Tình hình chung về cho vay HND tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân tại NHNo PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 85)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng HND tại NHNo & PTNT huyện Phong Điền

2.2.3.1 Tình hình chung về cho vay HND tại ngân hàng

Để hiểu rõ hơn tình hình tín dụng của ngân hàng chi nhánh, ta đi vào phân tích Bảng 6: Tình hình hoạt động tíndụng của NHNo & PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2009 –2011.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Bảng7: Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2009 –2011.

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2010/2009 2011/2010

Giá trị % Giá trị %

1. Doanh số cho vay 224.793 100 220.507 100 230.923 100 -4.286 -1,90 10.416 4,72

- Hộ nông dân 115.102 51,20 103.536 46,95 106.652 46,19 -11.566 -10,05 3.116 3,01

- Các TPKT khác 109.691 48,80 116.971 53,05 124.271 53,81 7.280 6,64 7.300 6,24

2. Doanh số thu nợ 188.013 100 196.927 100 220.521 100 8.914 4,74 23.594 11,98

- Hộ nông dân 101.654 54,07 107.406 54,54 102.865 46,65 5.752 5,66 -4.541 -4,23

- Các TPKT khác 86.359 45,93 89.521 45,46 117.656 53,35 3.162 3,66 28.135 31,43

3. Dư nợ 173.192 100 196.772 100 207.174 100 23.580 13,61 10.402 5,29

- Hộ nông dân 96.630 55,79 92.760 47,14 96.547 46,60 -3.870 -4,00 3.787 4,08

- Các TPKT khác 76.562 44,21 104.012 52,86 110.627 53,40 27.450 35,85 6.615 6,36

4. Nợquá hạn 1.210 100 2.377 100 4.813 100 1.167 96,45 2.436 102,48

- Hộ nông dân 924 76,36 1.567 65,92 1.073 22,29 643 69,59 -494 -31,53

- Các TPKT khác 286 23,64 810 34,08 3.740 77,71 524 183,22 2.930 361,73

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Phong Điền)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

2.2.3.1.1 Doanh số cho vay

Tổng DSCV của ngân hàng tăng giảm không đều qua 3 năm cụ thể: năm 2009 DSCV đạt 224.793 trđ, năm 2010 doanh số đạt 220.507 trđ, giảm 4.286 trđ tương ứng giảm 1,9% ; đến 2011 thì DSCV tăng 10.416 trđ tương ứng tăng 4,72%, đạt 230.923 trđ.

Có thể thấy, DSCV hộ nông dân chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng cho vay của ngân hàng, xấp xỉ 50% tổng DSCV. Tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm qua các năm, năm 2011 DSCV hộ nông dân chiếm tỷ lệ là 46,19%, thấp hơn so với con số 51,2% của năm 2009. Sở dĩ có điều này là do tình hình thời tiết diễn biến xấu, dịch bệnh hại lúa xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Dịch bệnh heo tai xanh, tôm cá chết hàng loạt cùng các dịch bệnh trên cây cao su cũng khiến cho người nông dân không dám tiếp tục vay vốn để đầu tư. Tuy nhiên, tình hình kinh tế năm 2011 đãđược cải thiện nhiều, cụ thể là vụ lúa đông xuân được mùa, bà con ngư dân được mùa bội thu… giúp cho các HND có điều kiện để tiếp tục vay vốn.

Trong thời gian này, nhiều HND có nhu cầu vay vốn để đầu tư trang trại, mua sắm máy móc phục vụ lao động, nên DSCV hộ trong năm 2011 tăng hơn so với năm 2010. Có được kết quả như vậy cũng nhờ một phần cố gắng nỗ lực của CBTD tại ngân hàng đã làm tốt công tác cho vay, xác định hộ nông dân chính là bộ phận khách hàng quan trọng của ngân hàng.

2.2.3.1.2 Doanh số thu nợ

DSTN ngân hàng tăng qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt giúp NH tránh được tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu, qua đó giảm được khả năng mất vốn cho NH. Nhưng DSTN cũng thể hiện tính hai mặt, DSTN cao sẽ dẫn đến dư nợ thấp và làm giảm lợi nhuận kinh doanh của NH. Ở đây, HND hầu hết là vay ngắn hạn nên DSTN hộ nông dân trong năm cao không làm giảm dư nợ của NH mà vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cao của đồng vốn. Vì hầu hết các HND trả nợ khi đến hạn đều vay lại số tiền bằng hoặc cao hơn số tiền cũ để thực hiện việc tái sản xuất kinh doanh của nông hộ nên DSCV năm tiếp theo không giảm đi và DSTN cao đảm bảo khả năng hoàn vốn cho NH tốt.

