PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.2 Hoạt động kiểm soát quy trình cho vay
Việc thiết lập được bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị là một yếu tố giúp đánh giá hệ thống KSNB của ngân hàng tốt, nhưng xét nhiều yếu tố như quy mô hoạt động, số lượng nhân viên, chi phí cho bộ phận KSNB… thì hiện tại chi nhánh Ngân hàng chưa có bộ phận này. Tuy nhiên, Ngân hàng đã bố trí một CBTD kiêm kiểm toán viên nội bộ trực thuộc quản lý của Ngân hàng tỉnh. Nhân viên này phụ trách hướng dẫn, kiểm soát, sửa chữa việc tuân thủ các thủ tục, quy định của CBTD, định kỳ lập báo cáo về tình hình thực hiện cho cấp trên. Hiện tại, chỉ có chi nhánh NHNo & PTNT cấp tỉnh mới có phòng kiểm toán nội bộ.
Bộ máy ngân hàng được tổ chức đơn giản gọn nhẹ, căn cứ vào quy mô cũng như sự phân chia các cấp, các phòng ban thì việc cơ cấu tổ chức tại ngân hàng như vậy là hợp lý. Ban lãnhđạo ngân hàng cũng rất quan tâm đến vấn đề kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng. Các quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn trong cho vay được quy định và tuân thủ nghiêm ngặt, thiết kế quy trình cho vay chặt chẽ, bố trí các chốt kiểm soát trong suốt quy trình, thường xuyên giám sát kiểm tra… do đó mọi nhân viên trong chi nhánh đều coi trọng và tuân thủ đầy đủ các thủ tục kiểm soát đề ra, hay quy định cụ thể trong khi làm việc. Tại Ngân hàng thì quyền lực được phân cấp từ trên xuống dưới, tương ứng phù hợp với công việc được giao.
Chính sách tuyển dụng của chi nhánh luôn chú trọng về trìnhđộ cũng như kinh nghiệm làm việc. Sau khi tuyển dụng, đơn vị luôn có một khóa đào tạo về nghiệp vụ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
liên quan đến vị trí đảm nhiệm lẫn phong cách làm việc, giao tiếp khách hàng cho nhân viên mới. Đối với những nhân viên đã vào làm, định kỳ có các khóa học nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, sử dụng phần mềm tin học mới…
Nhìn chung, môi trường kiểm soát của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phong Điền khá tốt. Ngân hàng luôn quan tâm xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, chính sách nhân sự phù hợp, phân chia trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, cơ cấu tổ chức hợp lý, bộ máy làm việc gọn nhẹ phù hợp đặc điểm, nhu cầu làm việc của đơn vị.
2.2.2.2 Đánhgiá rủi rovà hoạt động kiểm soát trong quy trình cho vay
Đối với hoạt động cho vay nói chung và cho HND nói riêng thì rủi ro lớn nhất và thường xảy ra nhất là khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đủ, đúng hạn. Để hạn chế những rủi ro có thể xảyra trong hoạt động cho vay, ngân hàng đã áp dụng các biện pháp kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau quy trình cho vay của một khách hàng
Bảng 6: Đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát trong quy trình cho vay Rủi ro có thể xảy ra Hoạt động kiểm soát
- KH hiểu sai hoặc không đầy đủ quy trình, nội dung khoản vay.
- CBTD giải thích rõ ràng, dễ hiểu cụ thể cho KH.
- CBTD thu nhận bộ hồ sơ không đầy đủ giấy tờ, thiếu các thông tin cần thiết
- CBTD phải kiểm tra cẩn thận hồ sơ vay vốn của KH, nếu thấy có thiếu sót thì thông báo hướng dẫnKH sửa chữa
- CBTD cho vay những khoản vay vượt quá hạn mức tín dụng cho phép của KH.
- Tiến hành phân tích khách hàng về khả năng trả nợ, phương án kinh doanh, kiểm tra thông tin khách hàng, thực trạng tài sản đảm bảo… có đúng như đã khai báo không.
- CBTD trực tiếp thẩm định không đủ năng lực, quyền hạn tương ứng khoản vay.
- CBTD và khách hàng móc nối với nhau.
