1.2. Các nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp
1.2.6. Phân tích tài chính doanh nghiệp
a. Khái niệm
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, ph−ơng pháp và công cụ để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý Doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của Doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết
định quản lý phù hợp.
Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính năm hiện hành với quá khứ. Thông qua việc phân tích tài chính ng−ời sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nh− những rủi ro trong t−ơng lai và triển vọng của Doanh nghiệp.
Tài liệu chủ yếu để phân tích tài chính doanh nghiệp là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng để nhận biết tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có theo hai cách đánh giá là tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán được phản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn.
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một bản báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
b. Trình tự phân tích tài chính
Trình tự phân tích tài chính tuần tự nh− sau:
+ Thu nhập thông tin + Xử lý thông tin
+ Quyết định và dự đoán
c. Các ph−ơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp + Ph−ơng pháp tỷ số
+ Ph−ơng pháp so sánh
+ Ph−ơng pháp phân tích tài chính DUPONT + Ph−ơng pháp loại trừ
1.2.6.2. Phân tích tổng quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Dựa trên số liệu Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích tổng quát tình hình tài chính nhằm nhìn nhận bao quát tình hình của doanh nghiệp, thông thường xem xét một số biến động chủ yếu giữa cuối năm và đầu năm hoặc của năm này so với năm tr−ớc của các chỉ tiêu:
+ Sự tăng, giảm tổng tài sản.
+ Sự biến động của nợ phải trả.
+ Sự tăng tr−ởng của doanh thu thuần bán hàng, giá vốn của hàng bán, lợi nhuận bán hàng, lợi nhuận sau thuế.
1.2.6.2. Phân tích các hệ số tài chính doanh nghiệp
Các số liệu báo cáo tài chính ch−a phản ánh đầy đủ thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng các chỉ tiêu tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính. Mỗi doanh nghiệp khác nhau có các chỉ tiêu tài chính khác nhau, thậm chí một doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau cũng có các chỉ tiêu tài chính không giống nhau. Do đó người ta coi các chỉ tiêu tài chính là những biểu hiện đặc tr−ng nhất về tình hình tài chính của Ddanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
a. Nhóm chỉ tiêu phân tích biến động về quy mô và cơ cấu tài sản tài sản Phân tích sự biến động về quy mô và cơ cấu tài sản của Doanh nghiệp là so sánh số tổng cộng giữa năm nay với năm tr−ớc hoặc giữa nhiều năm với nhau, kể cả
số tuyệt đối và số tương đối nhằm xác định sự biến động (sự tăng trưởng) về quy mô
tài sản và cơ cấu tài sản qua các kỳ kinh doanh, nhằm mục đích đánh giá kết quả và những tiềm năng về tài chính trong t−ơng lai của Doanh nghiệp.
Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp: là các chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh: Cứ 100 đồng tổng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao. Trong chỉ tiêu này cần đi sâu tính toán và phân tích các chỉ tiêu chi tiết sau:
Tỷ trọng của tiền và các khoản t−ơng đ−ơng tiền chiếm trong tổng TSNH.
Tỷ trọng các khoản đầu t− tài chính ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản ngắn hạn.
Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản ngắn hạn.
Tỷ trọng hàng tồn kho chiếm trong tổng tài sản ngắn hạn.
Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn khác chiếm trong tổng tài sản ngắn hạn.
Tỷ trọng của tài sản dài hạn chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ giữa tài sản dài hạn với tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng cao, thể hiện quy mô năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngày càng lớn. Trong chỉ tiêu này cần đi sâu tính toán và phân tích các chỉ tiêu chi tiết sau:
Tỷ trọng các khoản phải thu dài hạn chiếm trong tổng tài sản dài hạn.
Tỷ trọng tài sản cố định chiếm trong tổng tài sản dài hạn.
Tỷ trọng của bất động sản đầu t− chiếm trong tổng tài sản dài hạn.
Tỷ trọng của các khoản đầu t− tài chính dài hạn chiếm trong tổng TSDH.
Tỷ trọng tài sản dài hạn khác chiếm trong tổng tài sản dài hạn.
b. Nhóm chỉ tiêu phân tích biến động về quy mô nguồn vốn của DN
Phân tích sự biến động về quy mô nguồn vốn của Doanh nghiệp so sánh số tổng cộng giữa năm nay với năm tr−ớc hoặc giữa nhiều năm với nhau, kể cả số tuyệt
đối và số tương đối nhằm đưa ra các kết luận về tình hình biến động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính và huy động tối đa mọi nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì Doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của Doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao.
