PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng HND tại NHNo & PTNT huyện Phong Điền
2.2.3.2 Phân tích tình hình cho vay HND theo ngành kinh tế
Thực hiện chủ trương phát triển đa dạng các ngành nghề kinh tế ở khu vực nông nghiệp nông thôn nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương. NHNo & PTNT huyện Phong Điền chủ động mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động, hướng vào đầu tư ở nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó chú trọng đầu tư vào nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản, tạo điều kiện phát triển toàn diện kinh tế huyện nhà, nâng cao hoạt động kinh doanh của NH. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, ta đi vào phân tích Bảng 10: tình hình cho vay hộ nông dân theo ngành kinh tế qua các năm 2009–2011.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Bảng 11: Tình hình cho vay hộ nông dân theo ngành kinh tế qua các năm 2009 –2011.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh
Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2010/2009 2011/2010
Giá trị % Giá trị %
1. Doanh số cho vay 115.102 100 103.536 100 106.652 100 -11.566 -10,05 3.116 3,01 - Ngành nông nghiệp 55.364 48,10 46.591 45,00 51.300 48,10 -8.773 -15,85 4.708 10,11
- Ngành lâm nghiệp 18.301 15,9 19.672 19,00 16.958 15,90 1.371 7,49 -2.714 -13,80
- Ngành thủy, hải sản 27.624 24,00 24.331 23,50 25.596 24,00 -3.294 -11,92 1.266 5,20
- Ngành khác 13.812 12,00 12.942 12,50 12.798 12,00 -870 -6,30 -144 -1,11
2. Doanh số thu nợ 101.654 100 107.406 100 102.865 100 5.752 5,66 -4.541 -4,23
- Ngành nông nghiệp 48.456 47,66 46.877 43,65 49.354 47,98 -1.579 -3,26 2.477 5,28
- Ngành lâm nghiệp 16.536 16,24 19.743 18,38 16.461 16,00 3.207 19,40 -3.282 -16,63
- Ngành thủy, hải sản 25.524 25,10 25.328 23,58 25.005 24,31 -196 -0,77 -323 -1,27
- Ngành khác 11.138 11,00 15.458 14,39 12.045 11,71 4.320 38,78 -3.413 -22,08
3. Dư nợ 96.630 100 92.760 100 96.547 100 -3.870 -4,00 3.787 4,08
- Ngành nông nghiệp 49.635 51,37 49.348 53,20 49.592 51,37 -286 -0,58 244 0,49
- Ngành lâm nghiệp 12.686 13,13 12.615 13,60 12.676 13,13 -71 -0,56 60 0,48
- Ngành thủy, hải sản 15.096 15,62 14.100 15,20 15.083 15,62 -997 -6,60 984 6,98
- Ngành khác 19.213 19,88 16.697 18,00 19.196 19,88 -2.516 -13,10 2.499 14,97
4. Nợ quá hạn 924 100 1.567 100 1.073 100 643 69,59 -494 -31,53
- Ngành nông nghiệp 205 22,19 455 29,04 364 33,92 250 121,95 -91 -20,00
- Ngành lâm nghiệp 219 23,70 379 24,18 151 14,07 160 73,06 -228 -60,16
- Ngành thủy, hải sản 306 33,11 405 25,85 352 32,81 99 32,35 -53 -13,09
- Ngành khác 194 21,00 328 20,93 206 19,20 134 69,07 -122 -37,20
(Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo & PTNT huyện Phong Điền)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
2.2.3.2.1 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
DSCV là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Đối với hoạt động tín dụng HND doanh số cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
sự biến động của nền kinh tế, chu kỳ sản xuất kinh doanh, tính mùa vụ, điều kiện tự nhiên… tất cả đều ảnh hưởng lớn đến DSCV. Nông nghiệp là ngành đặc thù phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như điều kiện thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh…
chính vì vậy, khi các yếu tố này thuận lợi thì hộ nông dân sẽ tích cực đầu tư, lượng vốn vay như vậy cũng tăng lên làm DSCV của NH tăng lên và ngược lại.
Qua bảng số liệu ta thấy DSCV của ngân hàng có tăng và có giảm qua các năm 2009 – 2011, điều này cho thấy một số mặt hạn chế của ngân hàng trong hoạt động cho vay HND. Doanh số cho vay năm 2009 đạt 115.102 trđ, nhưng sang năm 2010 thì DSCV giảm xuống còn 103.536 trđ, giảm 11.566 trđ so với năm 2009 tương ứng giảm 10.05%, tuy nhiên, đến năm 2011 thì doanh số này tăng 3,01% đưa con số này lên 106.652 trđ. Mặc dù DSCV có tăng nhưng mức tăng chậm hơn mức giảm nên DSCV vẫn chưa phục hồi so với năm 2009. Sự tăng giảm của DSCV hộ nông dân là do ảnh hưởng tăng giảm DSCV của các ngành nông– lâm – ngư nghiệp cũng như các ngành khác (nghề mộc,nghề đan lưới, mây tre đan…).
