PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1 Quy định về hoạt động cho vay đối với HND tại NHNo & PTNT
2.2.1.1 Mục đích cho vay đối với hộ nông dân
- Vay vốn để phát triển, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa nông - lâm -ngư - diêm nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Chi trả các chi phí sản xuất cho trồng trọt, chăn nuôi (vật tư, phân bón, cây con giống, thức ăn chăn nuôi…) chi phí nuôi trồng thủy sản (cải tạo ao, con giống, thức ăn, đầu tư đóng mới thuyền…)
- Tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu nông lâm thủy hải sản.
- Phát triểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ ở nông thôn.
- Mua sắm công cụ máy móc phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn như:
máy cày, máy bừa, máy gặt, máy xay, thiết bị chế biến… Mua sắm phương tiện vận chuyển hàng hóa trong nông nghiệp, xây dựng chuồng trại, nhà kho. Các phương tiện bảo quản sua thu hoạch…
- Cho vay sinh hoạt: xây, sửa nhàở, mua sắm đồ dùng…
2.2.1.2 Nguyên tắc vay vốn
Nguyên tắc cho vay có hiệu quả là điều kiện tối quan trọng để ngân hàng có thể duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định. Để đạt được điều này thì hoạt động cho vay của ngân hàng phải lành mạnh và hiệu quả. Muốn vậy, các CBTD phải thực hiện tốt việc thẩm định khả năng hoàn trả của người xin vay trước khi đồng ý cho họ vay. Đồng thời trong quá trình kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo tính độc lập và tuân thủ đúng quy trình cho vay, việc cho vay phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định có liên quan. Hộ nông dân vay vốn của NHNo & PTNT huyện Phong Điền phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã ghi trong HĐTD, đây là nguyên tắc cơ bản và đòi hỏi phải thực hiện chặt chẽ. Vì khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng phương án đãđưa ra thì mới có khả năng thu hồi được vốn để trả cho ngân hàng, đồng thời có lãi để phục vụ cho đời sống của mình, tiếp tục sản xuất.
- Người vay phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai sót trong quá trình sử dụng vốn.
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐTD. Vì khi món vay đến hạn, nếu khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đủ thì chắc chắn rằng hoạt động của ngân hàng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, nếu số lượng các món vay như vậy là nhiều và lượng vốn lại lớn thì chắc chắn ngân hàng sẽ gặp rắc rối.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Tiền vay phải được phát bằng tiền mặt và tuân thủ theo hợp đồng vay.
2.2.1.3 Điều kiện vay vốn
Điều kiện vay vốn là những quy định cụ thể của ngân hàng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn và ngân hàng chỉ cho vay đối với những khách hàng đáp ứng được các điều kiện này. Thông thường, điều kiện vay vốn bao gồm:
- Địa vị pháp lý của khách hàng: khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính và đảm bảo trả nợ đúng hạn (cả gốc và lãi) theo HĐTD đã ký kết với ngân hàng: Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống theo quy định. Kinh doanh có hiệu quả, có lãi. Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại Agribank.
- Mục đích sử dụng vốn vay là hợp pháp: khách hàng không được vay vốn ngân hàng để sử dụng cho các mục đích mà pháp luật cấm.
- Có dự án đầu tư, phương án SXKD khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi.
- Việc bảo đảm tiền vay phải được thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ và của Thống đốc ngân hàng Nhà nước, những hộ vay trên một mức quy định phải có tài sản tương đương giá trị để đảm bảo cho khoản vay đó. Tài sản đảm bảo có thể là động sản hoặc bất động sản đầu tư:
+ Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.
+ Sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá khác.
+ Vàng, bạc, đá quý; các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2.2.1.4 Phương thức cho vay
Trong 6 phương thức hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT (Cho vay từng lần, Cho vay theo hạn mức tín dụng, Cho vay theo dự án đầu tư, Cho vay hợp vốn, Cho vay trả góp, Các hình thức cho vay khác) thì chi nhánh áp dụng chủ yếu 3 phương thức cho vay đối với hộ nông dân như sau:
- Phương thức cho vay từng lần (thông qua tổ, nhóm vay vốn): đây là phương thức cho vay mà mỗi lần vay HND và ngân hàng lập thủ tục và hồ sơ vay vốn theo quy định trên cơ sở HĐTD. Đối tượng áp dụng là các HND có nhu cầu vay vốn không thường xuyên có thời hạn vay dưới 12 tháng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Đây là phương thức cho vay mà ngân hàng và HND xác định thỏa đáng một mức tín dụng (tổng dưnợ) dược duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Phương thức cho vay này áp dụng cho khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.
