CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
1.1 Những vấn đề cơ bản về vốn lưu động
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Có rất nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu độngtích cực lẫn tiêu cực, điều quan trọng là các chủ doanh nghiệp phải phân biệt và phát hiện kịp thời liệu đó có phải là cơ hội, đòn bẩy để đưa doanh nghiệp đi lên hay gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên tình hình kinh doanh và tài chính của đơn vị, từ đó đưa ra những giải pháp ứng phó kịp thời.
Các nhân tố này được chia làm hai nhóm đó là nhóm các nhân tố khách quan và nhóm các nhân tố chủ quan.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Các nhân tố khách quan
Thứ nhất, nhân tố lạm phát của nền kinh tế. Dưới tác động của nền kinh kế lạm phát giá cả của các loại hàng hóa vật tư đều tăng, điều đầu tiên doanh nghiệp phải chịu là chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh tăng lên, không cung cấp đủ vật tư để sản xuất dẫn đến sản lượng và chất lượng đầu ra cũng phần nào bị giảm sút, kế tiếp là việc điều chỉnh giá. Chính sách điều chỉnh giá không kịp thời và không hợp lý thì giá trị của các tài sản lưu động sẽ trượt dài.
Thứ hai, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước đối với lĩnh vực đang hoạt động, sự tăng trưởng của nền kinh tế.Về cơ bản để thúc đầy nền kinh tế nước nhà đi lên nước ta đã đi đến kí kết nhiều hiệp ước trong khu vực và trên thế giới, trong đó chú tâm các vấn đề về miễn giảm một số loại thuế, tăng các ưu đãi để doanh nghiệp được vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, chú trọng các mặt hàng thế mạnh để xuất khẩu. Tuy nhiên việc chúng ta gặp phải những đối thủ mạnh ngay cả trong khu vực, không thay đổi tập quán sản xuất kinh doanh cũng như chỉ tiêu về chất lượng, giá cả thì những cơ hội nói trên đều bị các quốc gia khác chiếm lấy.
Thứ ba là nhân tố rủi ro, những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hỏa hoạn, lũ lụt…mà các doanh nghiệp không lường trước được.
Thứ tư là sự phát triển của khoa học công nghệ , tác động của sự phát triển khoa học công nghệ làm cải tiến tiến sản phẩm cả về chất lượng, mẫu mã và giá thành.
Doanh nghiệp không theo kịp đà phát triển của công nghệ sẽ rất khó cạnh tranh ở các khía cạnh trên, mặc khác đối với các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định lớn sẽ gặp phải trường hợp bị hao mòn vô hình dẫn tới mất vốn. Chính vì vậy doanh ngiệp phải cập nhật và đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh những công nghệ mới đẩy mạnh tiêu thụ và tránh tình trạng vốn.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Các nhân tố chủ quan
Xét trong nội tại doanh nghiệp có rất nhiều nhân tố, chúng vừa cấu thành nên vừa tác động trực tiếp đến sự tồn vong của một doanh nghiệp liên quan đến việc quản lý và sử dụng vốn lưu động.
Thứ nhất đó là lựa chọn phương án đầu tư, nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì đó chính là thành công bước đầu trong việc tìm kiếm đúng đầu ra, giúp đầy nhanh quay vòng vốn lưu động. Ngược lại nếu chọn phươn án đầu tư kém hiệu quả dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Xác định nhu cầu vốn,sau khi lựa chọn phương án đầu tư doanh nghiệp phải đi đến bước này, với sự biến động không ngừng của nền kinh tế thị trường thì kết quả cũng như kế hoạch kinh doanh của những năm trước chỉ mang tính chất tham khảo, dựa vào những nguồn thông tin đáng tin cậy nhất Hội đồng quản trị phải mở những cuộc họp thường niên để đánh giá lại hiện trạng của doanh nghiệp cũng như phương hướng phát triển trong tương lai trong đó có kế hoạch về nhu cầu vốn vốn lưu động cũng như tìm nguồn huy động kịp thời nhất. Doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn quá cao mà không có chiến lược kế hoạch rõ ràng sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa, vốn chậm luân chuyển và phát sinh các chi phí không cần thiết, làm tăng giá thành sản phẩm. Ngược lại giá trị vốn lưu động thấp sẽ không đảm bảo sản xuất liên tục, mất uy tín với khách hàng cũng như không có khả năng thanh toán và những thiệt hại theo sau đó là rất lớn, thậm chí phá sản.
Trình độ tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiêp. Trình độ quản lý của doanh nghiệp yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến lãng phí vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Phương thức bán hàng và phương thức thanh toán. Nếu doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu rộng rãi, giá trị các khoản phải thu lớn cũng như thời hạn thu nợ kéo dài sẽ thất thoát vốn và doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tái đầu tư sản xuất cũng như thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngược lại siết chặc chính sách bán chịu sẽ nhanh chóng mất khách hàng vào tay những đối thủ cạnh tranh khác.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Đứng trước những khó khăn chung của nền kinh tế mang lại nếu doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên và bắt tay vào tìm phương hướng giải quyết cho từng vấn đề sẽ trụ một cách vững vàng và có cơ hội đi lên trước những đối thủ cạnh tranh của mình.