Qua bảng số liệu ta nhận thấy DSCV đối với ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ngành, tiếp theo là ngành ngư nghiệp, ngành lâm nghiệp và các ngành khác. Dân cư ở đây chủ yếu là trồng lúa và các loại nông sảnkhác do có những vùng phù sa màu mỡ dọc hạ lưu các sông nhỏ như sông Bồ, sông Ô Lâu… thuận lợi để trồng lúa, ngoài ra, chăn nuôi trên địa bàn cũng rất phát triển với các trang trại lợn, gà nhím… Năm 2009 DSCV của ngành đạt 55.364 trđ, chiếm 48,1% tổng DSCVhộ nông dân, năm 2010 doanh số của ngành giảm xuống còn 46.591 trđ, chiếm 45% tổng DSCV, đây là nguyên nhân chính khiến cho DSCV hộ nông dân giảm xuống trong năm 2010. Sang đến năm 2011 thì doanh số của ngành tăng trở lại, đạt 51.300 trđ, chiếm 48,1%. Có sự giảm DSCV trong năm 2010 là do tình hình thời tiết diễn biến xấu, dịch bệnh hại lúa xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, dịch heo tai xanh cũng làm người chăn nuôi điêu đứng. Trong năm này, NH lại điều chỉnh tăng lãi suất cho vay nên cũng gây ít
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
nhiều khó khăn cho người nông dân đến vay vốn. Sang năm 2011, do huyện đã chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi mang lại năng suất cao, trung tâm giống cây trồng đãđưa về một số giống lúa, giống sắn mang lại hiệu quả kinh tế cao kết hợp với việc thâm canh tăng vụ. Bên cạnh đó hệ thống thủy lợi kênh mương nội đồng được quan tâm nâng cấp, vụ mùa năm 2011 người nông dân thắng lớn nên các hộ nông dân đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất cho các vụ mùa tiếp theo. Mặc dù trong năm nay, lãi suất tín dụng của ngân hàng vẫn tăng nhẹ nhưng do trên địa bàn có nhà máy tinh bột sắn hàng năm đã thu mua một lượng lớn sắn thu hoạch của bà con nông dân, điều này góp phần làm cho người nông dân yên tâm sản xuất.
Cùng với ngành nông nghiệp thì ngành lâm nghiệp cũng có nhiều điểm đáng quan tâm. DSCV của ngành này chiếm trên 15% tổng DSCV hộ nông dân của ngân hàng. Năm 2009, doanh số của ngành đạt 18.301 trđ, năm 2010 doanh số này tăng đạt 19.672 trđ, tăng 7,49% so với năm 2009, đến năm 2011 thì DSCV của ngành lại giảm xuống còn 16.958 trđ, giảm 13,8%, thấp hơn cả năm 2009. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do vào năm 2010, nông dân vay vốn để đầu tư mở rộng vào các rừng keo, rừng cao su. Đến năm 2011 thì do tác động của việc khai thác mủ sớm khiến cây cao su bị bệnh, người nông dân chịu thua lỗ nặng, những hộ được mùa cao su thì lại bị các tiểu thương ép giá. Chính những điều này đã làm cho một số hộ nông dân hạn chế vay vốn của ngân hàng trong năm 2011, khiến cho DSCV ngành lâm nghiệp giảm xuống năm vừa rồi. Vừa qua, nhiều xí nghiệp chế biến gỗ, cao su đã đi vào hoạt động hứa hẹn sẽ giúp cho ngành lâm nghiệp của vùng ngày một phát triển trong tương lai.