DSTN hộ nông dân tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN của ngân hàng, trên dưới mức 50%. Theo bảng số liệu ta nhận thấy DSTN hộ nông dân tuy có biến động

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

nhưng không nhiều, DSTN tăng trong năm 2010 đạt 107.406 trđ, tăng 5,66% so với 2009, nhưng lại giảm trong năm 2011, đạt 102.865 trđ. Hầu hết các hộ đều vay trong ngắn hạn là một năm nên DSTN hộ nông dân hằng năm của NH không có biến động nhiều. Tuy nhiên, DSTN của các TPKT khác lại tăng qua các năm và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011. Nguyên nhân là do trongnăm 2011 số lượng khách hàng thuộc các TPKT khác tăng mạnh, đây là kết quả của chính sách thu hút đầu tư của NH. Tình hình kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn trong năm 2011 cũng đãđược cải thiện hơn so với năm 2010, nên DSTN của các thành phần này tăng mạnh. Ngoài ra, NH cũng đã thực hiện tốt công tác thu nợ, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

2.2.3.1.3 Hệ số thu nợ

Bảng8: Hệ số thu nợ tại NHNo & PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2009 –2011

ĐVT:%

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Hệ số thu nợ 83,64% 89,31% 95,50%

- Hộ nông dân 88,32% 103,74% 96,45%

- Các TPKT khác 78,73% 76,53% 94,68%

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ của NH đối với các khoản cho vay, hay khả năng trả nợ của khách hàng cho NH. Chỉ số này càng cao thì tiến trình thu nợ của NH đạt được hiệu quả càng cao và ngược lại.

Số liệu cho thấy HSTN của ngân hàng tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2009 hệ số đạt 83,64%, năm 2010 tăng lên mức 89,31% và đạt mức cao nhất vào năm 2011 là 95,50%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng về phía ngân hàng, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của NH đạt được hiệu quả cao, công tác thẩm định cho vay khách hàng tốt. Tuy nhiên, NH cũng nên chú ý vì nếu NH làm mọi cách để đạt HSTN cao thì có thể dẫn đến áp lực trả nợ cho phía khách hàng, khiến họ không dám tiếp tục vay vốn nữa.

Bảng số liệu cho thấy HSTN hộ nông dân có giá trị cao và luôn cao hơn so với các TPKT khác. Nguyên nhân chủ yếu là do các HND thường vay ngắn hạn, trả hết nợ cho NH trong vòng một năm rồi lại tiếp tục vay vốn để tái sản xuất và chỉ có một số ít hộ vay

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

trong dài hạn nên tuy DSCV hộ nông dân cao nhưng DSTN cũng cao tương ứng, dẫn đến HSTN hộ nông dân cao. Nhìn chung, HSTN của ngân hàng có giá trị cao chứng tỏ công tác cho vay và công tác thu hồi nợ của NH hoạt động có hiệu quả. NH nên tiếp tục phát huy hơn nữa để đạt được hiệu quả cao hơn so với hiện tại.

2.2.3.1.4 Dư nợ

Số liệu cho thấy dư nợ NH tăng qua các năm, cụ thể dư nợ năm 2010 là 196.772 trđ, tăng 23.580 trđ so với năm 2009 (tăng 13,61%), dư nợ năm 2011 đạt 201.174 trđ, tăng 10.402 trđ so với năm 2010 (tăng 5,29%). Dư nợ tăng giúp làm tăng thu nhập cho NH nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ nợ quá hạn và nợ xấu cho NH. Nhìn chung dư nợ HND vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ NH và không có biến động gì nhiều qua các năm. Tuy nhiên dư nợ của các TPKT khác lại tăng khá mạnh do đối tượng khách hàng chủ yếu ở đây là doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp đến giao dịch với NH ngày càng tăng quá các năm, các doanh nghiệp thường tập trung vay trung và dài hạn nên dư nợ tăng qua các năm cũng là điều dễ hiểu. Có thể nói NH đã làm tốt việc khống chế mức dư nợ sao cho dư nợ vẫn tăng qua các năm, từ đó làm tăng thu nhập cho NH, nhưng đồng thời vẫn an toàn và hiệu quả, hạn chế được nợ quá hạn và nợ xấu cho NH.

