Phân tích tình hình cho vay HND theo kỳ hạn vay

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân tại NHNo PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 95 - 104)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: TRỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng HND tại NHNo & PTNT huyện Phong Điền

2.2.3.3 Phân tích tình hình cho vay HND theo kỳ hạn vay

Hình thức cho vay theo kỳ hạn được chia làm ngắn hạn - trung hạn và dài hạn.

Những khoản vay ngắn hạn thường có rủi ro tín dụng thấp, thời gian thu hồi vốn ngắn, vòng luân chuyển nhanh. Tuy nhiên hình thức cho vay này có nhược điểm là lãi thu được không cao, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, cho vay trung và dài hạn tuy lãi thuđược cao nhưng vòng quay vốn chậm, lại mang tính rủi ro cao, dễ nảy sinh nợ xấu, nợ quá hạn. Để làm rõ hơn vấn đề này, ta đi vào phân tích Bảng 13: Tình hình cho vay hộ nông dân theo kỳ hạn của NHNo & PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2009 –2011.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Bảng 14: Tình hình cho vay hộ nông dântheo kỳ hạncủa NHNo & PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2009 –2011 ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

2010/2009 2011/2010

Giá trị % Giá trị %

1. Doanh số cho vay 115.102 100 103.536 100 106.652 100 -11.566 -10,05 3.116 3,01

- Ngắn hạn 64.607 56,13 50.898 49,16 55.097 51,66 -13.708 -21,22 4.199 8,25

- Trung, dài hạn 50.495 43,87 52.638 50,84 51.555 48,34 2.142 4,24 -1.083 -2,06

2. Doanh số thu nợ 101.654 100 107.406 100 102.865 100 5.752 5,66 -4.541 -4,23

- Ngắn hạn 64.393 63,35 52.182 48,58 51.842 50,40 -12.212 -18,96 -339 -0,65

- Trung, dài hạn 37.261 36,65 55.224 51,42 51.023 49,60 17.964 48,21 -4.202 -7,61

3. Dư nợ 96.630 100 92.760 100 96.547 100 -3.870 -4,00 3.787 4,08

- Ngắn hạn 29.159 30,18 27.875 30,05 31.130 32,24 -1.283 -4,40 3.255 11,68

- Trung, dài hạn 67.471 69,82 64.885 69,95 65.417 67,76 -2.587 -3,83 532 0,82

4. Nợ quá hạn 924 100 1.567 100 1.073 100 643 69,59 -494 -31,53

- Ngắn hạn 469 50,76 287 18,08 760 70,83 -182 -38,80 473 164,81

- Trung, dài hạn 455 49,24 1.080 68,92 313 29,17 625 137,36 -767 -71,02

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Phong Điền)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

2.2.3.3.1 Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Nhìn chung DSCV ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với trung và dài hạn. Cụ thể, năm 2009, DSCV ngắn hạn là 64.607 trđ chiếm 56,13%, tuy năm 2010 DSCV ngắn hạn có giảm xuống 50.898 trđ và thấp hơn trung và dài hạn nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao là 49,16%, trong năm 2010 doanh số ngắn hạn đã giảm 21,22% so với năm 2009. Đến năm 2011, DSCV ngắn hạn lại tiếp tục tăng trở lại cao hơn trung và dài hạn, đạt 55.097 trđ, tăng 8,25% so với năm 2010, chiếm 51,66% tổng DSCV hộ nông dân. Có điều này là do nguồn vốn để cho vay của ngân hàng chủ yếu từ huy động ngắn hạn và không kỳ hạn. Đa phần các ngành nông–lâm– ngư nghiệp có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của NH thường tập trung vào cho vay ngắn hạn. Điều này cũng nằm trong xu thế chung của các NHTM ở Việt Nam hiện nay vì hoạt động cho vay ngắn hạn có thời gian chu chuyển vốn nhanh, hạn chế rủi ro trong tình hình thị trường có nhiều biến động.