Ngành thủy hải sản chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong DSCV hộ nông dân của ngân hàng, trên 23% so với tổng. Ngành đang trên đà phát triển và mang lại giá trị kinh tế khá cao nên diện tích nuôi trồng thủy sản được nhân rộng lên hàng năm, nhu cầu về vốn của ngành cũng tương đối lớn. Năm 2009 DSCV của ngành là 27.624 trđ, năm 2010 thì doanh số lại giảm xuống còn 24.331 trđ, có thể thấy năm 2010 là năm khó khăn chung cho tất cả các ngành nông– lâm– ngư nghiệp trên địa bàn huyện mà nguyên nhân chủ yếu chính là điều kiện tự nhiên không thuận lợi, tôm cá chết hàng loạt, việc nuôi tôm sú không đạt hiệu quả cao. Đến năm 2011 thì tình hìnhđãđược cải thiện, DSCV ngành tăng lên 25.596 trđ do trong năm này các hộ ngư dân được mùa,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
nhiều dự án đầu tư được mở rộng như chuyển đổi nuôi tôm trên cát, nuôi cá nước ngọt… làm nhu cầu vay vốn tăng cao. Huyện Phong Điền được thiên nhiên ưu đãi có khu đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thuận lợi để nuôi tôm cá, nếu được ban lãnh đạo huyện đầu tư đúng đắn thì tình hình kinh tế huyện nói chung và các hộ ngư dân nói riêng sẽ ngày càng được phát triển tăng cao.
Ngoài đầu tư vào các ngành trên thì các hộ nông dân cònđầu tư vào một số lĩnh vực khác như nghề mộc, nghề đan lưới, nghề mây tre đan, tiểu thủ công nghiệp…
DSCV các nghề này chiếm tỷ trọng không cao và có xu hướng giảm xuống qua các năm. Điều này cho thấy nông – lâm – ngư nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế huyện nhà.
2.2.3.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào, để đảm cho đồng vốn được luân chuyển nhanh và đem lại hiệu quả trong kinh doanh thì công tác thu hồi nợ cần được chú trọng. Chính vì vậy NHNo & PTNT huyện Phong Điền rất chú trọng công tác thu hồi nợ. Dựa vào bảng 5 ta thấy DSTN của ngân hàng diễn biến tương đối tốt. DSTN trong năm 2009 là 101.654 trđ, sang năm 2010 thì doanh số này tăng lên 107.406 trđ, tăng 5,66% so với năm 2009, trong năm 2011 thì DSTN có sự sụt giảm, xuống còn 102.865 trđ, giảm 4,23%. Ta sẽ phân tích kỹ hơn chỉ số này qua các ngành nông–lâm – ngư nghiệp.
Tương ứng với DSCV thì DSTN ngành nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là ngành ngư nghiệp, lâm nghiệp và các ngành khác. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong DSTN luôn trên 43%, nhìn chung qua các năm thì DSTN của ngành tăng. Năm 2009, doanh số ngành đạt 48.456 trđ, đến năm 2010 thì DSTN của ngành giảm xuống còn 46.877 trđ, giảm 3,26% so với năm 2009. Năm 2011, DSTN ngành tăng lên 49.354 trđ, tăng 5,28%, cao hơn cả năm 2009 và 2010. Sự sụt giảm trong năm 2010như đã biết là do tình hình nông nghiệp gặp khó khăn, người nông dân mất mùa nên không có khả năng trả nợ cho NH, còn trong năm 2011, do vụ lúa đông xuân được mùa, giá gạo tăng cao, chăn nuôi phát triển tốt, giá thànhổn định tạo điều kiện cho bà con trả lượng vốn đã vay của ngân hàng và có cơ hội vay thêm để tái sản xuất.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Ngành lâm nghiệp cũng có sự biến động nhất định, trong hai năm 2009 và 2011 DSTN của ngành đạt trung bình là 16500 trđ, chiếm 16% tổng doanh số, nhưng trong năm 2010 lại có sự tăng doanh số, lên mức 19.743 trđ, chiếm 18,38% tổng DSTN hộ nông dân của NH. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, huyện Phong Điền đã có những chủ trương, chính sách cụ thể đầu tư cho việc phát triển ngành lâm nghiệp. Công tác bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng kết hợp với việc định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và việc giao đất giao rừng cho nhân dân đạt kết quả tốt, hình thành nhiều mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi, nông lâm kết hợp làm ăn có hiệu quả, bước đầu xây dựng một số mô hình trang trại hoạt động tốt, từ đó tạo điều kiện cho người dân trả nợ NH đúng thời hạn. Bên cạnh đó, CBTD của ngân hàng ngày càng được chú trọng nâng cao năng lực làm việc giúp họ lựa chọn được khách hàng có khả năng trả nợ vay, góp phần tạo thuận lợi trong công tác thu hồi nợ cho NH. Trong năm 2011, DSTN có giảm xuống do các hộ trồng cao su gặp khó khăn, nhưng nếu các hộ trên có biện pháp khắc phục thì doanh số này tương lai sẽ chuyển biến tốt trở lại.