2.2.3.1.5 Nợ quá hạn

Bảng số liệu cho thấy tổng NQH của NH tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2009 tổng NQH là 1.210 trđ, năm 2010 thì NQH tăng lên 2.377 trđ, tăng 1.167 trđ so với năm 2009, tương ứng mức tăng 96,45%. Sang năm 2011 thì NQH tăng lên đến 4.813 trđ, tăng 2.436trđ so với năm 2010, tương ứng mức tăng 102,48%. Có thể thấy với mức tăng NQH như vậy, đây là một dấu hiệu xấu cho NH cần phải nhanh chóng khắc phục.

NQH hộ nông dân năm 2009 đạt 924 trđ, tăng mạnh trong năm 2010 đạt 1.567 trđ, tương ứng với mức tăng 69,59%, tuy nhiên điều đáng mừng là NQH hộ nông dân cũng giảm tương đối mạnh trong năm 2011, xuống còn 1.073 trđ, giảm 31,53% so với năm 2010.

Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2010 tình hình thời tiết diễn biến xấu, ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động nông nghiệp trong địa bàn huyện, khiến cho một số nông hộ không có khả năng trả nợ đúng hạn. Qua đến năm 2011, tình hình đã biến chuyển tốt hơn, nên NQH của hộ nông dân đãđược giảm xuống. Về phần các TPKT khác thì NQH tăng liên tục

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

và tăng mạnh qua các năm cụ thể: năm 2009 NQH là 286 trđ, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng NQH là 23,64%, sang đến năm 2010 thì tăng mạnh, đạt 810 trđ, chiếm 34,08% trong tổng NQH, và trong năm 2011, NQH tăng đột biến đạt 3.740 trđ, tăng 361,73% so với năm 2010, chiếm 77,71% trong tổng NQH củaNH. Sở dĩ có điều này là do số lượng các Doanh nghiệp đến giao dịch với NH ngày càng tăng, kéo theo đó là NQH tăng lên. Ngoài ra, NQH doanh nghiệp năm 2011 tăng đột biến là doảnh hưởng của tình hình khủng hoảng tài chính nói chung đã tácđộng đến kết quảkinh doanh củadoanh nghiệp, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao (18% / năm), doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả dẫn đến không có khả năng trả nợ đúng hạn cho NH được.

2.2.3.1.6 Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ được quốc tế và nước ta chấp nhận ở mức 3% trở xuống là tốt và mức 5% trở xuống là an toàn.

Bảng 9: Tỷ lệ nợ quá hạntại NHNo & PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2009 –2011.

ĐVT: % / năm

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tỷ lệ nợ quá hạn 0,70% 1,21% 2,32%

- Hộ nông dân 0,96% 1,67% 1,11%

- Các TPKT khác 0,37% 0,78% 3,38%

Nhìn chung tỷ lệ NQH của ngân hàng được đánh giá là tốt và nằm ở mức an toàn.

Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên qua các năm, điều này là hệ quả của việc NQH tăng cao qua các năm, dư nợ của NH tuy cũng có tăng nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng tốc độ tăng NQH nên tỷ lệ NQH ngân hàng tăng qua các năm là điều không thể tránh khỏi. Tỷ lệ NQH hoạt động cho vay đối với hộ nông dân của NHNo & PTNT huyện Phong Điền qua các năm dưới 2% được đánh giálà tốt. Ngân hàng luôn quan tâm và theo dõi sát sao các khoản vay nợtại ngân hàng mình, CBTD làm tốt công tác thẩm định, kiểm tra kiểm soát kỹ càng thông tin cũng như khả năng trả nợ của khách hàng khi đến vay vốn. NH gắn trách nhiệm giám sát cho từng CBTD, giúp cho việc theo dõi khoản vay trở

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

nên sát sao và kỹ càng hơn. Đồng thời, nhờ vào ý thức của người dân, sự cần cù chăm chỉ làm việc để đạt kết quả kinh tế cao, giúp người dân có khả năng trả các khoản nợ cho ngân hàng khi đến kỳ hạn.

