Tình hình tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân tại NHNo PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 62)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.4 Kết quả đạt được trong năm 2009 - 2011

2.1.4.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn

* Tình hình tài sản:

Qua bảng số liệu ta nhận thấy tổng tài sản của ngân hàng đều tăng qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể: năm 2010 tăng 31.646 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 15,79% , năm 2011 tăng 21.629 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 9,32%. Có thể thấy,tốc độ tăng của năm 2011 thấp hơn nhiều so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là do khoản mục

“hoạt động tín dụng và đầu tư”có dấu hiệu tăng chậm lại. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng, chiếm đến hơn 80% tài sản của doanh nghiệp, điều này là hợp lý do hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín dụng. Trong năm 2011, NH đã điều chỉnh tăng lãi suất cho vay nhiều lần để

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

phù hợp với tình hình kinh tế trong nước, khiến cho hoạt động tín dụng có phần sụt giảm. Hoạt động tín dụng và đầu tưchỉ tăng 10.402 triệu đồng trong năm 2011, đây là một kết quả chưa tốt lắm nếu so với mức tăng 23.580 triệu đồng của năm 2010. Ngân hàng cần nhanh chóng tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này, để từ đó đưa ngân hàng ngày càng phát triển đi lên hơn nữa.

Khoản mục “tài sản có khác” của NH cũng tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2010 đạt 30.064 trđ, tăng 7.524 trđ so với năm 2009, tương ứng tăng 33,38%, năm 2011 khoản mục này đạt 39.956 trđ, tăng 9.892 trđ so với năm 2010, tương ứng tăng 32,9%. Khoảnmục “tài sản có khác” thường chiếm 11% – 13% trong tổng tài sản của NH, đâychủ yếu là nguồn vốn điều chuyển nội bộ, các khoản phải thu, các khoản lãi, phí phải thu.

Vốn khả dụng và thanh toán của NH nhìn chung tăng qua các năm, năm 2009 đạt 2.735 trđ, năm 2010 có giảm nhưng không đáng kể, đạt 2.592 trđ, và đã tăng trở lại, đạt 4.087 trđ trong năm 2011, cao nhất qua các năm. Tuy khoản mục này chiếm tỷ lệ không cao ( dưới 2% trong tổng tài sản ) nhưng đây là một khoản mục quan trọng, NH phảiluôn duy trì một khoản tiền mặt tại quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. Đồng thời, tỷ lệ dự trữ tại NHNN để phục vụ cho hoạt động thanh toán liên ngân hàng cũng phụ thuộc vào quy định NHNN theo từng thời kỳ. Do quy môcủa NH chi nhánh ngày càng được mở rộngnên khoản mục này cũng tăng lên tương ứng.

Do trong năm 2010 NH đầu tư mua mới bộ máy tính cho các phòng ban, thay thế cho bộ máy cũ đã lỗi thời; NH cũng trang bị thêm 2 dãy ghế nhằm phục vụ cho khách hàng đến giao dịch nên khoản mục TSCĐ trong năm 2010 tăng so với năm 2009. Cụ thể tăng 685 trđ, tương ứng tăng 36,24%, đạt 2.575 trđ. Năm 2011, khoản mục này có giảm nhưng không đáng kể, xuống còn 2.415 trđ, giảm 160 trđ so với năm 2010. Sở dĩ như vậy là do NH đánh giá lại giá trị của một số TSCĐ vào cuối năm 2010.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của NHNo & PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2009 –2011

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2010/2009 2011/2010

Giá trị % Giá trị %

I. Tài sản 200.357 100 232.003 100 253.632 100 31.646 15,79 21.629 9,32

1. Vốn khả dụngvà thanh toán 2.735 1,37 2.592 1,12 4.087 1,61 -143 -5,23 1.495 57,68

2. Hoạt động tín dụng và đầu tư 173.192 86,44 196.772 84,81 207.174 81,68 23.580 13,61 10.402 5,29

3. Tài sản cố định 1.890 0,94 2.575 1,11 2.415 0,95 685 36,24 -160 -6,21

4. Tài sản có khác 22.540 11,25 30.064 12,96 39.956 15,76 7.524 33,38 9.892 32,90

II. Nguồn vốn 200.357 100 232.003 100 253.632 100 31.646 15,79 21.629 9,32

1. Các khoản phải trả 93.020 46,43 126.944 54,72 183.710 72,43 33.924 36,47 56.766 44,72 2. Hoạt động thanh toán 84.201 42,03 73.404 31,64 27.925 11,01 -10.797 -12,82 -45.479 -61,96