Nhìn chung, ngành thủy hải sản không có biến động gì nhiều về DSTN, qua các năm doanh số này đều duy trì ở mức 25.000 trđ, chiếm trung bình khoảng 24% tổng DSTN hộ nông dân của NH. Có được điều này là do ngành thủy hải sản phát triển toàn diện theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với thị trường tiêu thụ.
Ngoài ra, công tác thu hồi nợ của ngân hàng hoạt động tốt, CBTD lựa chọn được những khách hàng có khả năng kinh doanh hiệu quả để cho vay vốn.
DSTN của các ngành nghề khác cũng có những biến động đáng chú ý qua các năm. Năm 2009, DSTN của các ngành khác đạt 11.138 trđ, năm 2010 doanh số này tăng lên 15.458 trđ, tăng 38,78% so với năm 2009 nhưng sang năm 2011 thì DSTN lại giảm xuống còn 12.045 trđ, giảm 22,08% so với năm 2010.
2.2.3.2.3 Hệ số thu nợ theo ngành kinh tế
Để biết rõ hơn tình hình thu nợ của ngân hàng ta đi vào phân tích chỉ số hệ số thu nợ của ngân hàng qua Bảng 11: Hệ số thu nợ hộ nông dân của NHNo & PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2009 – 2011 sau đây:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Bảng 12: Hệ số thu nợ hộ nông dân của NHNo & PTNThuyện Phong Điền qua các năm 2009 –2011
(ĐVT: %)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Hệ số thu nợ 88,32% 103,74% 96,45%
- Ngành nông nghiệp 87,52% 100,61% 96,20%
- Ngành lâm nghiệp 90,36% 100,36% 97,07%
- Ngành thủy, hải sản 92,40% 104,10% 97,69%
- Ngành khác 80,64% 119,44% 94,12%
Qua bảng 6 ta nhận thấy HSTN hộ nông dân của ngân hàng khá cao, qua các năm hệ số này đều trên 88%, cụ thể: năm 2009 HSTN là 88,32%, năm 2010 hệ số này tăng cao lên đến 103,74%, sang năm 2011 tuy HSTN ngân hàng có giảm nhưng vẫn giữ được ở mức cao là 96,45%. Điều này cho thấy nhìn chung công tác thu hồi nợ của ngân hàng là rất tốt. Các CBTD ngày càng được nâng cao năng lực thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo số tiền vay thu hồi được, mở rộng cho vay đối với những khách hàng làm ăn có hiệu quả đồng thời hạn chế và thu hồi nợ đối với những khách hàng làm ăn không hiệu quả. Bên cạnh đó, NH còn gắn trách nhiệm của mỗi CBTD đối với từng khoản cho vay của mình. Việc theo dõi khách hàng qua hệ thống IPCAS giúp cho mỗi CBTD nắm bắt được tình hình KH mà mình phụ trách một cách rõ ràng. NH cũng kết hợp với chính quyền địa phương thường xuyên đôn đốc và nhắc nhởKH trả nợ cho ngân hàng, nhờ đó mà công tác thu hồi nợ của NH đạt được những thành tích đáng kể.
Qua bảng số liệu cho thấy HSTN ngành thủy hải sản là cao nhất trong các ngành liên tiếp qua các năm, tiếp đến là ngành lâm nghiệp, ngành nông nghiệp và các ngành khác. Điều này cho thấy sự phát triển ổn định của ngành thủy hải sản tại địa phương, ngân hàng nên tăng cường cho vay vào ngành này đồng thời nâng cao khả năng thu hồi nợ của các ngành còn lại, đặc biệt là ngành nông nghiệp do đây là ngành chủ lực trên địa bàn huyện Phong Điền.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
2.2.3.2.4 Dư nợ theo ngành kinh tế
Dư nợ của ngân hàng tuy có biến động nhưng không đáng kể, dư nợ hộ nông dân trong 2 năm 2009 và 2011 đều đạt ở mức 96.500 trđ, chỉ trong năm 2010 dư nợ có giảm xuống 92.760 trđ, nhưng mức biến động chỉ khoảng 4%. Dư nợ thấp cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả, nhưng việc duy trì dư nợ cũng mang lại doanh thu cho ngân hàng nhờ vào khoản lãi vay mà ngân hàng thu được từ dư nợ đó. Vì vậy ngân hàng cần điều chỉnh linh hoạt và hợp lý mức dư nợ để vừa mang lại lợi nhuận vừa không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, nọ xấu cho ngân hàng.