- Mở các khóa huấn luyện cho đội ngũ CBTD, nâng cao khả năng thẩm định và phân tích khách hàng của họ. Chấp hành các văn bản quy định quy trình tín dụng do NHNo & PTNT Việt Nam ban hành (Quyết định số 666/QĐ – HĐQT – TDHo, Quyết định số 909, Quyết định số 165, Quyết định số 1300…)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
- Quyết định cho vay khi chưa có sự phê duyệt của lãnhđạo
- Hồ sơ tín dụng do KH lập phải được CBTD kiểm tra lại tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, đủ chữ ký các bên liên quan trước khi đăng ký vào hệ thống kiểm soát khách hàng trên máy tính IPCAS và phải được TPTD, giám đốcchi nhánh xem xét, ký duyệt đầy đủ.
- HĐTD bị sửa đổi nội dung trái quy định, cho vay thực tế không như trong hợp đồng. Các hợp đồng lập không đúng, thiếu chặt chẽ.
- Các hợp đồng bảo đảm tiền vay không bảo đảm tính pháp lý.
- Mẫu HĐTD phải được lập theo quy định cụ thể, nếu có sửa đổi bổ sung phải tuân theo quy định.
Trưởng phòng tín dụng kiểm tra lại điều khoản HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay, nếu chưa được yêu cầu CBTD bổ sung, nếu được ký nháy vào các trang HĐTD, trình GĐ ký duyệt. Đóng dấu lãi suất thỏa thuận và ghi mã số KH vào HĐTD.
- Nhập sai thông tin KH, khoản vay vào hệ thống IPCAS. Ghi nhận, cập nhật sai nợ, lãi suất hay cách thức, thời gian trả nợ của KH.
- Giải ngân khi chưa được phê duyệt. Giải ngân không đúng, đủ số tiền, thời gian, đối tượng KH, cách thức và hạn mức đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, cho vay khống.
- Kế toán ghi nhận các nghiệp vụ xảy ra lên sổ sách kế toán đầy đủ và chính xác, đồng thời ghi nhận thông tin lên hệ thống IPCAS trước khi chuyển cho bộ phận ngân quỹ, thông báo rõ ràng bằng văn bản mức giải ngân. Trước khi giải ngân yêu cầu KH ký trên giấy nhận nợ hoặc phụ lục hợp đồng.
- CBTD không theo dõi, giám sát hoặc có theo dõi giám sát nhưng không thường xuyên nợ vay và tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo.
- Ngân hàng quy định trách nhiệm, thời gian, nội dung cụ thể về theo dõi, kiểm tra khoản vay sau khi giải ngân cho từng CBTD. CBTD thường xuyên theo dõi qua hệ thống IPCAS về thời hạn trả lãi, mức lãi phải trả, đồng thời đôn đốc việc trả
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
nợ gốc, lãi của KH (qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp). Khi có dấu hiệu bất thường CBTD tiến hành kiểm tra sau cho vay theo như quy định. Việc kiểm tra sau cho vay phải được lập thành biên bản và lưu hồ sơ tín dụng.
- CBTD không thu được nợ (gốc, lãi) của KH đúng hạn và đủ số tiền.
- Nợ quá hạn, nợ xấu nhiều, không có chi phí bù đắp thiệt hại.
- Đối với những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn… CBTD phải kiểm tra kiểm soát thường xuyên và dựa vào kết quả để phân loại nợ, trích lập dự phòng nợ xấu.
- Tất toán khoản vay không đúng đối tượng, khi chưa trả hết nợ, giải chấp tài sản đảm bảo khi chưa kết thúc khoản vay.
- Sau khi đã thu nợ gốc, lãi vay, phí… CBTD cập nhật vào giấy nhận nợ hoặc phụ lục hợp đồng, vào hệ thống IPCAS.
- Khi thanh lý hợp đồng, CBTD đối chiếu, kiểm tra giữa chứng từ giấy và hệ thống IPCAS khi KH trả hết nợ gốc, lãi và phí để tất toán khoản vay.
Trường hợp vay có tài sản đảm bảo thì sau khi được giám đốc phê duyệt, CBTD phối hợp với các bộ phận có liên quan và người được giao giữ tài sản kiểm tra tình trạng tài sản, giấy tờ liên quan.. lập biên bản bàn giao giấy tờ và tài sảnvới khách hàng.