Tín dụng hộ nông dân

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân tại NHNo PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ

1.5 Tín dụng hộ nông dân

1.5.1 Khái niệm tín dụng hộ nông dân

Cũng như các loại tín dụng khác TDNH là một quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, trong đó bên cho vay chuyển một lượng giá trị hay hiện vật cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo điều kiện đã thoả thuận.

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn có sử dụng thuật ngữ “Tín dụng hộ nông dân”. Có thể hiểu, tín dụng hộ nông dân là quan hệ tín dụng Ngân hàng giữa một bên là Ngân hàng với một bên là hộ nông dân. Hộ nông dân vay vốn của Ngân hàng và sử dụng toàn bộ hoặc phần lớn số vốn đó vào hoạt động sản xuất nông nghiệp của mình.

1.5.2 Đặc trưng tín dụng hộ nông dân

Tín dụng hộ nông dân có một số đặc điểm riêng đáng lưuý như sau:

- TDNH đặc biệt là TD hộ nông dân có đặc điểm là số lượng món vay nhiều, số tiền mỗi món vay thấp, manh mún gây khó khăn cho công tác quản lý đồng vốn TD.

Đồng thời địa bàn Nông thôn rộng lớn đòi hỏi chi phí giao dịch cao làm cho lợi nhuận kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng tham gia cho vay HND thấp hơn lợi nhuận các NHTM đầu tư vào các lĩnh vực khác. Việc khống chế mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra giống nhau là bất lợi cho Ngân hàng tham gia vào thị trường tín dụng nông thôn.

- Đặc điểm tuần hoàn và luân chuyển vốn tín dụng nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Các khoản vay đều phục vụ cho sản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

xuất nông nghiệp nên thời gian hoàn vốn phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất, vì đặc tính cơ bản của sản xuất nông nghiệp là mang tính chu kỳ sâu sắc.

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, có liên quan đến đối tượng sản xuất là cơ thể sống với chu kỳ sinh học khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng, vật nuôi, kết quả sản xuất không chắc chắn như công nghiệp và dịch vụ, đây là một trong những lý do lãi suất cho vay nông nghiệp thường cao hơn lãi suất cho vay các ngành khác

1.5.3 Vai trò tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ nông dân Đối vớikinh tế nông nghiệp thì tín dụng NH đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

- TDNH góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa phát triển.

Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá đòi hỏi sản phẩm sản xuất ra của hộ phải được trao đổi với các khu vực khác phục vụ cho nhu cầu phát triển ngành Nông nghiệp cũng như các ngành công nghiệp và dịch vụ- TDNH góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo cho sản xuất nông hộ có điều kiện thuận lợi để thực hiệnchuyển giao công nghệsản xuất, đồng thời đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Nguyên tắc của tín dụng cho vay là phải đảm bảo thu hồi cả vốn và lãiđầy đủ, đúng hạn. Điều này đòi hỏi hộ nông dân vay vốn phải quan tâm đến sản xuất cái gìđể thị trường chấp nhận, đồng thời họ phải tăng cường hạch toán kinh tế, tiết kiệm chi phí để đạt được đầu vào thấp nhất, chi phí thấp nhất nhằm mục đích thu lợi lớn nhất. Sản xuất hàng hoá vừa là mục tiêu vừa là điều kiện của TD, nhờ có sản xuất hàng hoá mà sản phẩm của nông dân được tiêu thụ trên thị trường giúp thu hồi vốn TD của Ngân hàng. Khi chuyển nền Nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá tất yếu tạo ra một lượng dư thừa, đây là một khả năng to lớn tiềm tàng cho sự phát triển ngành nghề phụ, truyền thống và sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

- TDNH là một công cụ Nhà nước để định hướng phát triển kinh tế HND và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Thông qua việc khuyến khích các tổ chức TD mở rộng mạng lưới ở vùng Nông thôn, quy định mức lãi suất hợp lý cho vay hộ nông dân, giao cho các NHTM mà chủ yếu là NHNo thực hiện các chương trình đầu tư chỉ định…Nhà Nước thúc đẩy quá

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

trình tập trung vốn và tập trung sản xuất trong Nông nghiệp, định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở những vùng kinh tế trọng điểm, mở mang các ngành nghề thực sự cần thiết và mang lại hiệu quả cho bản thân hộ nông dân và nền kinh tế. Vì vậy, lực lượng lao động trong Nông nghiệp đã được giải quyết và đã hình thành nhiều ngành nghề mới trong Nông thôn.

