Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ và sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN GIỐNG cây TRỒNG và vật NUÔI THỪA THIÊN HUẾ (Trang 96 - 101)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI THỪA THIÊN HUẾ

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Xác định nhu cầu vốn lưu động

Trước mỗi kỳ sản xuất kinh doanh bắt đầu doanh nghiệp cần lập các kế hoạch sản xuất bao gồm cả dự toán. Trên thực tế việc xácđịnh nhu cầu vốn lưu độngđược thực hiện dựa trên kinh nghiệmđiều hành của nhà quản trị là chủ yếu, một số nhân tố về thị trườngđã bị loại bỏ như biến động giá cả, sự thay đổi trong các chính sách của Nhà nước liên quan đến ngành nghề mình kinh doanh, ngoài ra yếu tố lãi suất ngân hàng cũng có tác động không nhỏ đến việc quản trị vốn lưu động khi trong kỳ doanh nghiệp có kế hoạch vay vốn để sản xuất.

Việc kế hoạch hoá vốn lưu động dựa trên sự tính toán các con số về nhu cầu vốn lưu động, đểquản trị vốn lưu động trong nội bộ doanh nghiệp ta có phương pháp xácđịnh nhu cầu vốn lưu động trong từng khâu, đứngở vị trí nhà quản trị doanh nghiệpsẽ thu thậpđược các thông tin về vốn lưu động khâu dự trữ; nhu cầu vốn lưu độngở khâu sản xuất và nhu cầu vốn lưu độngở khâu lưu thông, về phương pháp tính toánđãđược nêuở phần cơ sở lý luận chương I.

Tìm hiểu, lựa chọn nguồn tài trợ

So sánh nhu cầu vốn lưu động bình quân cho kỳ kế hoạch với nguồn vốn lưu động hiện có công ty có thể xácđịnhđược lượng vốn lưu động thừa hoặc thiếu. Kết quảở phần xácđịnh nhu cầu vốn lưu động cho ta thấy công ty thừa vốn lưu động so với nhu cầu, vì vậy trong trường hợp này nên thanh toán bớt các khoản vay để giảm chi phí sử dụng vốn. Doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn từ khoản trả trước của khách hàng để giảm bớt phần vốn mình sẽ huy động, trong thực tế khoản này chiếm tỷ trọng cao nhất trong nợ ngắn hạn, chi phí sử dụng lại rẽ hơn các nguồn khác.

Đối với trường hợp thiếu hụt vốn doanh nghiệp có thể khai thác các nguồn bên ngoài như vốn liên doanh, vốn vay của ngân hàng hoặc các công ty tà chính, huy động

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nghiệp phi tính đến chi phí sử dụng vốn, việc cân bằng giữa chi phí và lợi ích thu được là tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn những nguồn tài trợ này.

Thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn luư động thông qua các chỉ tiêu tài chính như vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hệ số nợ…Nhờ các chỉ tiêu này người quản lý có thể điều chỉnh kịp thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng mức doanh lợi.

3.3.2 Quản trị vốn bằng tiền

Tiền xuyên suốt các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp và là mục đích hướng đến khi xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn cũng như dài hạn. Để sử dụng hiệu quả nguồn tiền doanh nghiệp tránh để xảy ra các rủi ro về thanh toán, ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ của doanh nghiệp.

Quản trị vốn bằng tiền là quá trình bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của DN, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Xác định và quản lý lưu lượng tiền

Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu của DN phải thỏa mãn được 3 nhu cầu chính: Chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng ngày của DN như trả cho nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trả người lao động, trả thuế; Dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch; Dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột.

Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp lấy mức xuất quỹ trung bình hàng ngày nhân với số lượng ngày dự trữ. Hoặc phương pháp tổng chi phí tối thiểu

Bộ phận kinh doanh của công ty phải tăng cường dự báo tình hình biến động giá trên thị trường để có những chính sách phù hợpổnđịnh kịp thời các tình huống xảy ra, nhanh chóngđưa ra các quyếtđịnhđầu tư có hiệu quả, đem lại lợ nhuận cho công ty.

Xácđịnh dự trữ tiền mặt hợp lý để chi trả các khoản chi thường xuyên: tiếp khách, tiền lương cho nhân viên, các chi phí quản lý bán hàng…để chủ động trong cácphương án đầu tư để nhằm tốiđa hoá tốc độ vòng quay tiền mặt vì khi công ty muốn huy động vốn cho việc đầu tư sản xuất từ ngân hàng sẽ gặp thuận lợi.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Không nhất thiết phải lập dự toán cho từng ngày, gần nhất là lập theo tuần hoặc theo tháng. Kế toán phải kiểm tra lại các dự toán, điều chỉnh để giúp tăng thêm phần chính xác cho dự toán. Dự toán này giúp cho các nhà quản trị thấyđược sự biến động của số dư về tiền bằng cách tổng kết các khoản thu đã xảy ra trong kỳ kế toán, xử lý các khoản chi đã qua đồng thời thể hện tính thanh khoản của công ty trong việcảnh hưởng đến số lượng và yếu tố thời gian của luồn tiền nhằm giúp cho nhà quản trị thích nghi với cácđiều kiện và cơ hội luôn luôn thay đổi.