Vay ngắn hạn có xu hướng gia tăng và chiếm tỷ trọng cao so với trung và dài hạn do trong thời gian trở lại đây, NH chủ trương chú trọng những hợp đồng vay ngắn hạn để tránh rủi ro bởi vì những dự án lâu năm thường có tính chất rủi ro cao hơn. Hơn nữa, trên địa bàn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên phần lớn hộ nông dân thiếu vốn khi mua sắm vật tư để trồng trọt, mua giống gia cầm gia súc… Bên cạnh đó, đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, sản xuất lại mang tính thời vụ và có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn nên DSCV hộ nông dân trong ngắn hạn tăng lên là điều dễ hiểu.

DSCV trung và dài hạn tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn so với ngắn hạn nhưng tỷ lệ khoản mục này vẫn cao trên 40%, có năm tăng lên mức 50% tổng DSCV hộ nông dân.

Nhìn chung DSCV trung và dài hạn có xu hướng tăng qua các năm tuy tốc độ tăng không cao. Cụ thể năm 2009 DSCV trung và dài hạn là 50.495 trđ, năm 2010 con số này tăng lên cao hơn ngắn hạn đạt 52.638 trđ, với tốc độ tăng là 4,24%. Sang đến năm 2011 thì doanh số lại giảm xuống còn 51.555 trđ, chiếm 48,34% tổng doanh số. Đây là khoản cho vay tuy mang lại lãi cao cho NH nhưng có tính rủi ro lớn, dễ phát sinh nợ quá hạn nợ xấu. Trong điều kiện như hiện nay thì hạn chế cho vay dài hạn cũng là biện pháp hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trong công tác cho vay, NH phải nhận thức đầy đủ về đối tượng cho vay, tìm hiểu và đánh giá từng khách hàng trước khi có quyết định cho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả và có tài sản đảm bảo nợ vay. Tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa vai trò của tài sản đảm bảo nợ vay bởi vì mục đích cho vay là giúp hộ nông dân có vốn để duy trì sản xuất và ngân hàng có thể thu lãi và nợ đúng hạn từ kết quả của việc sử dụng vốn vay đó chứ không phải từ việc bán tài sản này. Hơn nữa, không phải tài sản đảm bảo cũng có thể dễ dàng bán được để NH có thể thu hồi được nợ một cách kịp thời và thực tế việc tiến hành phát mại tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ là một gánh nặng đối với các NHTM nói chung và đối với chi nhánh nói riêng.

2.2.3.3.2 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn

DSTN hộ nông dân của NH cũng có biến động lên xuống qua các năm, có thể thấy năm 2010 là năm gây ra nhiều biến động cho các tỷ số tài chính nhất của NHNo

& PTNT huyện Phong Điền. DSTN năm 2009 đạt 101.654 trđ, tăng lên 107.406 trđ trong năm 2010 và giảm xuống 102.865 trđ trong năm 2011.

DSTN ngắn hạn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao hơn so với loại hình trung và dài hạn tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2009 DSTN chiếm tỷ lệ cao nhất là 63,35% đạt 64.393 trđ. Năm 2010 doanh số giảm nhiều chỉ còn 52.182 trđ, giảm 18,96% so với năm 2009, chiếm tỷ lệ 48,58%. Sang đến năm 2011 tiếp tục giảm xuống còn 51.842 trđ, nhưng tốc độ giảm chậm lại ở mức 0,65% so với năm 2010, chiếm tỷ lệ 50,4% so với tổng DSTN hộ nông dân. Sở dĩ có điều này là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng, thời tiết bất lợi ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất ngắn hạn của người dân mà tiêu biểu là các ngành trồng lúa, nuôi tôm cá, dịch bệnh hoành hành phá hoại mùa màng và con giống. Khiến cho khả năng trả nợ của người dân bị hạn chế, công tác thu hồi nợ của ngân hàng sụt giảm. Bên cạnh đó cũng còn một nguyên nhân khác khiến cho DSTN ngắn hạn sụt giảm, đó chính là sự điều chỉnh linh hoạt của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. NH đang muốn tăng cường cho vay ngắn hạn trên địa bàn nên đã áp dụng cơ chế thu hồi nợ thông thoáng hơn. Những hộ đến vay vốn lần đầu được ngân hàng ưu đãi trong việc gia hạn thời gian trả nợ để khuyến khích họ sản xuất, giúp người dân yên tâm làm ăn. Đối với những gia đình khó khăn thì ngân hàng linh hoạt cho gia tăng thêm kỳ hạn nợ. Bằng cách đó, ngân hàng vừa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

