Đánh giá về hoạt động tín dụng HND tại NHNo & PTNT huyện Phong Điền

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân tại NHNo PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 104 - 108)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU

3.1 Đánh giá về hoạt động tín dụng HND tại NHNo & PTNT huyện Phong Điền

Trong những năm gần đây, NHNo & PTNT huyện Phong Điền đã có được những thành công đáng kể, như: nguồn vốn huy động tăng liên tục qua các năm, việc sử dụng vốn đạt chất lượng cao, đem lại cho ngân hàng thu nhập ngày càng tăng, hoạt động kinh doanh nhìn chung thuận lợi, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của ngân hàng trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao. Để có được những thành quả trên, NHNo & PTNT huyện Phong Điền đã phải nỗ lực hết mình trong công việc, nâng cao chất lượng cho vay cũng như hạn chế nợ xấu, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động huy động và sử dụng vốn. Ngân hàng đã xác định hộ nông dân chính là bộ phận khách hàng quan trọng và chủ chốt trong hoạt động cho vay của mình.

Về tổ chức bộ máy quản lý:

Bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với quy mô và hoạt động của NH. Các phòng banđược bố trí hợp lý, giữa các phòng ban luôn có sự trao đổi thông tin, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.Các phòng ban làm việc với nhau trên tinh thần hợp tác, đoàn kết và bàn bạc để giải quyết các công việc nhằm đem lại lợi ích lớn nhất cho NH. Với cách thức tổ chức bộ máy như vậy, thông tin trong NH được truyền tải một cách nhanh chóng, chính xác và trọn vẹn từ cấp dưới lên cấp trên và ngược lại.

Về hệ thống kiểm soát nội bộ:

Mặc dù NH không có hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng NH đã bố trí một CBTD kiêm kiểm toán viên nội bộ trực thuộc quản lý của NH tỉnh, điều này là phù hợp với quy mô của NH. Nhân viên này đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, kiểm tra kiểm soát hoạt động của các CBTD khác, giúp cho NH giảm thiểu được những rủi ro trong các hoạt động tín dụng. Vì trực thuộc quản lý của NH tỉnh nên nhân viên này không chịu sự quản lý của NH chi nhánh, đảm bảo tính độc lập trong công việc của mình.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Về quy trình tín dụng:

NH đã thực hiện đúng theo chỉ thị số 666/QĐ-HĐQT-TDHo về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Theo đó, các quy trình được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác khi khách hàng đến giao dịch với NH. Tuy nhiên, NH không tuân theo các quy định một cách cứng nhắc, dựa theo điều kiện thực tế tại địa phương, hoàn cảnh của mỗi khách hàng mà NH đã có những điều chỉnh linh động khi khách hàng đến vay vốn tại NH.

Về hoạt động cho vay hộ nông dân:

Thực hiện quy trình tín dụng nghiêm ngặt theo quyết định số 909 của NHNo &

PTNT Việt Nam về quy trình cho vay hộ gia đình và cá nhân. Ngân hàng luôn coi trọng giai đoạn thẩm định trước khi cho vay, đồng thời kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng. Điều kiện cho vay HND của ngân hàng luôn được quy định rõ ràng và phù hợp, ngân hàng cũng linh động dựa vào tình hình thực tế của mỗi khách hàng mà quyết định cho vay hay không. Thủ tục cho vay của ngân hàng cũng được đánh giá là đơn giản, thông thường người dân chỉ mất 2 – 3 ngày để được xét duyệt cho vay. Ngân hàng cũng đã chú ý đến quá trình kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, nhờ vậy mà hoạt động cho vay hộ nông dân đã đạt được những kết quả cao. Mức lãi suất cho vay được ngân hàng điều chỉnh linh động nhiều lần trong năm để phù hợp với tình hình kinh tế nói chung. Mức lãi suất của ngân hàng có phần thấp hơn so với các tổ chức tín dụng trên địa bàn nên ngân hàng thu hút được lượng lớn khách hàng đến tham gia giao dịch, phù hợp với yêu cầu của các hộ nông dân. Đa số các hộ đến vay vốn đều có kết quả kinh doanh tốt, sử dụng vốn vay hiệu quả, có được điều này là do CBTD đã thực hiện tốt quy trình thẩm định cũng như kiểm tra kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay của hộ nông dân. Ngoài ra, NH cũng đã làm tốt công tác giữ chân khách hàng cũng như thực hiện các chiến dịch thu hút khách hàng mới như chương trình vay vốn có quà tặng, bốc thăm trúng thưởng… Nhờ vậy, đa số khách hàng hộ nông dân đều có trên 2 lần vay vốn tại ngân hàng và mong muốn tiếp tục giao dịch trong tương lai.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Về cán bộ nhân viên ngân hàng:

Các CBTD của ngân hàng thường xuyên được đào tạo nâng cao trìnhđộ nghiệp vụ, những cán bộ đạt thành tích cao sẽ được khen thưởng, còn những người để xảy ra nợ xấu nhiều thì sẽ bị phạt trừ thành tích. Nhờ vậy mà các CBTD luôn tận tâm với công việc của mình. CBTD có thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, hướng dẫn kỹ càng, không gây khó khăn khi người nông dân đến ngân hàng làm việc.

