CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Giống cây trồng và vật nuôi Thừa Thiên Huế
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Giống cây trồng và vật nuôi Thừa Thiên Huế
Công ty CP Giống cây trồng – vật nuôi Thừa Thiên Huế là đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, có chức năng chọn lọc và sản xuất các loại giống phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh để cung ứng phục vụ cho ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nhà và một số vùng lân cận. Với phương châm lấy chất lượng giống cây trồng là chính, luôn nỗ lực đưa ra chính sách giá cả hợp lý để nông dân có thể chấp nhận được, công ty đang từng bước vươn lên trở thành một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả của ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bên cạnh sản xuất kinh doanh chính là các loại giống cây trồng, công ty cũng chú trọng mở rộng kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu nông nghiệp như:
- Chăn nuôi, kinh doanh lợn, bò giống và thịt.
- Kinh doanh các hạt giống cây trồng như ngô, lạc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Kinh doanh thuốc thú y và các trang thiết bị phục vụ chăn nuôi.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế thị trường
- Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn lực tại Công ty Cổ phần Giống cây trồng và vật nuôi Thừa Thiên Huế
2.1.3.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiệm vụ chính của công ty là
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
động sản xuất do đó mà chịu ảnh hưởng lớn của tính chất mùa vụ cũng như phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Vì vậy, để xây dựng các quy trình kỹ thuật, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ giống đạt hiệu quả cao thì cần chú ý đến đặc điểm sinh lý cũng như chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng.
Do điều kiện tự nhiên ở các tỉnh miền Trung khá khắc nghiệt nên việc bố trí thời vụ phải hết sức chặt chẽ. Hằng năm, theo chỉ đạo của ban lãnh đạo, công nhân của công ty tiến hành 2 vụ sản xuất chính là vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Thông thường, vụ Đông Xuân được bố trí cho lúa trổ từ 10-24/4 âm lịch để tránh rét cuối vụ và kịp sản xuất vụ Hè Thu; vụ Hè Thu được bố trí thu hoạch vào khoảng đầu tháng 8 âm lịch để tránh mưa lũ thường xuất hiện từ tháng 9,10 âm lịch hàng năm. Sản phẩm giống khoảng sau 6 tháng kể từ khi thu hoạch mới được tiêu thụ: vụ Đông Xuân thu hoạch từ tháng 3-4 âm lịch nhưng phải bảo quản đến tháng 10-11 mới tiêu thụ; vụ Hè Thu thu hoạch từ tháng 8-9 âm lịch, đến tháng 4-5 năm sau mới tiêu thụ được. Vì vậy, công tác bảo quản giống luôn được tiến hành chặt chẽ, nhằm tránh sự pha lẫn hỗn tạp giữa các loại giống với nhau.
2.1.3.2 Nguồn lực hiện tại của Công ty Cổ phần Giống cây trồng và vật nuôi Thừa Thiên Huế.
Nguồn lao động
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động trong công ty giai đoạn 2013-2015
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng số lao động 71 100 84 100 99 100 13 18.31 15 17.86
Nam 56 78.87 65 77.38 75 75.76 9 16.07 10 15.38
Nữ 15 21.13 19 22.62 24 24.24 4 26.67 5 26.32
Đại học, trên đại học 16 22.54 24 28.57 34 34.34 8 50 10 41.67
Cao đẳng, trung cấp 19 26.76 19 22.62 18 18.18 0 0 -1 -5.26
Lao động phổ thông 36 50.70 41 48.81 47 47.47 5 13.89 6 14.63
Lao động trực tiếp 47 66.20 56 66.67 65 65.66 9 19.15 9 16.07
Lao động gián tiếp 25 33.80 28 33.33 34 34.34 3 12 6 21.43
I. Phân theo giới tính
II. Phân theo trình độ văn hóa
III. Phân theo tính chất công việc
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014
Tổng số lao động của công ty tăng qua các năm, 2013 là 71 người, 2014 là 84 người, tăng 13 người tương đương với 18,31% và 2015 là 99 người, tăng 15 người tương ứng với 17,86%.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Xét về giới tính ta thấy, do tính chất công việc của công ty là sản xuất kinh doanh giống cây trồng, đòi hỏi nhiều về sức khỏe nên số lượng lao động nam áp đảo so với lao động nữ, qua các năm luôn chiếm trên 75%. Cụ thể 2013 là 78,87%, năm 2014 là 77,38% và năm 2015 là 75,76%. So sánh qua các năm thì số lượng lao động biến động không ngừng một phần do tính chất công việc. Về phía lao động nữ chỉ chiếm từ 21 đến 24%, đây chủ yếu là lực lượng làm trong các văn phòng, một số làm ở trại giống lúa Nam Vinh chủ yếu là khảo sát giống lúa.
Cơ cấu lao động theo tính chất công việc: lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn giao động từ 65 đến 67%, đây thể hiện sự năng động của công ty. Năm 2014 số lao động trực tiếp tăng 9 người, tương ứng 19,15%, năm 2015 so với 2014 cũng tăng 9 người tương ứng 16,07%. Đây là lực lượng lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm, lương của họ sẽ được tính vào giá thành sản xuất của sản phẩm vì vậy công ty luôn cân nhắc về năng suất lao động cũng như tay nghề của những lớp người này để có thể tối thiểu hóa chi phí cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Phần còn lại là lao động gián tiếp, phục vụ trong các văn phòng và đảm nhiệm ở các vị trí quản lý. Theo tình hình tăng chung của tổng số lao động, bộ phận này cũng có ít nhiều thay đổi qua các năm, tăng từ 25 lên 28 ở năm 2014 và năm 2015 tăng lên 34 người. Ổn định nguồn cán bộ và bổ sung những nhân tố mới có đột phá trong cách quản lý luôn là tiêu chí hoạt động của ban quản lý công ty này.