tạo được uy tín và lòng tin cho nông dân, vừa khuyến khích người dân làm ăn sản xuất có hiệu quả hơn. NHchi nhánh luôn là người bạn đồng hành của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp và trong phát triển nông thôn.

DSTN trung và dài hạn cũng có những sự biến động mạnh mẽ, nhìn chung tăng mạnh qua các năm, từ doanh số 37.261 trđ đạt được trong năm 2009, chiếm tỷ lệ 36,65%, đã tăng lên nhanh chóng trong năm 2010, đạt 55.224 trđ, tăng đến 48,21% so với năm 2009. Vượt mức tỷ lệ so với DSTN ngắn hạn, chiếm 51,42% tổng doanh số.

Sang đến năm 2011 thì con số này đã giảm trở lại, xuống còn 51.023 trđ, nhưng vẫn ở mức cao, chiếm 49,6%. Có được điều này là nhờ CBTD luôn phân tích và cho vay đúng các khoản nợ, kiểm tra đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. CBTD đã kịp thời phát hiện những món vay có vấn đề và sớm có phương pháp điều chỉnh kịp thời. Hàng tháng, hàng quý ngân hàng luôn cử cán bộ về tận địa phương tổ chức thu lãi và thu nợ gốc khi đến hạn. Ngân hàng còn kết hợp với các tổ vay vốn, cơ quan đoàn thể tại địa phương như hội nông dân, hội phụnữ, hội cựu chiến binh…

để khuyến khích vận động người dân trả nợ đúng kỳ hạn. Đối với các khoản nợ khó đòi, CBTD của NH phối hợp với các cán bộ địa phương nhiều lần đến tận nhà vận động người dân trả nợ. Bên cạnh đó, những khoản vay trung và dài hạn cũng mang lại hiệu quả sản xuất cao cho người dân, giúp họ có khả năng trả nợ cho ngân hàng khi đến kỳ hạn. Tín dụng trung và dài hạn thường mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng nên chi nhánh luôn kiểm soát chặt chẽ và áp dụng những biện pháp cứng rắn trong công tác thu hồi nợ, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra ở mức thấp nhất.

2.2.3.3.3 Hệ số thu nợ theo kỳ hạn

Bảng 15: Hệ số thu nợ hộ nông dân của NHNo & PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2009 –2011.

(ĐVT: %)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Hệ số thunợ 88,32% 103,74% 96,45%

- Ngắn hạn 99,67% 102,52% 94,09%

- Trung và dài hạn 73,79% 104,91% 98,97%

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Hệ số thu nợ ngắn hạn hộ nông dân tăng giảm không đều qua các năm, nhưng nhìn chung ngân hàng đã làm tốt trong công tác thu hồi nợ ngắn hạn của mình. HSTN trong năm 2009 đạt 99,67%, tăng lên 102,52% trong năm 2010, nhưng đến năm 2011 lại giảm xuống còn 94,09%. HSTN tăng cao cho thấy công tác thu hồi nợ của NH ngày càng được chú trọng như: thẩm định khách hàng kỹ càng, mở rộng với những khách hàng làm ăn cóhiệu quả đồng thời hạn chế những khách hàng làm ăn không hiệu quả.

HSTN ngắn hạn cao còn cho thấy những khoản cho vay ngắn hạn mang ít rủi ro hơn, khả năng trả nợ của người dân cao và ít xảy ra tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn.