Số liệu cho thấy ngành nông nghiệp tiếp tục giữ tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ hộ nông dân của NH. Nhìn chung dư nợ các ngành nông – lâm – ngư nghiệp đều không có sự thay đổi đáng kể nào qua ba năm 2009 – 2011, ngành thủy hải sản tuy có biến động giảm trong năm 2010 nhưng mức giảm chỉ khoảng 6,6% và đã tăng trở lại như cũ trong năm 2011. Điềunày cho thấy ngân hàng đã vàđang thực hiện chính sách duy trì dư nợ ở mức hợp lý, vừa mang lại lãi vay cho ngân hàng, vừa hạn chế được tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu xảy ra.
2.2.3.2.5 Nợ quá hạn theo ngành kinh tế
Nợ quá hạn là một khoản mục mà mọi ngân hàng luôn muốn giảm thiểu đến mức tối đa. Vì vậy khi tiến hành cho vay, NH luôn thẩm định khả năng kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, tuy nhiên luôn có rủi ro xảy ra, ngân hàng chỉ có thể hạn chế chứ không thể loại trừ. Vì thế, khoản mục nợ quá hạn luôn tồn tại trong mọi ngân hàng. NHNo & PTNT huyện Phong Điền cũng không phải là ngoại lệ, qua bảng 5 ta nhận thấy khoản mục nợ quá hạn tuy không quá cao nhưng đang có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2009 NQH là 924 trđ, sang năm 2010 khoản nợ này là 1.567 trđ tăng 69,59% so với năm 2009, đây là một dấu hiệu không tốt cho ngân hàng, tuy đến năm 2011, NQH đã giảm xuống 31,53% so với năm 2010, còn 1.073 trđ nhưng nếu ngân hàng không chú ýđiều chỉnh khoản nợ quá hạn này thì nợ quá hạn có thể lại tăng lên trong các năm tiếp theo hoặc chuyển sang thành nợ xấu cho ngân hàng.
Số liệu cho thấy năm 2009, NQH của ngành thủy hải sản chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức 33,11%, ngành nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm tỷ lệ tương đương nhau ở mức
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
23% và các ngành khác chiếm tỷ lệ 21%. Tuy nhiên, sang năm 2010 lại có sự thay đổi rõ rệt, NQH của ngành nông nghiệp tăng mạnh, đạt 455 trđ, tăng 121,95% so với năm 2009 chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng NQH, lâm nghiệp cũng tăng mạnh, đạt 379 trđ, tăng 73,06%, ngành thủy hải sản cũng tăng 32,35%, đạt 405 trđ, các ngành khác cũng tăng ở mức 69,07%. Sở dĩ có sự biến động này là do tình hình thời tiết năm 2010 xấu, gây khó khăn cho các ngành vốn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đặc biệt là nông nghiệp, nông dân mất mùa khiến họ mất đi khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, làm cho NQH của ngành tăng mạnh. Các ngành còn lại cũng chịu ảnh hưởng tương tự nhưng mức độ ít hơn nên mức tăng NQH không cao bằng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, qua năm 2011 tình hình chuyển biến tốt hơn cho cả người dân và ngân hàng. Nợ quá hạn của các ngành đều giảm, nông nghiệp tuy vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng bây giờ chỉ còn 364 trđ, giảm 20% so với năm 2010, lâm nghiệp là ngành giảm nhiều nhất còn 151 trđ, giảm 60,16% so với năm 2010, ngành thủy hải sản cũng giảm xuống còn 352 trđ, tương ứng với mức giảm 13,09%, các ngành khác giảm mạnh còn 206 trđ, giảm 37,2% so với năm 2010. Có được kết quả này là do trong năm vừa rồi, nông nghiệp và ngư nghiệp được mùa, năng suất tăng cao, việc áp dụng các giống mới cùng việc cải tiến phương pháp chăm sóc cây trồng, vật nuôi, cải tiến phương pháp nuôi trồng thủy hải sản đã đạt hiệu quả. Người dân có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đối với ngành lâm nghiệp tuy cây cao su được mùa nhưng dịch bệnh cùng việc bên thu mua ép giá khiến cho người trồng cây cao su gặp không ít khó khăn, nhưng các trang trại cao su đã đi vào ổn định, thêm vào đó, việc khoanh nuôi, trồng rừng lấy gỗ, nhiều mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi, nông lâm kết hợp làm ăn có hiệu quả, giúp người dân có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy trong năm 2011, NQH hộ nông dân của ngân hàng đã giảm nhưng vẫn ở mức cao và có khả năng tăng lại trong các năm tiếp theo, nguy cơ chuyển thành nợ xấu. Vì vậy, ngân hàng cần chú ý theo dõi sát sao khoản nợ này và nhanh chóng kịp thời đề ra biện pháp đối phó điều chỉnh nếu như có dấu hiệu chuyển biến xấu.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