KSNB hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân tại NHNo PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 37)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ

1.3 Tổng quan về hệ thống KSNB tại ngân hàng thương mại

1.3.4 KSNB hoạt động tín dụng

1.3.4.1 Sự cần thiết của việc kiểm soát hoạt động tín dụng

Mỗi hoạt động kinhdoanh của ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro, cấp tín dụng cho nền kinh tế là hoạt động cơ bản của NHTM, nó đem lại nguồn lợi lớn nhất cho ngân hàng song nó cũng nảy sinh nhiều rủi ro nhất. Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng, để đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động ngân hàng, ngoài việc tuân thủ quy trình cấp tín dụng thì việc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng trong ngân hàng cũng là một công việc thiết thực và ý nghĩa , nó có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ngăn ngừa sai phạm xảy ra.

KSNB hoạt động tín dụng đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc loại trừ các sai phạm và gian lận trong kinh doanh tín dụng ngân hàng, phát hiện và ngăn ngừa những sai phạm không chỉ thuộc bản thân ngân hàng mà còn từ phía khách hàng sử dụng vốn của ngân hàng. KSNB đối với hoạt động tín dụng cũng đem lại những tác động to lớn từ việc đưa ra những kiến nghị, tham vấn cho ban lãnhđạo tìm ra phương pháp giải quyết, giảm thiểu những rủi ro tín dụng tiềm tàng, những rủi ro tín dụng có thể đoán biết trước, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả nhất.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

1.3.4.2 Mục tiêu KSNB hoạt động tín dụng

-Đánh giá tính thích đáng trong việc định giá của các khoản cho vay.

-Đánh giá tình trạng rủi ro của tất cả các nghiệp vụ tín dụng.

-Đánh giá tính nghiêm túc, đúng đắn của tất cả các nghiệp vụ tín dụng.

Ba mục tiêu trên đảm bảo rằng phát hiện được những tồn tại trong quá trình cấp tín dụng, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục có hiệu quả. Đó là mục đích chung nhất, cơ bản nhất của công việc kiểm tra kiểm soát tín dụng trong ngân hàng.

1.3.4.3 Nhiệm vụ của KSNB hoạt động tín dụng

- Kiểm tra đánh giá tính phù hợp, tính hiệu lực hiệu quả của hệ thống kiểm toán nội bộ trong ngân hàng, độ tin cậy của các thông tin tín dụng trước khi trình duyệt và công bố.

- Kiểm tra đánh giá sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động và quản lý tín dụng sự tuân thủ pháp luật, chính sách chế độ, các quy định của hội đồng quản trị, ban giám đốc ngân hàng, của cán bộ tín dụng ngân hàng.

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh của ngân hàng.

1.3.4.4 Đối tượng của KSNB hoạt động tín dụng

Đối tượng của KSNB hoạt động tín dụng là tổng thể các nghiệp vụ thực hiệntrong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, phân tích đánh giá khách hàng, tình hình bảo đảm tín dụng, các nguyên tắc xét duyệt và cấp tín dụng, giám sát tín dụng của ngân hàng đối với hoạt động tín dụng, kiểm soát chi tiết các loại tài sản đảm bảo tín dụng, kiểm toán những khoản nợ có vấn đề, kiểm tra tình hình lập quỹ dự phòng rủi ro.

1.4 Những vấn đề chung về hộ nông dân 1.4.1 Khái niệm hộ nông dân

Tất cả các hoạt động nông nghiệp hay phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của HND. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về HND, trên thực tế tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu và quan điểm của các nhà nghiên cứu mà HND được định nghĩa khác nhau.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trong cuốn “Kinh tế hộ nông dân” xuất bản năm 1997, Đào Thế Tuấn định nghĩa: “Hộ nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu là lao động gia đình trong nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với trìnhđộhoàn hảo không cao”.

Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: “Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật…) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp”.

1.4.2 Đặc điểm cơ bản của hộ nông dân

Theo tạp chí ngân hàng số 57/2003 ở Việt Nam hộ nông dân có những đặc điểm sau:

- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng.

- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng được biểu hiện ở trìnhđộ phát triển của hộ từ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.