Về cơ sở vật chất ngân hàng:

Cơ sở vật chất của ngân hàng tương đối tốt, trang bị đầy đủ máy móc cho nhân viên làm việc, ghế ngồi của khách hàng cũng đã được mua mới, khách hàng được tạo không gian thoải mái khi đến giao dịch.

3.1.2 Những tồn tại và một số giải pháp khắc phục trong hoạt động tín dụng đối với HND

Bên cạnh những ưu điểm và thành tựu đãđạt được, NHNo & PTNT huyện Phong Điền cũng gặp phải một số tồn tại cần khắc phục trong hoạt động cho vay HND.

Bảng 17: Những tồn tại và một số giải pháp khắc phục trong hoạt động tín dụng đối với HND

Một số tồn tại Giải pháp khắc phục

1.Về hệ thống

kiểm soát nội

bộ:

NH chỉ có một CBTD kiêm kiểm toán viên nội bộ nên khi NH có lượng khách hàng đến giao dịch nhiều thì nhân viên này không thể thực hiện được hết hoạt động kiểm tra kiểm soát của mình một cách cẩn thận được.

Ngoài ra, nhân viên này dễ đưa ra những nhận định chủ quan trong hoạt động của mình.

Các CBTD thực hiện tốt công việc của mình, giảm thiểu những sai sót xuống mức thấp nhất. Nhân viên kiểm soát nên làm việc một cách khách quan, trau dồi năng lực của mình.

2. Về quy trình tín

dụng:

Quy trình cho vay vẫn còn khá phức tạp đối với những hộ mới đến giao dịch lần đầu, nhất là những khách hàng có trình độ văn hóa thấp. Một số khách hàng vẫn còn phải

Các CBTD giải thích rõ ràng dễ hiểu cho những khách hàng mới, hướng dẫn họ làm các thủ tục cần thiết.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

trải qua nhiều giai đoạn xác nhận giấy tờ để được xin vay vốn.

3. V hoạt động cho

vay HND:

- Một số HND do điều kiện kinh tế khó khăn nên không có tài sản ngang giá để thế chấp khi vay vốn, hầu hết là dùng đất đai để thế chấp nhưng một số hộ không có Sổ Đỏ hoặc thủ tục rắc rối, yêu cầu bảo lãnh của địa phương.

-Ngân hàng thay đổi lãi suất nhiều lần trong năm và mức lãi suất tăng qua các năm gây ảnh hưởng đến các HND trong quá trình trả nợ. Khiến một số hộ đắn đo trước khi vay, và gây khó khăn cho các hộ có khối lượng vay lớn và trong thời gian dài.

- NH linh động giải quyết cho từng khách hàng đến vay vốn, NH phối hợp với chính quyền địa phương nhanh chóng giải quyết các vấn đề về giấy tờ cho người nông dân.

- NH chỉ nên thay đổi lãi suất nếu thấy cần thiết hoặc bắt buộc. Tốc độ tăng lãi suất không nên quá nhanh, gây ảnh hưởng đến người nông dân.

4. Về cán bộ nhân viên NH:

Một số CBTD cũng như nhân viên giao dịch không nhiệt tình, thờ ơ, quan liêu, coi thường, tỏ ra khó chịu với người vay, không niềm nở giúp người vay trong việc lập hồ sơ cũng như hoàn thành giấy tờ tín dụng.

NH thường xuyên theo dõi nhân viên của mình, thực hiện điều tra khách hàng về thái độ của CBTD, tiến hành xử lý các nhân viên vi phạm hoặc bị phản ánh.

5. Về cơ sở vật chất NH:

Số lượng ghế chờ cho khách hàng vẫn chưa đáp ứng đủ trong những ngày cao điểm.

Khuôn viên NH vẫn chưa đẹp, chưa tạo được hìnhảnh đẹp cho NH.

NH nên mua mới thêm ghế ngồi dành cho khách hàng, phục vụ nước uống, điều hòa… NH cũng nên đầu tư cải tạo khuôn viên, tạo hình ảnh xanh, sạch, đẹp cho NH mình.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân tại NHNo PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)