủ sở hữu Công ty là cá nhân phải tách biệt các chỉ tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chỉ tiêu trên cương vị Chủ tịch Công ty và Giám đốc.

Công ty TNHH một thành viên không đ−ợc quyền phát hành cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nghành than áp dụng tại công ty tnhhmtv than đồng vông tkv (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)