Ng−ợc lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả
năng đảm bảo về mặt tài chính của Doanh nghiệp sẽ thấp.
Cơ cấu nguồn vốn
Các hệ số (tỷ số) phân tích cơ cấu nguồn vốn được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn chủ sở hữu của Công ty để thấy mức độ tin cậy vào sự đảm bảo của các món nợ. Điều này đ−ợc thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ:
Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ =
Tổng nguồn vốn
x 100% (1.7)
Tỷ suất tự tài trợ này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của Doanh nghiệp càng tốt. Về mặt lý thuyết hệ số này nằm trong khoảng từ 0 -:-1 nhưng thông thường nó dao động quanh giá trị 0,5. Nếu chỉ số nợ cao, người cho vay sẽ rất chặt chẽ khi quyết định cho Doanh nghiệp vay thêm
để mở rộng hoạt động SXKD.
Tỷ trọng nợ phải trả chiếm trong tổng số nguồn vốn của DN
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng nợ phải trả. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng trong tổng số vốn mà Doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng chủ yếu là do vốn vay nợ mà có, Doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn về tình hình tài chính và rủi ro về tài chính của doanh nghiệp càng tăng. Trong đó cần phân tích các chỉ tiêu sau:
Nợ phải trả
Tỷ suất nợ chung =
Tổng tài sản = 1 - Tỷ suất tự tài trợ (1.8) Tỷ suất nợ chung bằng 0,5 đ−ợc coi là bình th−ờng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt vì Doanh nghiệp không phải đi chiếm dụng vốn để đầu t− cho tài sản.
Nợ dài hạn Tỷ suất nợ =
Nguồn vốn chủ sở hữu (1.9) Nợ phải trả
Tỷ suất nguồn vốn chủ sở hữu =
Nguồn vốn chủ sở hữu (1.10) Hai tỷ suất này cho biết tỷ lệ giữa nợ dài hạn và nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu là cao hay thấp. Nếu là cao chứng tỏ khả năng tự tài trợ là kém và Doanh nghiệp khó có thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ng−ợc lại.
Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng số nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập cao về tài chính của doanh nghiệp càng lớn. Doanh nghiệp có thể đảm bảo nhu cầu về vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong đó cần xem xét các chỉ tiêu:
Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp.
Tỷ trọng của nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm trong tổng số nguồn.
c. Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng TSCĐ
Hiệu quả sử dụng TSCĐ đ−ợc đánh giá qua nhiều chỉ tiêu, nh−ng phổ biến là các chỉ tiêu sau:
Doanh thu thuÇn Sức sản xuất của TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ (1.11)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phân tích đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng tốt.
Lợi nhuận tr−ớc thuế Sức sinh lợi của TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ (1.12) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phân tích đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này cao đ−ợc đánh giá là tốt. Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này, doanh nghiệp phải nâng cao tổng lợi nhuận thuần, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý TSCĐ.
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Suất hao phí của TSCĐ = Doanh thu thuần (Lợi nhuận tr−ớc thuÕ)
(1.13) Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần cần bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân TSCĐ. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo với chỉ tiêu sức sản xuất và sức sinh lợi của TSCĐ. Chỉ tiêu này có giá trị càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp càng ít tốn chi phí cố định hơn, hiệu quả sử dụng vốn SXKD cao hơn.
Doanh thu thuÇn Hiệu suất sử dụng VCĐ = Vốn cố định bình
qu©n
(1.14)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân sử dụng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh trong kỳ phân tích tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
Lợi nhuận tr−ớc thuế Tỷ suất sinh lợi của VCĐ = Vốn cố định bình
qu©n
(1.15)
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận trong kỳ phân tích cần bao nhiêu đồng vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
d. Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng TSLĐ
Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ, ta dựa vào các chỉ tiêu phân tích sau:
Doanh thu thuÇn Sức sản xuất của TSLĐ =
TSL§ b×nh qu©n
(1.16)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSLĐ bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phân tích đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Lợi nhuận tr−ớc thuế Sức sinh lợi của TSLĐ =
TSL§ b×nh qu©n
(1.17)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng TSLĐ bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp trong kỳ.
Tổng doanh thu thuần Số vòng quay của VLĐ =
VL§ b×nh qu©n
(1.18)
Chỉ tiêu này phản ánh vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ của Doanh nghiệp tăng và ng−ợc lại. Chỉ tiêu này còn đ−ợc gọi là "hệ số luân chuyển".
Thời gian của kỳ phân tích Thời gian của
1 vòng luân chuyển =
Số vòng quay của VLĐ trong kỳ
(1.19)
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động được quay 1 vòng.