- Phương thức cho vay trả góp: Là phương thức mà ngân hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ trong nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay được ghi rõ trong HĐTD. Phương thức này áp dụng cho các hộ có phương pháp SXKD tốt, khoản thu nhập ổn định và chắc chắn.
2.2.1.5 Quy trình xét duyệt cho vay
Quy trình cho vay bắt đầu từ khi tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng đến khi thanh toán hết nợ gốc, lãi, phí và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình cho vay được thực hiện theo trình tự sau:
* Thẩm định trước khi cho vay.
- Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
Nếu là khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu thì CBTD thực hiện đăng ký thông tin và cấp mã số giao dịch cho khách hàng. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng.
- Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định các điều kiện vay, dự án đầu tư, phương án vay vốn và lập báo cáo thẩm định cho vay.
- Phê duyệt khoản vay.
- Hoàn chỉnh các hồ sơ, ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản).
* Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay.
- Kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ trước khi giải ngân.
- Thực hiện giải ngân tiền vay. Trước khi giải ngân phải yêu cầu khách hàng ký nhận trên giấy nhận nợ hoặc phụ lục hợp đồng.
* Kiểm tra, giám sát, thu hồi, xử lý nợ sau khi chovay.
- Theo dõi và kiểm tra khoản vay định kỳ. Sau khi cho vay, CBTD phải thường xuyên định kỳ kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Thu nợ gốc, lãi tiền vay và phí, xử lý các phát sinh: điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ xóa nợ…
- Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo.
(8) (7)
(1) (2) (3) (6)
(4)
(5)
Sơ đồ 2: Quy trình xét duyệt cho vay tại NHNo & PTNT huyện Phong Điền (1): Các khách hàng có nhu cầu vay vốn đến ngân hàng đặt vấn đề với CBTD.
(2): CBTD xem xét, thẩm định mục đích vay vốn của khách hàng, tiến hành thẩm định tài sản thế chấp (nếu vay thế chấp), cầm cố và định giá tài sản thế chấp, cầm cố đó. Nếu khách hàng đạt yêu cầu, CBTD hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ cho vay vốn. Nếu không đạt yêu cầu thì từ chối cho vay vốn.
(3): Khách hàng lập hồ sơ cho vay vốn theo yêu cầu của CBTD và nộp cho CBTD.
(4): CBTD kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, sau đó trình lên Giám đốc hoặc Phó giám đốc xem xét.
(5): Nếu Giám đốc hoặc Phó giám đốc thấy khách hàng chưa đủ điều kiện cho vay thì trả lại hồ sơ cho CBTD để CBTD trả lại cho khách hàng.
(6): Nếu thấy đủ điều kiện, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc ký duyệt và chuyển cho kế toán viên hạch toán.
NGÂN QUỸ
GIÁM ĐỐC HOẶC PHÓ GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN
CÁN BỘ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
(7): Sau khi hạch toán xong, kế toán viên chuyển cho tổ Ngân quỹ.
(8): Tổ ngân quỹ tiến hành giải ngân cho khách hàng.
2.2.1.6 Thời hạnvà lãi suất cho vay
Thời gian và lãi suất cho vay tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước ở từng thời điểm cụ thể và tuỳ thuộc vào mục đích vay vốn của các hộ. Theo quy định thì Ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận về thời gian cho vay và mức lãi suất cho vay sao cho phù hợp với quy định của Tổng Giám đốc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
* Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay hộ là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đãđược thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.
Việc xác định thời hạn cho vay đối với HND là do CBTD cùng người vay xem xét dự án đầu tư và cùng thoả thuận để đưa ra quyết định. Việc xác định thời hạn cho vay phải phù hợp với: chukỳ sinh trưởng, thời gian luân chuyển của vật tư hàng hoá, khả năng trả nợ của khách hàng, sự thoả thuận của người vay… Đây sẽ là yếu tố quyết định cơ bản hiệu quả sử dụng vốn vay, độ an toàn và chất lượng tín dụng. Mọi sự chủ quan, tuỳ tiện áp đặt thời hạn cho vay mà không tuân thủ các quy định của thể lệ cho vay sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, hoặc là phát sinh nợ quá hạn, hoặc là bị thua thiệt về lãi suất.