3.3.3 Nâng cao hiệu quả quản trị khoản phải thu

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không đầu tư đầy đủ nguồn lực cũng như chính sách trong việc theo dõi và thực hiện việc thu nợ, mặc dù khoản này chiếm phần không nhỏ trong tổng vốn lưu động. Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì DN càng có nhiều tiền để quay vòng vốn. Dễ rút ngắn thời gian trung bình từ khi bán hàng đến khi thu được nợ từ khách hàng, nhà quản lý SME nên đưa ra một giải pháp toàn diện từ chính sách, hệ thống, con người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ.

Chính sách

Tăng nhanh vòng quay vốn, giảm thiểu khoản phải thu, rút ngắn kỳ thu tiền bình quân đồng thời duy trì tốt mối quan hệ tốt với khách hàng. Đối với những khoản nợ chưa đến hạn trả công ty cũng cần có các chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán trước kỳ hạn với các điều kiện phù hợp như chiết khấu thanh toán với lãi suất thích hợp.

Đối với các khoản nợ quá hạn công ty nên dừng cung cấp hàng, tiến hành các thủ tục để thu được nợ nhanh nhất nhằm hạn chế các khoản vốn bị chiếm dụng trong thời gian lâu dài.

Áp dụng hình thức đặt cọc hoặc ứng trước một phần giá trị của đơn hàng đối với khách hàng mới hợp tác.

Quy đinh về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra các thang bậc đánh giá cho từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán, doanh thu dự kiến, lịch sử thanh toán, cơ sở vật chất... của từng khách hàng.

Quy định về người phê chuẩn cho các hạn mức nợ khác nhau trong nội bộ DN,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Thưởng hợp lý cho những nhân viên thu nợ đạt được chỉ tiêu đề ra để động viên, khuyến khích nhân viên làm việc.

Các chính sách này là nền tảng, là tài liệu hướng dẫn cho cả hệ thống và là một kênh thông tin hiệu quả liên kết các phòng, ban trong DN trong quá trình phối kết hợp để quản lý công nợ.

Con người

DN nên có một bộ phận chuyên trách về quản lý thu nợ và theo dõi công nợ, chia theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí địa lý hoặc giá trị công nợ.

Những nhân viên này được đào tạo về kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, khả năng thuyết phục khách hàng thanh toán hoặc cam kết thanh toán, cách xử lý các tình huống khó, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ...

Quy trình

Trước khi ký hợp đồng cho khách nợ, nhân viên bán hàng nên trực tiếp đến thăm trụ sở công ty khách hàng để trao đổi, thu thập thông tin, tiến hành đánh giá xem khách hàng có điều kiện được nợ không.

Khi ký hợp đồng phải qua sự kiểm tra của bộ phận quản lý công nợ để chắc chắn rằng khách hàng không có lịch sử về nợ xấu, nợ khó đòi đã bị đóng hợp đồng.

Mẫu hợp đồng nên có đầy đủ các điều khoản về hạn mức nợ, thời hạn thanh toán...

(Nguồn: Diễn đàn CFO) 3.3.4 Nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động đặt ra thách thức cho doanh nghiệp đầu tư như thế nào vào khoản mục này để không phải lãng phí vốn đồng thời đem lại doanh thu cao nhất trong mỗi kỳ hoạt động, tránh tình trạng mất mát, hỏng hóc hay giảm giá trị.

Đánh giá kiểm kê HTK thường xuyên, xác định lượng hàng trong kho tại mỗi thời điểm có đáp ứng được nhu cầu xuất dùng hay bán cho khách hàng để lên kế hoạch thu mua đồng thời tính toán thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc hàng về kho sao cho khớp với thời điểm khách hàng cần. Tốt nhất là luôn có một khoản dự trữ an toàn trước khi hàng mới đến.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Khi hàng về nhiều thủ kho nên tăng cường giám sát chỉ dẫn cho công nhân chất xếp theo đúng quy định, tiến hàn kiểm tra trước khi chất xếp cũng như đưa vào sấy chế biến tránh tình trạng lẫn lộn giữa các giống lúa, và giúp luân chuyển hàng thuận tiện hơn.

Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường các sản phẩm nông nghiệp cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi. Từ đó dự đoán và điều chỉnh các kế hoạch sản xuất, việc nhập kho hàng hoá trước sự biến động của thị trường.

Mặt khác để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho về mặt định tính cũng như định lượng. Điều đầu tiên phải tập trung làm tốt khâu quản lý hàng tồn kho, giữ vững và phát huy những mặt tốt đã thực hiện được. Bên cạnh đó Ban lãnh đạo công ty cần thực hiện tốt vai trò của mình tạo mối quan hệ tốt với đối tác, khách hàng, nắm bắt kip thời nhu cầu của thị trường để đưa ra những điều chỉnh sản xuất tránh lãng phí vốn hoặc lỡ những hợp đồng lớn. Để làm tốt điều này bộ phận kinh doanh kế hoạch phải cố gắng hơn để đưa ra các kế hoạch hợp lý. Mặt khác bộ phận thu mua cũng phải nổ lực hết mình để góp phần thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Tiến hành trích lập quỹ dự phòng giảm giá HTK. Mua bảo hiểm hàng hoá đang đi đường cũng như hàng hoá nằm trong kho để tạo ra chỗ dựa vững chắc giảm thiểu rủi ro tổn thất bất ngời xảy ra mà không ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ và sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN GIỐNG cây TRỒNG và vật NUÔI THỪA THIÊN HUẾ (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)