Để công ty đi vào hoạt động có hiệu quả vá đứng vững trong môi trường kinh tế thị trường thì trình độ nguồn cán bộ, lao động luôn đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt là ở khâu sản xuất và marketing. Trong những năm nghiên cứu này lao động ở các trình độ Đại học, trên đại học tăng mạnh, năm 2014 tăng 8 người, tương ứng với 50%, năm 2015 tăng 10 người, tương ứng với 41,67%. Nguồn cán bộ lao động có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp cho Giám đốc và Ban quản lý công ty vững tâm hơn khi ra những quyết định có tính đột phá, họ sẽ là những người tham mưu tâm huyết cho Ban giám đốc, từ đó giảm áp lực và số công việc mà Ban Giám đốc phải đảm nhiệm. Số lao động cao đẳng, trung cấp ổn định ở mức 19 người, năm 2015 giảm 1 người, số còn lại là lao động phổ thông tăng đều qua các năm, tương ứng là 36 năm 2013, 41 người năm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
máy, ruộng lúa khi đến mùa gieo trồng và thu hoạch. Riêng ở khâu chế chiến giống lúa mỗi vụ công ty phải huy động một lượng lao động lớn với cường độ lao động mạnh hơn bình thường để kịp có giống bán cho khách hàng và các hộ nông dân khi vụ tiếp theo đến.
Nguồn lực về tài chính
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài lao động thì tài chính đóng vai trò rất quan trọng, tài chính của công ty được tài trợ bởi hai nguồn là nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu, tỷ trọng hai nguồn này biến động qua các năm nghiên cứu. Đối với nợ ngắn hạn, công ty lợi dụng thời gian bán chịu của nhà cung cấp để chiếm dụng vốn và khoản người mua trả tiền trước và những khoản này có đem lại khó khăn và làm mất khả năng thanh toán của công ty hay không sẽ được làm rõ ở phần phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp này. Nguồn thứ hai là Vốn chủ sở hữu là các cổ phần mà cổ đông đóng góp vào, đây là nguồn vốn ổn định lâu dài của công ty, và hằng năm sẽ có hoạt động chia cổ tức cho các cổ đông này, để dễ bề quản lý và duy trì ổn định nguồn vốn này thì công ty chỉ bán các cổ phần cho các cổ đông làm việc trong công ty.
Bảng 2.2 Tình hình tài sản và nguồn tài trợ tài sản năm 2013-2015
Gía trị % Gía trị % Gía trị %
Tài sản ngắn hạn 68,009,190,882 87.01 99,022,084,627 91.04 83,130,462,585 88.98 Tài sản dài hạn 10,149,122,214 12.99 9,745,057,962 14.24 10,300,203,426 21.46 Tổng tài sản 78,158,313,096 100 108,767,142,589 100 93,430,666,011 100 Nợ ngắn hạn 42,758,093,691 54.71 68,443,668,818 62.93 48,000,852,879 51.38 Vốn chủ sở hữu 36,474,081,405 46.67 40,579,570,271 37.31 46,805,233,132 50.10 Tổng nguồn vốn 78,158,313,096 100 108,767,142,589 100 93,430,666,011 100
Năm 2013 2014 2015
(Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2013-2015)
Về mức độ tài trợ cho các tài sản, để đảm bảo khả năng thanh toán công ty dùng nợ ngắn hạn và một phần vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản ngắn hạn hay nói cách khác vốn lưu động ròng của doanh nghiệp những năm này đều lớn hơn 0 có nghĩa là cân bằng tài chính của doanh nghiệp tốt và bền vững. Năm 2013 tài sản ngắn hạn chiếm tới 87,01% và Tài sản dài hạn chỉ chiếm 12,99%. Vì vậy ngoài nợ ngắn hạn 54,71% thì tài sản ngắn hạn còn được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Năm 2014 Tổng tài sản tăng lên hơn 30 tỷ, theo đó Tài sản ngắn hạn tăng lên chiếm 91,04% tỷ trọng, tài
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
trợ cho khoản này gồm có nợ ngắn hạn 62,93%, phần còn lại nhờ vào vốn chủ sở hữu.
Năm 2015 đã có biến động giảm trong tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn và tỷ trọng của phần tài trợ cho tài sản cũng thay đổi nhiều đó là tỷ trọng hai khoản này trở về cân bằng nhau, hay nói cách khác rủi ro về thanh toán của doanh nghiệp đã được giảm bớt do công ty dùng vốn bù đắp cho tài sản thay vì dùng nợ như trước đây.
Về cơ chế quản lý tài chính, Phòng Kế toán tài chính của công ty chịu trách nhiệm chính và trực tiếp với Giám đốc về công tác quản lý tài chính. Công ty đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng, dựa trên nguồn đó doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu qủa kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn.
Đối với công tác quản lý doanh thu lợi nhuận và vốn kinh doanh , doanh thu của công ty bao gồm doanh thu của hoạt động kinh doanh trực tiếp. Các sản phẩm hàng hóa dịch vụ đem tặng, biếu, cho hoặc dùng trong nội bộ doanh nghiệp cũng phải được hạch toán để xác định doanh thu.
Về hạch toán lợi nhuận, lợi nhuận của công ty bằng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế của hoạt động kinh doanh, tài chính và hoạt động khác.
Công tác kế hoạch hóa tài chính do Giám đốc và nhân viên Phòng Kế toán tài chính(Hội đồng quản trị) tiến hành theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
Hằng năm Phòng kinh doanh phối hợp với các phòng ban khác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó Phòng Kế toán- tài chính xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn, Bảng kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính sẽ được phê duyệt và trình Đại hội cổ đông sau đó.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