3. Nguồn vốn chủ sở hữu 5 0,00 5 0,00 5 0,00 0 0,00 0 0,00

4. Nguồn vốn khác 23.131 11,54 31.650 13,64 41.992 16,56 8.519 36,85 10.342 32,68

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Phong Điền)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

* Tình hình nguồn vốn:

Qua bảng số liệu ta nhận thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng đều tăng qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó, khoản phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn vì NH là người đi vay để cho vay. Cụ thể, khoản phải trả năm 2009 chiếm 46,43% tổng nguồn vốn, năm 2010 là 54,72%, và ở mức cao nhất là 72.43% trong năm 2011. Tương ứng với mức tăng tỷ trọng thì năm 2010 khoản phải trả tăng 33.924 trđ so với 2009, năm 2011 tăng 56.766 trđ so với 2010. Việc tăng khoản phải trả là kết quả của việc tăng lượng tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng trong các năm vừa qua. Qua tìm hiểu thực tế, được biết nguồn vốn chủ yếu của NH là từ nguồn huy động từ dân cư, nguồn thứ hai là từ các TCKT trên địa bàn (kho bạc Nhà nước, bảo hiểm…). Trong giai đoạn này NH chú trọng tăng trưởng nguồn vốn nội, ngoại tệ tại địa phương để tăng nguồn vốn, mở rộng quy mô NH. Chi nhánh đã linh hoạt điều chỉnh lãi suất huy động, tặng quà khuyến mại bằng tiền mặt, phát triển nhiều sản phẩm mới, đa dạng hóa các hình thức huy động phù hợp với yêu cầu thị trường đồng thời điều chỉnh tănglãi suất huy động phù hợp lợi ích giữa khách hàng và Ngân hàng, đảm bảo cơ chế lãi suất theo quy định của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam.

Hoạt động thanh toán giảm qua các năm, cụ thể năm 2009 đạt 84.201 trđ, năm 2010 đạt 73.404 trđ, giảm 12,82% so với năm 2009, năm 2011 giảm mạnh, xuống còn 27.925 trđ, giảm 61,96% so với năm 2010. Sự giảm này qua quá trình tìm hiểu thì được biết đó là do sự điều chuyển vốn trong nội bộ NH, thanh toán chuyển tiền và sự điều chuyển vốn giữa trụ sở chính với chi nhánh cấp I.

Khoản mục nguồn vốn khác tăng tương đối mạnh qua các năm, năm 2010 khoản mục này đạt 31.650 trđ, tăng 36,85% so với năm 2009, năm 2011 đạt 41.992 trđ, tăng 32,68% so với năm 2010.Khoản mục này bao gồm phát hành giấy tờ có giá cùng với các khoản lãi, phí phải trả… của NH. Về khoản mục vốn chủ sở hữu thì không có thayđổi gì qua các năm, tỷ trọng thấp và chịu sự điều chỉnh của NH cấp trên.

* Tình hình huyđộng vốn:

Đối với bất kỳ đơn vị SXKD nào, vốn là một trong những điều kiện tiên quyết không thể thiếu, đặc biệt là các tổ chức tín dụng. Đối với ngành ngân hàng, vốn không

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

chỉ đơn thuần là đầu vào mà còn là nền tảng cho các hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là động lực cơ bản thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong những năm qua NHNo

& PTNT huyện Phong Điền luôn chú trọng đến hoạt động huy động vốn và coi nguồn vốn từ huy động là nhiệm vụ góp phần giải quyết đầu vào, là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Để thấy rõ tình hình huyđộng vốn của ngân hàng, ta đi vào phân tích Bảng 3: Tình hình huyđộng vốn của NHNo & PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2009 –2011

Qua bảng 3 ta thấy, tình hình huy động vốn của chi nhánh đã đạt được những kết quả sau:

Tổng nguồn vốn ngân hàng huy động được tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2009 nguồn vốn huy động đạt 89.935 trđ, năm 2010 nguồn vốn huy động là 129.323 trđ, tăng 39.388 trđ so với năm 2009, tương ứng tăng 43,8%. Theo nhịp tăng đó, vào năm 2011, tổng nguồn vốn huy động là 185.962 trđ, tăng 56.639 trđ so với năm 2010, tương ứng với mức tăng 43,8%. Có thể thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng đều qua các năm với tốc độ tăng là 43,8% đây là một thành tích đáng khích lệ của ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn 2010, 2011 tình hình kinh tế xã hội diễn biến rất phức tạp, lạm phát có xu hướng tăng cao, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá vàng biến động mạnh, tỷ giá không ổn định, trong năm NHNN phải nhiều lần điều chỉnh mức lãi suất huy động, ngân hàng chi nhánh cũng đã kịp thời điều chỉnh chophù hợp với tình hình kinh tế xã hội những năm vừa rồi.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Bảng3: Tình hình huyđộng vốn của NHNo & PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2009 –2011