Tỷ lệ NQH của các TPKT khác luôn dưới 1% trong hai năm 2009, 2010 nhưng lại tăng đột biến lên 3,38% trong năm 2011, nguyên nhân chính là do NQH trong năm 2011 tăng mạnh. Tuy con số này vẫn nằm ở mức an toàn nhưng NH nên có các biện pháp thích hợp để làm giảm con số này xuống dưới mức 3%.

2.2.3.1.7 Tình hình nợ xấu của hộ nông dân

Bảng 10: Tình hình nợ xấu hộ nông dân tạiNHNO & PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2009 –2011.

Chỉ tiêu Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

2010/2009 2011/2010 Giá trị % Giá trị % Dư nợ HND (trđ) 96.630 92.760 96.547 -3.870 -4,00 3.787 4,08

Nợ xấu HND (trđ) 524 1.030 938 506 96,56 -92 -8,93

Tỷ lệ nợ xấu / dư nợ 0,54% 1,11% 0,97%

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Phong Điền) Nợ xấu HND nhìn chung tăng qua các năm, cụ thể: năm 2009 nợ xấu đạt 524 trđ, năm 2010 thì nợ xấu tăng mạnh, đạt 1.030 trđ, tăng 506 trđ so với năm 2009 (tăng 96,56%), sang đến năm 2011 thì nợ xấu HND giảm nhẹ, đạt 938 trđ, giảm 92 trđ so với năm 2010 (giảm 8,93%).Có thể thấytình hình thời tiết biến động xấu trong năm 2010 đã ảnh hưởng mạnh đến kết quả sản xuất của các HND, người nông dân bị mất mùa nên mất khả năng trả nợ. Ngoài ra, một số diện tích rừng cây cao su của người dân bị chết do dịch bệnh khiến cho các hộ trồng cây cao su không còn khả năng trả nợ cho NH. Sang năm 2011, do tình hình thời tiết đã chuyển biến tốt lên, cộng với việc NH thắt chặt quy trình thẩm định cho vay vốn, nên nợ xấu HND có xu hướng giảm.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới mức 3% được đánh giá là tốt và được đánh giá là an toàn nếu dưới mức 5%. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu HND của Ngân hàng luôn dưới 2%

qua các năm nên được đánh giá là tốt. Hộ nông dân là đối tượng khách hàng quan trọng, chiếm tỷ lệ cao và chủ chốt đối với ngân hàng, nên NH luôn chú trọng đến công tác thẩm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

định cho vay vốn, cũng như công tác kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, nhờ vậy mà chi nhánh NH đã luôn duy trì được mức nợ xấu thấp qua các năm. NH nên tiếp tục phát huy hơn nữa, đồng thời phải tìm hiểu các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan gây ra nợ xấu để hạn chế trong các năm tiếp theo.

* Biện pháp hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phong Điền:

Mọi Ngân hàng luôn muốn giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của NH mình xuống mức thấp nhất. Trên thực tế, các NH luôn tìm mọi biện pháp để giảm tỷ lệ này xuống, NH chi nhánh huyện Phong Điền cũng không phải là ngoại lệ.NH luôn quan tâm đến vấn đề nàyvà đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm nợ quá hạn và nợ xấu xuống theo cả tuyệt đối và tương đối.

Hàng quý, NH tiến hành phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro các khoản nợ. Lập bảng phân loại các khách hàng được xếp vào diện xét xử lý rủi ro tín dụng, những khách hàng chưa có biện pháp thu hồi nợ thì sẽ không được xét xử lý rủi ro tín dụng. Ngoài ra, đối với những khoản nợ đã xử lý rủi ro thì NH sẽ không thông báo cho khách hàng biết, CBTD cũng không ghi giảm nợ trong hồ sơ cho vay của khách hàng. Trong trường hợp này, CBTD vẫn tiếp tục phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, giám sát khoản vay theo quy định và đưa ra phương pháp thu hồi nợ của mình. Phía NH sẽ tiến hành phân định rõ trách nhiệm và xử lý vi phạm của CBTD, CBTD nào để xảy ra tổn thất lớn cho NH hoặc nhiều lần để xảy ra nợ xấu thì sẽ càng bị xử lý vi phạm nặng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân tại NHNo PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)