nhằm góp phần bảo vệ môi trường chung.
· Đối với Nhà nước :
- Kinh doanh đúng mặt hàng, lĩnh vực hoạt động đã đăng ký và đúng mục đích kinh doanh.
- Thực hiện các hoạt động xuất khẩu trực tiếp theo đúng quy định của pháp luật Vịêt Nam và các thông lệ quy ước quốc tế, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Phát huy vai trò chủ đạo của các đơn vị kinh tế quốc doanh, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các hình thức kinh doanh để trở thành một
đơn vị chủ lực tiên phong hàng đầu của tỉnh nhà.
- Hoàn thành các mục tiêu pháp lệnh đặt ra như : lợi nhuận, thuế…
- Sử dụng một cách hiệu quả đồng vốn để bảo toàn và phát triển nguồn vốn hiện có của xí nghiệp.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp bảo vệ tài sản của toàn xí nghiệp, môi trường sinh thái.
· Đối với đơn vị kinh tế khác :
- Xí nghiệp chủ động liên kết kinh tế, hợp tác sản xuất không ngừng mở
rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hoá mặt hàng , củng cố và mở rộng, hợp tác liên kết kinh tế với các đơn vị trong và ngoài tỉnh, mở rộng hơn nữa với các đơn vị trong và ngoài nước.
· Đối với nội bộ trong xí nghiệp :
Xí nghiệp tích cực cải thiện tạo điều kiện để người lao động nâng cao trình độ tay nghề , nâng cao trình độ quản lý, khuyến khích, động viên sản xuất bằng cả vật chất và tinh thần. Không ngừng nâng cao năng lực sản xuất vật chất, cải tiến và đổi mới quy trình công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại vào trong chế biến sản xuất kinh doanh.
III. CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ, TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP. XÍ NGHIỆP.
1. Công tác tổ chức quản lý của Xí Nghiệp. a . Hình thức tổ chức quản lý :
Xí nghiệp khai thác và dịch vụ Khánh Hoà là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và nhỏ. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp hiện nay là theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu xí nghiệp là Giám đốc, giúp việc cho giám đốc là Phó Giám đốc, kế toán trưởng và các phòng ban chức năng.
Công ty làm việc theo chế độ một thủ trưởng, có sự phân công và bàn bạc dân chủ. Với cơ cấu này người lãnh đạo có được sự tham mưu giúp việc của các phòng ban để có thể tìm ra biện pháp tối ưu cho những vấn đề cần xử lý.
Sơđồ 1 : SƠĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY TẠI XÍ NGHIỆP
Chú thích : Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng. (Nguồn: Phòng công đoàn của Xí nghiệp)
b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban :
Trong sơ đồ tổ chức quản lý của xí nghiệp, giữa lãnh đạo và các phòng ban có mối quan hệ trực tuyến, các phòng ban khác có vai trò tham mưu, trợ lý và cố
vấn cho ban giám đốc. Quyền quyết định sau cùng thuộc về giám đốc xí nghiệp, các phòng ban chỉđưa ra ý kiến mà không đưa ra quyết định, giữa các phòng ban với nhau có mối quan hệ chức năng hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Giám đốc : Là người chịu trách nhiệm, có quyền hạn cao nhất trong lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp. Giám đốc được phép uỷ quyền cho cấp dưới và
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG CÔNG ĐOÀN PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP.HỒ CHÍ MINH TRẠM GIAO DỊCH 90 TP. HỒ CHÍ MINH XƯỞNG CHẾ BIẾN ĐÔNG LẠNH XƯỞNG CHẾ BIẾN THUỶ ĐẶC SẢN
chịu trách nhiệm trong phạm vi uỷ quyền. Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ
tham mưu cho việc gia quyết định của giám đốc.
- Phó Giám đốc : Là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công hoặc uỷ quyền. Phó giám đốc
được quyền quyết định các phần việc do giám đốc phân công hay uỷ quyền và thay mặt giám đốc giải quyết các hoạt động của xí nghiệp khi giám đốc đi vắng.
- Phòng tổ chức hành chính :
Ø Quản trị viên cao nhất : là trưởng phòng tổ chức. Hiện nay là ông Từ
Huy Hoàng, có trách nhiệm khai thác phương hướng chủ trương do giám đốc đưa xuống và chịu trách nhiệm trước về các vấn đề có liên quan.
Ø Phòng tổ chức có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các vấn đề có liên quan đến quản lý nhân sự và tài sản của xí nghiệp, tổ chức sắp xếp cán bộ công nhân viên các bộ phận theo yêu cầu của sản xuất.
Ø Kiến nghị với giám đốc về các vấn đề có liên quan đến lao động trong xí nghiệp như : Tiền lương, kỷ luật, điều động công nhân, các chính sách xã hội theo quy định.
Tham mưu cho giám đốc về cơ cấu nhân sự trong xí nghiệp, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, công nhân viên, đồng thời kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm.
- Phòng công đoàn : Là nơi quản lý và tổ chức các hoạt động công đoàn, huấn luyên và đào tạo kết nạp Đảng cho công nhân viên xuất sắc trong xí nghiệp.
- Phòng kế toán tài vụ :
Ø Trưởng phòng : Là người quản trị viên cao nhất và là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc xí nghiệp. Hiện nay do bà Phạm Thị Lan đảm nhiệm.
Ø Phòng kế toán tài vụ : chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán của xí nghiệp.