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

2010/2009 2011/2010

Giá trị % Giá trị %

1. Theo loại tiền 89.935 100 129.323 100 185.962 100 39.388 43,80 56.639 43,80

-VNĐ 87.351 97,13 125.788 97,30 182.473 98,00 38.437 44,00 56.685 45,06

- Ngoại tệ quy đổi 2.584 2,87 3.535 2,70 3.489 2,00 951 36,80 -46 -1,30

2. Theo thời hạn huy động 89.935 100 129.323 100 185.962 100 39.388 43,80 56.639 43,80 - Tiền gửi không kỳ hạn 23.795 26,50 30.794 23,80 43.839 23,60 6.999 29,40 13.045 42,40 - Tiền gửi dưới 12 tháng 40.036 44,50 72.034 55,70 114.627 61,60 31.998 79,90 42.593 59,10

- Tiền gửi trên 12 tháng 26.104 29,00 26.495 20,50 27.496 14,80 391 1,20 1.001 3,80

3. Theo thành phần kinh tế 89.935 100 129.323 100 185.962 100 39.388 43,80 56.639 43,80

- Tiền gửi dân cư 71.795 79,80 98.811 76,40 141.117 75,90 27.016 37,63 42.306 42,80

- Tiền gửi các tổ chức kinh tế 17.144 19,10 29.053 22,50 43.064 23,20 11.909 69,46 14.011 48,23

- Tiền gửi các TCTD khác 33 0,00 49 0,00 252 0,10 16 48,48 203 414,29

- Giấy tờ có giá 963 1,10 1.410 1,10 1.529 0,80 447 46,42 119 8,44

(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Phong Điền)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

- Theo loại tiền tệ: trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thì nội tệ VNĐ chiếm tỷ trọng lớn so với ngoại tệ, qua 3 năm đều chiếm 97% trở lên. Năm 2009 nguồn vốn huy động VNĐ là 87.351 trđ, chiếm 97,13% , năm 2010 nguồn vốn nội tệ là 125.788 trđ, tăng 38.437 trđ, chiếm 97,13% tổng vốn huy động, đến năm 2011 thì nguồn vốn huy động VNĐ đạt 182.473 trđ, tăng 56.685 trđ so với 2010, chiếm 98%

tổng vốn huy động được. Số liệu cho thấy mức tăng vốn huy động nội tệ đều cao qua các năm, cụ thể năm 2010 tăng 44% so với năm 2009, năm 2011 tăng 45% so với 2010. Có được điều này là do chi nhánh đã có chính sách huy động nguồn nội tệ có hiệu quả , có nhiều dịch vụ đa dạng, thu hút được sự quan tâm và tạo được niềm tin của khách hàng đến giao dịch và gửi tiền. Huyện Phong Điền là một huyện thiên về sản xuất nông nghiệp, dân số đa phần hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, hoạt động sản xuất nhỏ lẻ và mang tính chất hộ gia đình. Vì vậy người dân đến giao dịch với NH chủ yếu bằng đồng nội tệ, nguồn vốn huy động bằng nội tệ tại NH chi nhánh chiếm tỷ trọng cao là điều dễ hiểu.

Tỷ trọng huy động ngoại tệ của ngân hàng thấp hơn nhiều so với nội tệ, năm 2009 nguồn vốn ngoại tệ là 2.584 trđ, sang năm 2010 thì khoản mục này tăng mạnh đạt 3.535 trđ, tăng 951 trđ tương ứng tăng 36,8% so với năm 2009, năm 2011 thì dấu hiệu tăng chững lại và có phần sụt giảm còn 3.489 tr.đ, giảm 46 tr.đ tương ứng giảm 1,3% so với năm 2010. Nguồn huy động từ ngoại tệ thấp cũng là điều phù hợp với hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Bởi vì, nguồn huy động vốn chủ yếulàở địa phương, mà huyện Phong Điền số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu ít, chủ yếu là sản xuất nhỏ. Nhận thức được điều này trong những năm qua NHNo & PTNT huyện Phong Điền bằng mọi biện pháp tuyên truyền vận động, nắm danh sách những hộ có con em đi xuất khẩu lao động, tác động tới hộ đó mở tài khoản tại NH, tạo cho họ niềm tin về sự nhanh chóng thuận tiện, giúp họ yên tâm gửi tiền vào ngân hàng. Ngoài ra, chi nhánh cũng luôn quan tâm và có những biện pháp thực tế để tăng nguồn vốn huy động này như điều chỉnh khung lãi suất hợp lý, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ thu hút đồng ngoại tệ như: đơn giảndịch vụ kiều hối, tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh muabán ngoại tệ…