Muốn xác định đúng đắn thời hạn cho vay, đảm bảo phù hợp như trên đòi hỏi CBTD ngân hàng phải:
- Kiểm tra, xác định đối tượng cho vay.
- Kiểm tra, xác định nguồn thu nhập để trả nợ (lợi nhuận, khấu hao, tiền lương, thu nhập khác)
- Chứng minh được sự thoả thuận, đề xuất của người vay phù hợp với thực tiễn, không phải là thiếu căn cứ thực tiễn.
-Căn cứ chỉ đạo từng thời kỳ và tính chất nguồn vốn của khách hàng.
* Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay là yếu tố quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Mức lãi suất cho vay của từng giai đoạn khác nhau, từng đối tượng khác nhau là do sự chỉ đạo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
của ngân hàng theo từng thời điềm. Ngân hàng hoạt động với mục đích “vay để cho vay” nên lãi suất của NH có thể thay đổi vài lần trong năm, tùy thuộc vào từng thời điểm. Trong đó, khi cần vốn NH có thể nâng lãi suất tiền gửi lên để thu hút tiền gửi từ khách hàng, đồng thời lãi suất cho vay cũng được nâng lên một mức hợp lý để cân đối và bù lại phần tăng lên do lãi suất tiền gửi tăng. Việc quyết định lãi suất cho vay sẽ phải dựa trên những thông số về mức kỳ hạn sinh lời của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn vốn. Lãi suất do NHNo & PTNT Việt nam đưa ra dựa trên tình hình nền kinh tế vĩ mô và một số hoạt động khác của các NH có uy tín trên địa bàn như : NH Công Thương, NH Đầu Tư và Phát Triển… mà đưa ra mức lãi suất hợp lý. Hiện nay mức lãi suất cho vay tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phong Điền như sau:
Bảng 5: Lãi suất cho vay tại NHNo & PTNT huyện Phong Điền qua cácnăm 2010 –2011
ĐVT: % / tháng
Kỳ hạn
Lãi suất (% / tháng) So sánh
Năm 2010 Năm 2011 Giá trị %
Ngắn hạn 1,42 1,5 0,08 5,63%
Trung hạn 1,5 1,54 0,04 2,67%
Dài hạn 1,58 1,71 0,13 8,23%
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Phong Điền) Nhìn chung ta thấy lãi suất cho vay 2 năm 2010, 2011 của NHNo Phong Điền thay đổi theo kỳ hạn vay, trong đó lãi suất đều tăng trong năm 2011.Lãi suất ngắn hạn tăng 0,08%, trung hạn tăng 0,04%, dài hạn tăng 0,13% so với năm 2010 Tính đến thời điểm này, lãi suất cho vay ngắn hạn tại chi nhánh là 1,5%/tháng, trung hạn là 1,54%/tháng và dài hạn là 1,58%/tháng. Việc tăng lãi suất này do sự ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như sự chạy đua lãi suất huy động giữa các NH, kéo theo đó là sự tăng lên củalãi suất cho vay; sự biến động cao bất thường của giá vàng và đặc biệt là mức lạm phát nâng cao trong năm 2011 buộc ngân hàng phải nâng mức lãi suất lên.
Mức lãi suất này là quá cao đối với HND, khi mà khả năng tài chính của họ là rất thấp.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Trong khi đó nhu cầu vay vốn lại lớn, thời hạn vay lại dài, khả năng trả lãi với số tiền lớn hàng tháng như vậy là rất khó khăn đối với họ, việc hoàn trả nợ gốc càng khó khăn hơn. Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên cho phía ngân hàng. Do đó, ngân hàng khi đưa ra một mức lãi suất nào cần phải tìm hiểu kỹ, nghiên cứu rõ tình hình thực tế địa phương. Ngân hàng cần phối hợp với các ban ngành lãnhđạo phổ biến kiến thức kinh doanh cho các HND, phát triển các làng nghề, cho vay xóa đói giảm nghèo, khuyến khích người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp…. nhằm thu hút khách hàng đến với NH nhiều hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh, trước hết là cạnh tranh về lãi suất đối với các NH khác trên địa bàn.