- Các hộ nông dân ngoài việc tham gia hoạt động nông nghiệp còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau, khiến cho khó giới hạn thế nào là một hộ nông dân.

- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan, trong khi đó khả năng khắc phục lại hạn chế.

- Hộ nghèo và hộ trung bình chiếm tỷ trọng cao, khó khăn của hộ nông dân là thiếu vốn.

* Ngoài ra, với tư cách là người đi vay tiền của Ngân hàng, hộ nông dân còn có những đặc điểm:

Thứ nhất:Tính pháp lý của hộ nông dân. Khi cho vay hộ nông dân thì tính pháp lý được xem xét trên cơ sở sở hữu chung. Vì:

- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà Nước giao quyền sử dụng đất cho hộ nông dân để sử dụng chung.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

- Mọi người trong hộ nông dân cùng tham gia lao động chung và cùng hưởng thu nhập chung.

Xuất phát từ tính đặc thù này mà mọi thành viên trong hộ đều liên đới chịu trách nhiệm trong quan hệ giao dịch TD. Tuy nhiên, về mặt thủ tục pháp lý trong giao dịch với Ngân hàng trên cơ sở có sự ủyquyền của các thành viên trong hộ.

Thứ hai: Là khả năng tài chính của hộ nông dân. Tài sản của nông hộ bao gồm cả tài sản chung và tài sản của các thành viên trong hộ và cả tài sản riêng của các thành viên góp vào sử dụng chung. Xét từ góc độ này thì năng lực tài chính của các nông hộ bao gồm cả tài sản chung và tài sản riêng của các thành viên. Khó khăn ở đây là số người tham gia lao động ít, tài sản không đáng kể nên nguồn trả nợ duy nhất chỉ còn trông chờ vào thu nhập từ hoạt động Ngân hàng cho vay. Vốn tự có của hộ chủ yếu là khả năng lao động của hộ.

1.4.3 Vai trò kinh tế hộ nông dân

- Về lĩnh vực kinh tế: HND là cầu nối trung gian để chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang sản xuất hàng hóa. Do có quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ và năng động nên HND có thể dễ dàng đáp ứng các thay đổi của nhu cầu thị trường mà không sợ tốn kém về mặt chi phí, mặt khác lại có Đảng và Nhà nước quan tâm khuyến khích tạo điều kiện phát triển nên với khả năng nhạy bén trước nhu cầu thị trường, HND đã kịp thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của thị trường, tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Kinh tế HND còn là bạn hàng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của NHNo & PTNT trên thị trường nông thôn nên có mối quan hệ thân thiết với ngân hàng và đó là thị trường rộng lớn nhiều tiềm năng để mở rộng đầu tư tín dụng, mở ra nhiều vùng chuyên canh cho năng suất và hiệu quả cao.

-Về lĩnh vực tài chính tiền tệ: kinh tế HND tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường thu hút nhiều nguồn đầu tư.

-Về lĩnh vực xã hội: Việc làm là một trong những vấn đề bức thiết nhất hiện nay, nhất là ở nông thôn với hơn 80% dân số sống ở nông thôn và khoảng 70% lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp nông thôn. Lực lượng lao động giản đơn, nông nhàn còn nhiều nên việc khai thác và sử dụngsố lao động này là một vấn đề cốt lõi. Từ khi công nhận HND là đơn vị kinh tế tự chủ cùng với việc Nhà nước

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

giao đất, giao rừng để sản xuất nông – lâm– ngư – diêm nghiệp đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ và sôi động. Đó là cơ sở cho mỗi HND sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn đất đai, lao động, tiền vốn, công nghệ sẵn có của mình cũng như lợi thế sinh thái của từng vùng. Chính sách này tạo đà cho một số HND vươn lên mở rộng quy mô sản xuất thành các tổ hợp tác xã, mô hình kinh tế thị trường từ đó trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu về lương thực thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản, các ngành nghề thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Nhờ vậy mà đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định an ninh trật tự xã hội, nâng cao trình độ dân trí và đời sống cho người dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân tại NHNo PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)