HSTN trung và dài hạn tăng nhanh qua các năm đặc biệt là vào năm 2010, tăng lên 104,91% so với mức 73,79% ở năm 2009, vào năm 2011, hệ số có giảm nhưng vẫn ở mức cao là 98,97%. Nguyên nhân là do ngân hàng luôn chú trọng kiểm soát chặt chẽ khoản nợ này để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Tín dụng trung và dài hạn có lãi suất cao hơn ngắn hạn nên lãi mang về cho ngân hàng cũng cao hơn. NH áp dụng các biện pháp thu nợ vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, gắn trách nhiệm thu hồi nợ cho mỗi CBTD đối với từng khoản cho vay của mình, đồng thời kết hợp với chính quyền địa phương thường xuyên đôn đốc và nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ cho NH, ngân hàng đã thu được những kết quả khả quan trong công tác thu hồi nợ. Hệ số thu nợ cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của ngân hàng đều ở mức cao, cho thấy chất lượng cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng là rất tốt. Mỗi đồng vốn của ngân hàng sử dụng đều đem lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cho ngân hàng.

2.2.3.3.4 Dư nợ theo kỳ hạn

Qua Bảng 8 ta nhận thấy dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ hộ nông dân của Ngân hàng, gần 70%. Điều này là dễ hiểu do những khoản vay trung và dài hạn thường qua một thời gian dài NH mới thu hồi lại được vốn gốc. Trong khi đó, dư nợ ngắn hạn lại chỉ chiếm khoảng 30% tổng dư nợ qua các năm do tính chất của các khoản vay ngắn hạn là thời gian luân chuyển nhanh, nợ gốc nhanh chóng được thu hồi cho ngân hàng. Dư nợ ngắn hạn đạt 29.159 trđ trong năm 2009, giảm xuống 27.875 trđ trong năm 2010, giảm 4,4% so với năm 2009, nhưng lại tăng 11,68% trong năm 2011, đạt 31.130 trđ. Năm 2010, dư nợ giảm xuống do một số hộ nông dân thanh toán nợ gốc của mình nhưng không tiếp tục vay thêmdo làm ăn thua lỗ, còn trong năm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

2011, các hộ nông dân kinh doanh có hiệu quả nên một số hộ tăng khoản vay của mình lên để phục vụ cho hoạt động SXKD trên cơ sở an toàn và hiệu quả.

Dư nợ trung và dài hạn trong năm 2009 đạt 67.471 trđ, năm 2010 giảm xuống còn 64.885 trđ, giảm 3,83% so với năm 2009, sang đến năm 2011 dư nợ trung và dài hạn tăng nhẹ lên mức 65.417 trđ, tăng 0,82% so với năm 2010. Có thể thấy, tình hình dư nợ trung và dài hạn không có nhiều biến động qua các năm do đây là các khoản vay có thời hạn thu hồi muộn và được ngân hàng thường xuyên quan tâm theo dõi sát sao.

Dư nợ trung và dài hạn được giữ ở mức cao cũng giúp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng do mức lãi suất của các khoản vay này thường cao hơn so với cho vay ngắn hạn.

Có thể nói, ngân hàng đã duy trì được một mức dư nợ tương đối hợp lý vàổn định qua các năm. Với mức dư nợ này, ngân hàng vừa giảm thiểu được những rủi ro nợ quá hạn, nợ xấu có thể xảy ra, vừa mang lại một mức lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng.

2.2.3.3.5 Nợ quá hạn theo kỳ hạn

Qua bảng 8 ta nhận thấy nợ quá hạn cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều có những biến động mạnh mẽ. NQH ngắn hạn năm 2009 đạt 469 trđ, chiếm 50,76% tổng NQH, năm 2010 khoản mục này giảm xuống còn 287 trđ, giảm 38,8% so với năm 2010, chiếm 18,08% so với tổng NQH. Nhưng sang đến năm 2011 khoản mục này lại tăng lên mạnh mẽ đạt 760 trđ, tăng 164,81% so với năm 2010, chiếm tỷ lệ 70,83% so với tổng NQH hộ nông dân của ngân hàng. Sự tăng giảm của nợ quá hạn có liên quan đến doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng, theo như số liệu cho thấy thì DSCV ngắn hạn năm 2010 giảm khá mạnh nên mức NQH ngắn hạn cũng giảm tương ứng, nhưng sang đến năm 2011, DSCV được phục hồi tăng lên trong khi mức thu nợ lại giảm khiến cho NQH tăng mạnh. Cũng trong năm 2011, nhiều hộ nông dân trả nợ chậm cho ngân hàng nên chỉ số NQH của ngân hàng tăng mạnh.

Nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2009 đạt 455 trđ, chiếm 49,24% tổng nợ quá hạn, xấp xỉ với mức ngắn hạn. Nhưng sang đến năm 2010, trong khi NQH ngắn hạn giảm thì chỉ số này của trung và dài hạn lại tăng mạnh, đạt 1.080 trđ, tăng 137,36% so với năm 2009, chiếm tỷ lệ 68,92% so với tổng NQH hộ nông dân. Qua năm 2011, NQH trung và dài hạn giảm xuống còn 313 trđ, giảm 71,02% so với năm 2010, chiếm tỷ lệ 29,17% so với tổng số. Có thể thấy, cho vay trung và dài hạn chịu nhiều rủi ro,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

năm 2010 số hộ không có khả năng trả nợ đúng hạn tăng cao do làm ăn không hiệu quả, đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng. Nhưng nhờ sự chú trọng vào công tác thu hồi nợ của ngân hàng, kết hợp với địa phương đốc thúc khách hàng trả nợ, gọi điện hoặc đến tận nhà vận động người dân trả nợ mà trong năm 2011, NQH trung và dài hạn giảm mạnh giảm thiểu rủi rotạo ra nợ xấu cho ngân hàng. Nhìn chung, NQH ngắn hạn, trung và dài hạn của ngân hàng biến động nhiều và không ổn định qua các năm, nguyên nhân đằng sau có thể do phía khách hàng làm ăn kém hiệu quả, mất mùa dẫn đến mất khả năng trả nợ đúng hạn, cũng có thể do công tác thu hồi nợ từ phía ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, còn một nguyên nhân khác nữa là do khách hàng tuy đã thanh toán nợ nhưng chậm trễ so với ngày quy định nên vẫn bị xếp vào nợ quá hạn.

Ngân hàng nên tìm hiểu rõ lý do vì sao phát sinh khoản nợ quá hạn để từ đó đưa ra những chính sách và biện pháp khắc phục thích hợp.

2.2.3.3.6 Tỷ lệ nợ quá hạn theo kỳ hạn

Bảng 16: Tỷ lệ nợ quá hạn hộ nông dân của NHNo & PTNT huyện Phong Điền qua các năm 2009 –2011.

(ĐVT: %)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tỷ lệ nợ quá hạn 0,96% 1,69% 1,11%

- Ngắn hạn 1,61% 1,03% 2,44%

- Trung và dài hạn 0,67% 1,66% 0,49%

Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của ngân hàng đều dưới 3%, được đánh giá là tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn biến động từ mức 1% đến 2,5%. Năm 2009 tỷ lệ này đạt 1,61%, giảm xuống còn 1,03% trong năm 2010 và tăng lên 2,44%

trong năm 2011. Mặc dù dư nợ ngắn hạn không cao và ổn định nhưng do nợ quá hạn tăng giảm thất thường nên tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn cũng tăng giảm tương ứng. Năm 2011 đạt tỷ lệ cao nhất là 2,44% do nợ quá hạn tăng lên nhanh chóng trong năm này.

Ngân hàng cần chú ý theo dõi, không để cho tỷ lệ này tiếp tục tăng trong năm 2012, vượt quá mức 3% được đánh giá là tốt. Để làm được điều đó, ngân hàng cần giảm nợ quá hạn ngắn hạn xuống bằng cách tăng cường công tác thu hồi nợ, thẩm định và kiểm tra khả năng trả nợ của khách hàng trước khi cho vay.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân tại NHNo PTNT huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế (Trang 95 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)