BIỆN PHÁP 4: ĐẨY MẠNH HƠN NỮA CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 110 - 113)

SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP: 1/ Sự cần thiết của biện pháp:

Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc vào tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp đó, nó được thể hiện qua doanh thu tăng hay giảm. Việc tăng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ hay tăng doanh thu sẽ làm cho hiệu quả

hoạt động SXKD của xí nghiệp tăng lên như: Chỉ tiêu năng xuất lao động tăng lên, giá thành hạ nên mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Vì vậy đối với một doanh nghiệp sản xuất thì khâu tiêu thụ là rất quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.

Như chương II đã phân tích về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp ,chúng ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp chủ yếu là thị trường nước ngoài trong khi thị trường trong nước là một thị trường ổn định và đầy tiềm năng lạI đang bõ ngỏ. Bên cạnh đó, theo phân tích ở chương II (Bảng 9) , ta thấy thị

trường tiêu thụ của Xí nghiệp hầu hết là ở thị trường truyền thống như Nhật , Đài Loan. Vì vậy để có thể thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì xí nghiệp nên củng cố và hoàn thiện tốt công tác Maketing để nhằm giữ vững và mở rộng thị

trường tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp.

2/ Nội dung biện pháp:

a. Thành lập bộ phận Marketing:

Xí nghiệp Khai thác và dịch vụ thuỷ sản Khánh Hoà từ khi thành lập đến nay vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về marketing. Chức này được thực hiện với sự

kiêm nhiệm bỡi cán bộ và cán bộ phòng kinh doanh, do đó mà hoạt động Maketing không đạt được yêu cầu như mong muốn, bỡi lẽ marketing là hoạt động hết sức phức tạp và đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên liên tục.

Đối với xí nghệp hiện nay nếu thành lập một phòng marketing thì sẽ khó khăn, xét về lâu dài thì hoạt động của bộ phận này là cần thiết cho việc đẩy mạnh hoạt

động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp. Nhiệm vụ của phòng marketing :

- Nghiên cứu tính cách, phong tục tập quán của khách hàng, chính sách thuế

quan của từng thị trường nhằm xác định mục tiêu của xí nghiệp.

- Dựđoán nhu cầu tương lai, dự báo nhu cầu giá cả của từng loại sản phẩm. - Nghiên cứu nhu cầu về từng loại mặt hàng, số lượng, chất lượng, mẫu mã bao bì cho phù hợp với từng thị hiếu của thị trường.

- Nghiên cứu giá cả của nguồn nguyên liệu dựa vào những thông tin về nguồn lợi, mùa vụ khai thác…

- Nghiên cứu sự thích ứng của sản phẩm, phản ứng của khách hàng và phương thức mua bán, phương thức thanh toán hữu hiệu nhất nhằm đánh giá đúng đắn vị trí sản phẩm của xí nghiệp và nắm được sự chấp nhận của khách hàng đối với sản phẩm ở mức độ nào.

- Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm ở từng thị trường, cải tiến chất lượng sản phẩm, đồng thời nghiên cứu sản phẩm mới để luôn có kế hoạch sản xuất sản phẩm thay thế.

- Lên kế hoạch chiến lược marketing theo từng mặt hàng, từng thị trường.

b. Linh động trong việc định giá:

Đối với sản phẩm của xí nghiệp hiên nay đang bán theo giá thị trường nên việc theo dõi sự biến động chặt chẽ về giá hết sức cần thiết để có phản ứng kịp thời, cần

có phương thức thanh toán thích hợp đểđáp ứng nhu cầu hợp lý của khách hàng để

hỗ trợ công tác tiêu thụ.

c. Chiến lược quảng cáo và sức tiến bán hàng:

+ Chiến lược quảng cáo: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng

để cung cấp thông tin cho khách hàng đang hoặc chưa có nhu cầu về

sản phẩm của xí nghiệp. Đây là phương tiện hữu hiệu để bán hàng và hỗ trợđắc lực cho cạnh tranh. Qua chiến lược này khách hàng có thể

hiểu rõ hơn về xí nghiệp và sản phẩm của xí nghiệp.

+ Chiến lược xúc tiến bán hàng: Thông qua việc tiếp xúc với khách hàng thì các nhân viên có thể nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng về

từng loại sản phẩm, để từđó đưa ra cách thức cải tiến, đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng. Thực hiện tốt chiến lược này sẽ giúp xí nghiệp xây dựng được mối quan hệ với khách hàng, từ đó tạo lòng tin và tranh thủđược sự ủng hộ của khách hàng về sản phẩm của xí nghiệp. Để làm tốt điều này thì xí nghiệp có thể thực hiện thông qua các hình thức sau: Tham dự các hội chợ triển lãm, tổ chức hội nghị khách hàng, lập các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại thị trường đã và chưa có sản phẩm, điều này sẽ giúp cho thị trường của xí nghiệp ngày càng mở rộng hơn.

3/ Hiệu quả mang lại của biện pháp:

Việc thành lập bộ phận chuyên trách về marketing thì nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh và nhiệm vụ của bộ phận marketing sẽ được phân ra rạch ròi. Do đó hiệu quả mang lại sẽ khả quan hơn.

Đặc biệt việc thành lập bộ phận chuyên trách về marketing ngay trong phòng kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong phòng một cách nhanh nhạy và ăn khớp với nhau, cụ thể là:

- Đối với thị trường đầu vào: Bộ phận marketing dựa vào thống kê hàng năm và tình hình thu mua nguyên liệu, tính mùa vụ, nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong và ngoài tỉnh để có những đề xuất chính sách giá cả, phương thức mua, phương thức thanh toán từng thời điểm, tạo điều kiện cho bộ phận kinh doanh nắm chắc nguồn nguyên liệu chủđộng sản xuất, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

- Đối với thị trường đầu ra: Bộ phận marketing sẽ thu thập và cung cấp các thông tin về thị trường tiêu thụ để bộ phận kinh doanh có kế hoạch sản xuất kinh doanh và giá bán thích hợp với từng thời điểm khác nhau. Đồng thời bộ phận kinh doanh sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất từ báo cáo hàng tháng cho bộ phận marketing làm cơ sởđưa ra chính sách xúc tiến bán hàng phù hợp với tình hình tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)