PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ
1.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng
“Tín dụng” (credit) xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Bản chất của tín dụng hàng hóa là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn đã thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất.
Đây là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bìnhđẳng, hai bên cùng có lợi.
Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng có quy định:
“Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng…”
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
“Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”.
Như vậy, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng và sau đó hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn, phần tăng thêm là lợi tức tín dụng. Trong nền kinh tế hàng hóa có nhiều loại hình tín dụng như: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng, tín dụng thuê mua, tín dụng quốc tế…
1.2.2 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng mang bản chất của quan hệ tín dụng nói chung. Đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong vay và cho vay giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và các cá nhân khác, được thực hiện dưới hình thức tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi.
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng – một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức kinhtế và dân cư. Trong đó, ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác ngân hàng là một trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàngấn định chokhách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay.
Do đặc điểm riêng của mình tín dụng Ngân hàng đạt được ưu thế hơn các hình thức tín dụng khác về khối lượng, thời gian và phạm vi đầu tư. Với đặc điểm tín dụng bằng tiền, vốn tín dụng ngân hàng có khả năng đầu tư chuyển đổi vào bất kỳ lĩnh vực nào của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vì vậy mà tín dụng Ngân hàng ngày càng trở thành hình thức tín dụng quan trọng trong các hình thức tín dụng hiện có.
1.2.3 Đặc điểmtín dụng ngân hàng
Tín dụng phản ánh các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và phục vụ đời sống theo nguyên tắc có hoàn trả. Tín dụng có những đặc điểm sau:
- Phân phối của tín dụng mang tính hoàn trả.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Trong tín dụng có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng nguồn tài chính.
- Quan hệ chuyển nhượng giá trị mang tính tạm thời.
- Đảm bảo tính hoàn trả kịp thời về thời gian và giá trị.
- Lượng giá trị được hoàn trả trong tín dụng thường lớn hơn lượng ban đầu.
- Quan hệ tín dụng được xây dựng trên cơ sở tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để xây dựng quan hệ tín dụng.
1.2.4 Vai trò tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế hàng hóa, các tổ chức tín dụng xuất hiện với chức năng chính là làm trung gian để tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi, rồi trên cơ sở vốn đó sẽ phân phối lại cho người cần vốn, quan hệ này làm nảy sinh tín dụng ngân hàng. Như vậy, sự xuất hiện của tín dụng ngân hàng là hết sức cần thiết và có vai trò to lớn cho việc phục vụ phát triển kinh tế, nó thể hiện như sau:
- Thứ nhất, TDNH thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp, không chỉ đối với các thành phần doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nướcmà còn tácđộng đến các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Tín dụng thúc đẩy sự ra đời của các thành phần kinh tế theo mục tiêu phát triển của đất nước. TDNH tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, ngay cả những hoạt động dịch vụ cũng không thể tách ly sự hỗ trợ của TDNH.
- Thứ hai, TDNH là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển, ngành kinh tế mũi nhọn.
- Thứ ba, TDNH là đòn bẩy kinh tế thực hiện tái sản xuất mở rộng, áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Ngân hàng với chức năng huy động vốn tập trung mọi nguồn lực trong và ngoài nước đã phần nào đáp ứng được nhu cầu về vốn của nền kinh tế, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Thứ tư, TDNH thúc đẩy quá trình mở rộng quan hệ lưu thông hàng hóa quốc tế. Đầu tư vốn ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa là lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế thông dụng. Thông qua quá trình nhận và cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của các nước, TDNH đã làm tăng mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước, đồng thời
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, TDNH là trợ thủ đắc lực về vốn cho các nhà đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Thứ năm, TDNH góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, tránh lạm phát:
với chức năng tập trung vốn nhàn rỗi để thực hiện hoạt động cho vay đã góp phần làm giảm việc sử dụng tiền mặt trong lưu thông.
- Thông qua hoạt động TDNH Nhà nước có thể kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra các biện pháp chính sách quản lý nền kinh tế và hoạt động của các thành phần kinh tế thông quá các chính sách về tín dụng như các chính sách ưu đãi về lãi suất và các điều kiện cho vay khác cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo mục tiêu định hướngphát triển nền kinh tế của nhànước.