- TDNH góp phần hạn chế và xóa bỏ dần nạn cho vay nặng lãiở nông thôn.

Ở khu vực Nông thôn bên cạnh hệ thống TD chính thức còn tồn tại một loại hình TD không chính thức đó là các hoạt dộng cho vay nặng lãi (bằng vàng, tiền, lúa….). Tuy loại này không được pháp luật thừa nhận nhưng nó vẫn tồn tại do nhu cầu của thị trường. Nhất là giai đoạn trước năm 1991 khi chưa có chủ trương cho vay hộ nông dân, thì hiện tượng này phát triển mạnh cả về quy mô và lãi suất. Từ khi Ngân hàng tham gia cho vay hộ nông dân với lãi suất ngày càng hạ, doanh số cho vay ngày càng tăng thì hiện tượng cho vay lãi suất cao bị hạn chế bớt.

-TDNH điều chỉnh, cung ứng vốn cho quá trình phát triển kinh tế HND.

Hiện tượng tạm thừa và thiếu vốn trong quá trình sản xuất của hộ nông dân luôn diễn ra. TDNH giúp điều hoà vốn thừa và thiếu đó nhằm đảm bảo cho sản xuất Nông nghiệp được ổn định. Khi nông dân cần vốn để sản xuất thì Ngân hàng là người bạn đắc lực phục vụ cho nhu cầu của nông dân trang trải các chi phí phát sinh trong sản xuất được kịp thời. Khi thu hoạch người nông dân bán sản phẩm, tạm thời thừa tiền chưa biết sử dụng vào đâu thì Ngân hàng tiếp tục nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó dưới hình thức tiềntiết kiệm, giúp nông dân dự trữ an toàn và tạo ra một khoản sinh lời trên số tiền tiết kiệm đó. Như vậy, TDNH đã góp phần thúc đẩy quá trình trình thành thị trường TD ở Nông thôn.

- TDNH góp phần phát triển các quan hệ kinh tế của HND.

Phát triển các hình thức đầu tư của Ngân hàng như: cho vay qua tổ nhóm liên đới chịu trách nhiệmcủa hộ nông dân, uỷ thác đầu tư cho vay ngắn hạn, TD làm hàng xuất khẩu, đầu tư theo dự án …tạo điều kiện cho các hộ nông dân tăng cường các quan hệ hợp tác với nhau và mở rộng quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, các nhà tài trợ trong và ngoài nước.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

- TDNH góp phần khái thác và sử dụng triệt để những tiềm năng sẵn có về lao động, đất đai, tiền vốn… thúc đẩy kinh tế HND phát triển.

Bản thân nội lực của một hộ nông dân đã có sẵn những tiềm năng cơ bản về: lao động, tiền vốn, kinh nghiệm sản xuất, để người lao động dám bỏ vốn và sức lao động của mình để đầu tư sản xuất thì đòi hỏi phải có sự quan tâm thực sự của Nhà nước bằng các chính sách bảo hộ cho sự phát triển lâu dài của kinh tế hộ nông dân. Nhưng còn hạn chế về vốn, nếu không đượchỗ trợ của TDNH thì người nông dân không dám bỏ hết vốn của mình ra để đầu tư sản xuất. Người sản xuất có thể bằng kinh nghiệm lâu dài để biết được những dự án sản xuất kinh doanh có lãi, nhưng nếu vốn không đủ thì họ cũng không thể thực hiện được những ý định kinh doanh đó thông qua hoạt động TD. Do vậy, TDNH đã giúp người lao động cởi bỏ những khó khăn, mạnh dạn đưa hết tiền vốn, lao động vào kinh doanh của mình vào đầu tư cho một ngành sản xuất mà họ cho là có lãi. Người lao động có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng phương pháp cổ truyền kết hợp với kỹ thuật hiện đại nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân tại NHNo PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)