Thời gian của 1 vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
Trong công thức này, thời gian của kỳ phân tích đ−ợc tính theo ngày và đ−ợc quy
định 1 tháng = 30 ngày, 1 quý = 90 ngày, 1 năm = 360 ngày.
VL§ b×nh qu©n Hệ số đảm nhiệm của VLĐ =
Tổng doanh thu thuần
(1.20)
Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng doanh thu thuần cần mấy đồng vốn lưu
động. Hệ số này tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động nên càng nhỏ càng tốt.
Từ công thức (1.20):
Tổng doanh thu thuần = VLĐ bình quân x Hệ số đảm nhiệm (1.21) Khi tốc độ luân chuyển thay đổi:
Sè doanh thu
thuÇn tăng thêm
(+) hoặc mÊt ®i (-)
=
Vèn lưu
động b×nh qu©n
-
Tốc độ lu©n chuyÓn
của VL§ kú ph©n tÝch
x
Tốc độ lu©n chuyÓn
của VL§
kú gèc
(1.22)
Đẳng thức này cho thấy doanh thu thuần sẽ tăng lên hoặc mất đi là do sự thay
đổi tốc độ luân chuyển của VLĐ.
Với một số VLĐ ít hơn, nếu tăng tốc độ luân chuyển VLĐ doanh nghiệp sẽ thu đ−ợc doanh thu nh− cũ (kỳ gốc). Điều này có nghĩa doanh nghiệp đã tiết kiệm
đ−ợc VLĐ so với kỳ gốc.
Tổng doanh thu thuần kú ph©n tÝch Sè
VL§
tiÕt kiệm (-) hoặc
lãng phÝ (+)
= Thêi gian kú ph©n tÝch x
Thêi gian của
1 vòng lu©n chuyÓn kú ph©n
tÝch -
Thêi gian của 1
vòng lu©n chuyÓn
kú gèc
(1.23)
Ngoài ra, để có thể phân tích đánh giá chính xác hơn về số liệu qua sử dụng vốn lưu động, người ta còn sử dụng các chỉ tiêu sau:
Giá thực tế NVL sử dụng trong kỳ Hệ số quay kho
Nguyên vật liệu =
Giá thực tế NVL tồn kho bình quân
(1.24) Giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ
Hệ số quay kho của sản phẩm hàng hoá
=
Giá vốn hàng tồn kho bình quân
(1.25)
Thời gian theo lịch Thời gian của một
vòng quay
=
Hệ số quay số
(1.26)
Trong đó: Thời gian theo lịch đ−ợc tình tròn 1 tháng = 30 ngày, 1 quý = 90 ngày, 1 năm = 360 ngày. Trị giá vật liệu, hàng hoá thành phẩm tồn kho bình quân
đ−ợc tính theo công thức trung bình cộng (lấy tổng số cuối kỳ và đầu kỳ chia cho 2).
e. Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình đầu t− của Doanh nghiệp
Để đánh giá tổng quát tình hình đầu t− của Doanh nghiệp, cần xác định và phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất đầu t− tổng quát. Chỉ tiêu này phản ánh: Cứ 100
đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng về đầu t− tài chính ngắn hạn, dài hạn và tài sản cố định. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ qui mô về cơ sở vật chất của Doanh nghiệp càng đ−ợc tăng c−ờng, năng lực sản xuất của Doanh nghiệp càng đ−ợc mở rộng, đầu t− tài chính của Doanh nghiệp càng cao, phản ánh xu h−ớng phát triển SXKD của Doanh nghiệp ngày càng bền vững, tình hình tài chính ngày càng khả quan. Trong
đó cần phân tích kỹ các chỉ tiêu:
TSCĐ và đầu t− dài hạn Tỷ suất đầu t− vào tài sản dài hạn =
Tổng tài sản
(1.27)
TSCĐ và đầu t− ngắn hạn Tỷ suất đầu t− vào tài sản ngắn hạn =
Tổng tài sản
(1.28) f. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn tự tài trợ của Doanh nghiệp
Tỷ suất tự tài trợ cho tài sản ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ nguồn bù
đắp bằng vốn chủ sở hữu cho tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp ngày càng lớn, rủi ro về tài chính của doanh nghiệp ngày càng thấp. Nếu chỉ tiêu này thấp thì sự phụ thuộc tài chính của doanh nghiệp vào khách hàng càng lớn.
Tỷ suất tự tài trợ cho tài sản dài hạn
Đây là chỉ tiêu biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng tài sản dài hạn của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản dài hạn thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả
năng tự bù đắp cho việc đầu t− tài sản của Doanh nghiệp càng lớn.