1.2.5 Lãi suất tín dụng
Trong quan hệ tín dụng lãi suất là biểu hiện giá cả khoản tiền mà người cho vay đòi hỏi khi tạm thời trao quyền sử dụng một khoản vốn của mình cho người khác trong một thời gian nhất định. Người đi vay coi lãi suất như một khoản chi phí phải trả cho nhu cầu sử dụng tạm thời vốn của người khác. Nói một cách khác, lãi suất tín dụng là giá cả của quyền sử dụng vốn vay. Đối với hoạt động ngân hàng, lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất, nó không chỉ là công cụ điều tiết vĩ mô mà còn là phương tiện giúp các ngân hàng cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Thông thường lãi suất của ngân hàng được hình thành trên cơ sở lãi suất thị trường nên luôn biến động
1.2.6 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh tín dụng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. Rủi ro tín dụng là sự biểu hiện tập trung nhất sự đánh đổi lợi nhuận –rủi ro.
Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng như:
- Rủi ro từ phía khách hàng: người vay vốn lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, không đủ khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Rủi ro từ phía Ngân hàng: cán bộ ngân hàng thiếu trìnhđộ hoặc vi phạm đạo đực trong kinh doanh, dẫn đến cho vay khống, cho vay không đúng mục đích, thẩm định dự án đầu tư, phương án kinh doanh không chính xác. Ngân hàng quá chú trọng về lợi tức, kỳ vọng về lợi tức cao gây khó khăn cho việc trả nợ của khách hàng.
- Các nguyên nhân khác như: người vay cố ý không trả nợ, hoặc có lý do bất khả kháng như người vay chết hoặc mất tích…
Rủi ro tín dụng của một Ngân hàng xảy ra ở các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi và vốn gốc cho vay, nặng nhất khi không thu hồi được vốn là lãi có giá trị cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn.
Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, Ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị Ngân hàng phải hết sực thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằmgiảm thiểu rủi ro trong cho vay.
1.2.7 Phân loại tín dụng ngân hàng
Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau:
1.2.7.1Căn cứ vào thời hạn tín dụng
+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn cho vay và hoàn trả dưới 1 năm. Loại tín dụng này thường dùng để cho vay bổ sung sự thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh, cho vay tiêu dùng.
+ Tín dụng trung hạn: Thời hạn cho vay và hoàn trả từ 1 năm đến dưới 5 năm và chủ yếu được sử dụng để mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công tình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn.
1.2.7.2Căn cứ vào đối tượng tín dụng
+ Tín dụng vốn lưu động: Loại tín dụng này được cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động của các doanh nghiệp hoặc các cá nhân nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ dưới hai hình thức chủ yếu là cho vay bổ sung nguồn vốn lưu động thiếu hụt tạm thời và chiết khấu chứng từ có giá.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
+ Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành nên vốn cố định của doanh nghiệp và cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh. Hình thành các TSCĐ, cải tiến và đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dựng công trình…
Thời hạn cho vay của loại tín dụng này thường là trung và dài hạn.
1.2.7.3Căn cứ vào mục đích tín dụng
+ Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng được sử dụng để cho vay các nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được sử dụng để cho vay cá nhân để đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống, tiêu dùng mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại và các loại hàng hóa tiêu dùng khác và được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của các nhân vay vốn.
+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là hoạt động tín dụng được sử dụng đối với các chủ thể kinh tế để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hoạt động cho vay này rất phát triển và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của các NHTM.
1.2.7.4Căn cứ vào chủ thể quan hệ tín dụng
+ Tín dụng thương mại: Phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh, thể hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
+ Tín dụng Nhà nước: Phản ánh mối quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư và các chủ thể kinh tế khác, thể hiện qua các hình thức công trái, trái phiếu Nhà nước, kho bạc…
+ Tín dụng ngân hàng: Phản ánh quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác, giữa ngân hàng với người dân.
+ Tín dụng thuê mua: Phản ánh quan hệ tín dụng nảy sinh giữa các công ty tài chính với những người sản xuất kinh doanh dưới hình thức cho thuê tài sản.
1.2.7.5Căn cứ theo điều kiện đảm bảo
+ Tín dụng có đảm bảo: Là loại tín dụng dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Ngân hàng nắm giữ tài sản của người vay để xử lý thu hồi khi người vay không thực hiện được các nghĩa vụ đã được cam kết trong HĐTD. Hình thức này được áp dụng đối với những khách hàng không có uy tín cao đối với Ngân hàng.
+ Tín dụng không có đảm bảo: Là loại tín dụng không có thế chấp, cầm cố, hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
thân khách hàng. Thường cấp cho các khách hàng có uy tín, kinh doanh thường xuyên có lãi, tình hình tài chính hiệu quả, vững mạnh.
1.2.7.6Căn cứ vào phương thức hoàn trả
+ Tín dụng trả góp: Là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ, trả dần trong suốt kỳ hạn thực hiện hợp đồng. Kỳ hạn hoàn trả có thể hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc một năm.
+ Tín dụng trả một lần: Là loại tín dụng trả một lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận.