Một số chỉ tiêu khác:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 30 - 33)

VII/ HỆ THỐNG CHI TIÊU ĐÁNH GIÁHIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

6/ Một số chỉ tiêu khác:

- Một doanh nghiệp kinh doanh có lãi có khả năng trang trải các khoản nợ thì

đương nhiên doanh nghiệp đã bảo toàn được vốn.

- Đánh giá khả năng tự tích luỹ, phát triển vốn hàng năm từ lợi nhuận sau thuế

của doanh nghiệp.

- Đánh giá khả năng tự bảo hiểm cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b/ Phân tích tình hình tài chính: - Phân tích kết cấu tài sản:

Phân tích kết cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành nên tài sản nhằm có những biện pháp sử dụng có hiệu quả và hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh

- Phân tích kết cấu nguồn vốn: - Phân tích tình hình thanh toán:

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn tồn tại các khoản phải thu, phải trả. Tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào phương thức thanh toán, chế độ trích nộp các khoản cho ngân sách Nhà nước, sự

thoả thuận giữa các đơn vị kinh tế với nhau. Tình hình thanh toán ảnh hưởng rất lớn

đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, tình hình thanh toán còn thể hiện tính chấp hành kỷ luật tài chính và tôn trọng pháp luật. Vì thế cần phải phân tích tình hình thanh toán để thấy rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Phân tích các khoản phải thu:

Tổng giá trị các khoản thu Tỷ lệ giữa tổng giá trị các =

khoản phải thi trên nguồn vốn tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng các khoản phải thu chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu. Nếu tỷ trọng này càng lớn thì nguồn vốn của doanh nghiệp bị người khác chiếm dụng nhiều và ngược lại nế tỷ trọng này giảm thì chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định.

- Phân tích các khoản phải trả:

Tổng nợ phải trả

Tỷ số nợ =

Tổng tài sản có

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay chiếm bao nhiêu. Nếu tỷ số này càng lớn thì tình hình tài chính của doanh nghiệp không được tốt vì tính tự chủ của doanh nghiệp giảm và mang tính rủi ro cao. Nếu tỷ số này hợp lý là điều tốt, doanh nghiệp lợi dụng được mà không tốn thêm chi phí. Nếu chỉ số này càng nhỏ thì chứng tỏ doanh nghiệp có tính tự chủ cao về mặt tài chính.

- Phân tích khả năng thanh toán:

Tình hình tài chính chịu tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán là cơ sởđểđánh giá tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu, thấy được trình độ quản lý vốn cao hay thấp. Hay nói cách khác phân tích khả năng thanh toán là xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải những khoản nợ phải trả hay không. Để phân tích ta sử

dụng các chỉ tiêu + Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Tổng tài sản lưu động Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này đánh giá về khả năng nguồn vốn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Tiền và các khoản quy đổi nhanh thành tiền Khả năng thanh toán nhanh =

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng doanh nghiệp dùng tiền và các khoản quy đổi nhanh thành tiền để trang trải cho tất cả các khoản nợ ngắn hạn và coi như ngắn hạn.

Hệ số này > = 1 thì doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ nhưng nế

xét về hiệu quả sử dụng vốn thì chưa cao. + Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền; Tiền Khả năng thanh toán bằng tiến = Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán tức thời bằng tiền của doanh nghiệp cho các khoản nợ ngắn hạn.

- Phân tích các tỷ số hoạt động khác: + Vòng quay tổng vốn:

Tổng doanh thu TAU =

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn bỏ vào kinh doanh trong kỳ thì đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng.

+ Vòng quay hàng tồn kho:

Doanh thu thuần Số vòng luân chuyển hàng tồn kho =

Trị giá hàng tồn kho

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hoá đã bán với hàng dự trữ trong kho. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ lượng hàng hoá bán ra nhiều, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm hàng ứ đọng, giảm vốn đầu tư cho dự trữ. Ngược lại, vòng quay hàng tồn kho thấp sẽ làm tăng chi phí lưu kho và doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về tài chính.

+ Kỳ luân chuyển bình quân hàng tồn kho:

360 ngày

Kỳ luân chuyển bình quân hàng tồn kho =

Chỉ tiêu này cho biết để hoàn thành một vòng quay hàng tồn kho thì phải mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng tốt vì nó chứng tỏ hàng tồn kho trong doanh nghiệp ít.

+ Vòng quay các khoản phải thu:

Doanh thu bán hàng Vòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi vốn sau khi bán hàng của doanh nghiệp là trong bao lâu.

+ Kỳ thu tiền bình quân:

360 ngày Kỳ thu tiền bình quân =

Số vòng quay các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)