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

- Theo thời hạn huy động: trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thì tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ tương đối cao và tăng đều qua các năm. Năm 2009, khoản mục này đạt 23.795 tr.đ, chiếm 26,5% tổng nguồn vốn huy động, năm 2010 khoản mục này đạt 30.794 tr.đ, tăng 6.999 tr.đ so với năm 2009, chiếm 23,8% tổng vốn huy động được, đến năm 2011 thì khoản mục này đạt 43.839 tr.đ, tăng 13.045 tr.đ so với năm 2010, chiếm 23,6% tổng nguồn vốn huy động được. Có thể nói đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt dộng huy động vốn của ngân hàng. Đạt được kết quả này chủ yếu là do tình hình thu nhập của người dân được nâng cao, việc thanh toán qua hệ thống thẻ ATM trở nên phổ biến hơn trước đây rất nhiều, việc thanh toán trở nên thuận tiện hơn, ngoài ra khách hàng cònđược hưởng mức lãi suất tương đốikhi gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại ngân hàng.

Từ bảng số liệuta cũng thấy được rằng lượng tiền gửi ngắn hạn (dưới 12 tháng) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng và tăng qua từng năm. Đối tượng chủ yếu của nguồn tiền gửi ngắn hạn là các khách hàng có thu nhập ổn định và thường xuyên, gửi tiền vì mục đích an toàn và sinh lợi. Năm 2009 khoản mục này đạt 40.036 tr.đ, chiếm 44,5% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010, lượng tiền gửi ngắn hạn là 72.034 tr.đ, tăng 31.998 trđ so với năm 2009, chiếm 55,7%

tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 thì khoản mục này tăng mạnh, đạt 114.627 tr.đ, tăng 40.269 tr.đ, chiếm tỷ lệ 61,6% trong tổng nguồn vốn huy động được. Nguyên nhân là do ưu điểm của loại tiền gửi này là kỳ hạn ngắn, người gửi có thể rút ra trước khi đến hạn mà ít bị biến động bởi lãi suất, nên họ chủ động được về tài chính của mình hơn là gửi tiền dài hạn. Ngân hàng cũng đã có nhiều lần điều chỉnh lãi suất cao, tổ chức tặng quà khuyến mãi bằng tiền mặt và hiện vật cho khách hàng gửi tiền ngắn hạn, từ đó khuyến khích người dân tham gia gửi tiền vào ngân hàng.

Ngoài hai nguồn tiền trên phải kể đến nguồn vốn huy động trung và dài hạn (trên 12 tháng). Đây là yếu tố chính trong việc kinh doanh của NH. Với nguồn huy động này thì việc chi trả lãi suất tương đối cao nhưng lại đem đến cho ngân hàng một nguồn lực ổn định, nhiều cơ hội đầu tư sinh lời, chủ động trong hoạt động kinh doanh, dặc biệt là những dự án lớn, thời gian hoàn vốn chậm. Thêm vào đó, khác với nguồn huy động ngắn hạn với tính chất không ổn định, NH phải lập một khoản dự trữ thanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

khoản cao dự phòng khách hàng rút tiền. Còn với nguồn vốn trung và dài hạn, tương đối ổn định nên khoản phải lập dự phòng thấp, NH có thêm một khoản đầu tư đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh đã có những chính sách, biện pháp và hình thức khuyến khích khác nhau như mở loại hình dự thưởng với tiền gửi trung và dài hạn, tiết kiệm bậc thang , phát hành kỳ phiếu dự thưởng, tham gia bốc tham may mắn khi gửi tiết kiệm…. nhằm tăng cao lượng vốn trung và dài hạn. Chính vì thế lượng vốn trung và dài hạn ổn định và tăng đều qua các năm. Khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối cao, tuy không cao như khoản mục tiền gửi ngắn hạn nhưng lại có ưu điểm làổn định, ít biến động, rủi ro thấp. Trong năm 2009, khoản mục này đạt 26.104 tr.đ, chiếm 29% tổng vốn huy động, năm 2010 khoản mục này đạt 26.495 tr.đ, tăng nhẹ 391 tr.đ so với năm 2009, tuy nhiên tỷ trọng lại bị giảm do tốc độ tăng của tiền gửi ngắn hạn lớn hơn. Năm 2011 thì khoản mục này đạt 26.663 tr.đ, tăng 168 tr.đ so với năm 2010, tỷ trọng tiếptục giảm xuống còn 14,8% trong tổng vốn huy động được. Lãi suất huy động của ngân hàng cũng thay đổi theo kỳ hạn tăng dần, có nhiều kỳ hạn và hình thức khác nhau nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài, từ đó tạo ra một nguồn tiền ổn định để giúp ngân hàng đầu tư vào các khoảnmục khác.