Ø Tổ chức ghi chép, theo dõi số liệu kế toán, sổ sách chứng từ trong quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng chếđộ.
Ø Cân đối thu chi hợp lý.
Ø Báo cáo lên ban giám đốc về tình hình sử dụng vốn, tài sản của xí nghiệp, đề ra các kế hoạch hoạt động về tài chính và biện pháp thực hiện một cách kịp thời và hợp lý.
Ø Đề nghị xử lý tài sản hư hỏng và giải quyết tình trạng ứ đọng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.
Ø Có quyền từ chối chi duyệt cấp phát các khoản thu chi không đúng với chếđộ tài chính của nhà nước.
Ø Được quyền thống kê định kỳ và bất thường trong xí nghiệp, có quyền yêu cầu cán bộ trong xí nghiệp cung cấp kịp thời những tư liệu cần thiết cho công tác kiểm tra kiểm toán.
Ø Phòng kỹ thuật có chức năng quản lý về khoa học kỹ thuật, các tiêu chuẩn quy trình, quy phạm của nhà nước và của xí nghiệp, cung cấp các trang thiết bịđảm bảo an toàn chất lượng và an toàn thiết bị.
Ø Các nhân viên trong phòng có trách nhiệm về việc bảo trì, tu sửa hệ
thống máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
- Phòng kế hoạch kinh doanh : Có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của xí nghiệp. Đứng đầu là trưởng phòng- ông Nguyễn Lương Ích, nhiệm vụ của phòng này là đề ra các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu tìm kiếm thị
trường tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, tổ chức nguồn hàng, thực hiện các nhiệm vụ
giao và nhận hàng.
Đề xuất các ý kiến về việc thu mua nguyên liệu, vật liệu, tiêu thụ sản phẩm,
đồng thời ký kết hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu, các hợp đồng về thu mua nguyên liệu đảm bảo cho dây truyền sản xuất diễn ra liên tục, kịp tiến độ sản xuất.
- Các đơn vị trực thuộc :
Ø Văn phòng đại diện tại Tp. Hồ Chí Minh : thay mặt xí nghiệp giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế.
Ø Xưởng chế biến đông lạnh : chuyên sản xuất và chế biến các mặt hàng
đông lạnh phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Ø Xưởng chế biến hàng thuỷ đặc sản : Chuyên sản xuất và chế biến những mặt hàng khô đặc sản và hàng khô để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là phục vụ cho xuất khẩu như : mực khô, cá khô, ruốc khô…
Ø Trạm 90- Mạc Thị Bưởi- TP. Hồ Chí Mính : có nhiệm vụ chuyên giao dịch tìm kiếm bạn hàng phía nam.
2. Công tác tổ chức sản xuất của Xí Nghiệp a. Cơ cấu tổ chức sản xuất của xí nghiệp
Sơđồ 2 : CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP.
( Nguồn : Phòng Công đoàn của Xí nghiệp)
b . Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức sản xuất của xí nghiệp :
Cơ cấu tổ chức sản xuất của xí nghiệp là một mô hình sản xuất khép kín, có mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các đơn vị sản xuất và là yếu tố thống nhất trong hệđiều hành sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong cơ cấu :
- Bộ phận sản xuất chính : là những bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm chính. Xí nghiệp có hai bộ phận sản xuất chính đó là : chế biến hàng đông lạnh và chế biến hàng thuỷđặc sản.
Ø Phân xưởng chế biến đông lạnh : có nhiệm vụ chế biến, sản xuất hay gia công những mặt hàng đông lạnh, đảm bảo độ tươi sống của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước.
Ø Phân xưởng chế biến thuỷ đặc sản : có nhiệm vụ chế biến các mặt hàng khô, có giá trị cao, quý hiếm như : mực khô, cá ngừ khô, ruốc khô…
XÍ NGHIỆP KHAI THÁC VÀ DỊCH VỤ THUỶ SẢN KHÁNH HOÀ XƯỞNG CHẾ BIẾN ĐÔNG LẠNH ( XƯỞNG CB I) TỔ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TỔ KCS XƯỞNG CHẾ BIẾN THUỶĐẶC SẢN ( XƯỞNG CB II) TỔ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TỔ CHẾ BIẾN CÁ NGỪ XÔNG KHÓI TỔ CƠĐIỆN LẠNH TỔ THÀNH PHẨM ĐỘI CHẾ BIẾN I ĐỘI CHẾ BIẾN II TỔ CHẾ BIẾN CÁ KHÔ CÁC LOẠI
- Bộ phận sản xuất phụ trợ : có tác dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính, bảo đảm cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn. Bộ phận này gồm có :
Ø Tổ KCS : có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng quy định chất lượng sản phẩm và vệ sinh sản xuất.
Ø Tổ cơđiện lạnh : có nhiệm vụ vận hành máy móc thiết bị, sửa chữa, bảo quản và bảo dưỡng hệ thống máy móc thiết bị.
Ø Tổ sản xuất nước đá : có nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại đá phục vụ cho xưởng chế biến đông lạnh và phục vụ tiêu dùng.
Ø Tổ thành phẩm : có nhiệm vụ giao nhận nghiệm thu và bảo quản thành phẩm.
- Bộ phận phục vụ sản xuất : là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ cung ứng, bảo quản cấp phát và vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm, công cụ, dụng cụ lao
động…Bộ phận này có hệ thống kho tàng, lực lượng vận chuyển nội bộ và vận chuyển bên ngoài doanh nghiệp.