- Theo thành phần kinh tế:Khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là từ tiền gửi dân cư. Đối với khách hàng, huy động vốn của NH cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư lớn, làm cho tiền của họ sinh lời, là một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy lượng vốn tạm thời nhàn rỗi. Hơn nữa, nó còn giúp cho người dân có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của NH. Qua các năm ta thấy nguồn tiết kiệm của dân cư chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động được. Thời gian qua, từ chi nhánh trung tâm đến các phòng giao dịch trực thuộc đều quán triệt quan điểm chỉ đạo coi trọng thu hút vốn trong dân cư, xem đây là nguồn vốn cơ bản có tính ổn định cao. Năm 2009, tiền gửi dân cư là 71.795 trđ, chiếm 79,8%

tổng vốn huy động, năm 2010 khoản mục này đạt 98.811 trđ, tăng 27.016 tr.đ so với năm 2009, chiếm 76,4% tổng vốn huy động được. Đến năm 2011 khoản mục nàytăng mạnh đạt 141.117 trđ, tăng 42.306 trđ so với năm 2010, chiếm 75,9% tổng nguồn vốn huy động được. Để đạt được kết quả trên, chi nhánh đã áp dụng các biện pháp đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn tiết kiệm từ dân cư như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

dự thưởng, tặng những món quà hấp dẫn tùy theo từng mức tiết kiệm để khuyến khích KH đến với NH. Ngoài ra, NH còn thực hiện chính sách giao khoán chỉ tiêu cụ thể đến từng phòng ban cá nhân và gắn chỉ tiêu huy động vào công tác thi đua và khen thưởng.

Tiếp tục đổi mới phong cách giao dịch, tiếp thị tại chỗ đối với KH để giữ KH truyền thống, thu hút KH mới, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi gửi tiền, rút tiền…

Tiền gửi của các TCKT, TCTD là tiền gửi dùng để thanh toán giữa các tổ chức kinh tế với nhau thông qua NH, đây là nguồn vốn quan trọng với lãi suất thấp. Năm 2009, tiền gửi của các TCKT là 17.144 tr.đ, chiếm 19,1%, qua năm 2010 thì lượng tiền gửi này tăng lên đáng kể đạt 29.053 tr.đ, tăng 11.909 tr.đ so với năm 2009 tương ứng mức tăng 69,46%, chiếm tỷ trọng 22,5% trong tổng nguồn vốn huy động được. Năm 2011 thì mức tăng trưởng này vẫn duy trì, đạt 43.064 tr.đ, tăng 14.011 tr.đ so với năm 2010 tương ứng mức tăng 48,23%, chiếm 23,2% trong tổng nguồn vốn huy động. Việc tăng tiền gửi của các TCKT cho thấy sự phục hồi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đem nguồn vốn nhàn rỗi trong kinh doanh của mìnhđể gửi vào ngân hàng nhằm mục đích an toàn và thuận lợi trong thanh toán. Nguồn vốn huy động từ các TCTD và các giấy tờ có giá chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Các khoản mục này qua các năm đều tăng rõ rệt, thể hiện sự đa dạng về nguồn huy động vốn của ngân hàng.

Có thể nói, qua các năm 2009 –2011, nền kinh tế xã hội có nhiều diễn biến bất lợi cho hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và hoạt động của NHNo & PTNT huyện Phong Điền nói riêng. Nhất là trong năm 2011 vừa qua, mức lạm phát tăng cao, giá vàng biến động mạnh và liên tục phá kỷ lục về mức giá… những diễn biến ấy đã khiến cho tình hình huy động vốn trở nên càng khó khăn hơn. Trên thị trường tài chính, nguồn vốn huy động trở nên khan hiếm nên cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các NHTM càng trở nên gay gắt, chúng ta đãđược chứng kiến những cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các NHTM trên địa bàn đã làm chuyển dịch nguồn vốn từ NH này sang NH khác, làmảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo kịp thời của NHNo & PTNT Việt Nam cùng sự nhanh nhạy của Ban lãnh đạo, chi nhánh đã linh hoạt điều chỉnh lãi suất huy động, tặng quà khuyến mãi bằng tiền mặt và hiện vật, từ đó giữ được ổn định và tăng cao trong hoạt động huy động vốn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân tại NHNo PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)