QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP KHA

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 37 - 39)

KHAI THÁC VÀ DỊCH VỤ THUỶ SẢN KHÁNH HOÀ (KHASPEXCO)

Công nghiệp thuỷ sản ngày càng trở thành một ngành quan trọng trong hệ

thống nền kinh tế quốc dân. Nó có nhiệm vụ bảo quản nâng cao chất lượng, làm phong phú thêm các mặt hàng thuỷ sản và là cơ sở hậu cần không thể thiếu được trong quá trình xây dựng và phát triển ngành thuỷ sản trong đó chế biến thuỷ sản

đóng vai trò là một ngành chuyên môn hoá quan trọng thứ hai trong hệ thống ngành thuỷ sản. Nó cho phép sử dụng một cách triệt để, tiết kiệm và có hiệu quả hơn những sản phẩm của ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong toàn ngành cũng như trong từng ngành chuyên môn hoá.

Trong điều kiện hiện nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc điểm của nguyên liệu thuỷ sản, sự cạn kiệt tới mức báo động của nguồn lợi thuỷ sản đã tác động mạnh mẽ làm cho cơ cấu ngành trong hệ thống ngành công nghiệp thuỷ sản được chuyển dịch dần và có xu hướng tập chung vào phát triển một số ngành chuyên môn hoá có thế

mạnh phù hợp với nhu cầu thực tế như công nghiệp chế biến, nuôi trồng …Xí nghiệp khai thác và dịch vụ thuỷ sản Khánh Hoà ( KHASPEXCO) cũng có vận mình biến

đổi phù hợp với xu hướng đó.

Tiến thân của Xí nghiệp khai thác và dịch vụ thuỷ sản Khánh Hoà (KHASPEXCO) là một xí nghiệp khai thác đánh bắt hải sản của tỉnh Phú Khánh. Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam Trung bộ đã dần được khôi phục trở lại và phát triển rất mạnh mẽ. Nhằm theo kịp tiến trình phát triển của cả nước, vào ngày 14/05/1977, UBND tỉnh Phú Khánh quyết định thành lập đơn vị kinh tế trực thuộc có tên gọi là “ XÍ

NGHIỆP QUỐC DOANH ĐÁNH BẮT CÁ PHÚ KHÁNH”

Xí nghiệp được đặt ở khu vực Bình Tân, với diện tích rộng gần 10000 m2 cộng với cơ sở

vật chất ban đầu chỉ có 4 tàu vỏ gỗ có công suất 140 CV/ chiếc do chính quyền cũđể lại.

Năm 1984, xí nghiệp đã tiến hành đóng mới 6 tàu vỏ gỗ với công suất 140CV/chiếc, với nhiệm vụ chính là đánh bắt tôm xuất khẩu. Cuối năm 1987, tỉnh quyết định nhập 3 tàu sắt với công suất 400 CV/chiếc của Nhật Bản với trang thiết bị hiện đại giao cho xí nghiệp quản lý và sử dụng để tăng nhanh sản lượng đánh bắt và kim nghạch xuất khẩu cho tỉnh. Giai đoạn này xí nghiệp còn được giao thêm nhiệm vụ : “ Thu mua các loại hải sản và dịch vụ vật tư hàng hoá chuyên dùng cho nghề cá”. Trong giai đoạn từ năm 1984-1987, đây là giai đoạn xí nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất nhờ sản lượng tôm xuất khẩu đạt giá trị cao. Cho đến tháng 7 năm 1989, UBND tỉnh Phú Khánh được tách thành 2 tỉnh : tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Phú Yên nên xí nghiệp cũng được tách làm hai.

Căn cứ theo quyết định 108 của UBND tỉnh Khánh Hoà ngày 01/07/1989 “Xí nghiệp quốc doanh đánh cá Phú Khánh được đổi tên thành “Xí nghiệp khai thác và dịch vụ thuỷ sản Khánh Hoà ( KHASPEXCO)” .

Kể từ sau khi tách tỉnh, tài sản của xí nghiệp chỉ còn lại 2 tàu vỏ sắt 400 CV/chiếc và tổng số cán bộ công nhân viên là 150 người. Do đó cơ sở vật chất của xí nghiệp từ nhà xưởng đến văn phòng làm việc hầu như từ thời bao cấp để lại, hoạt động chủ yếu trong những năm đầu là khai thác. Mặt khác do điều kiện khai thác ngày càng khó khăn thua lỗ, đội tàu gỗ công suất 140 CV/chiếc làm ăn ngày càng không có hiệu quả nên

được sựđồng ý của UBND tỉnh, xí nghiệp đã bán tàu 140CV/chiếc, chỉ còn lại 2 tàu vỏ sắt của Nhật.

Theo nghịđịnh 388/HDBT ngày 20/11/1991 và nghị định 156/HDBT thang 05/1992 về việc sửa đổi, bổ sung, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tỉnh, Xí nghiệp khai thác và dịch vụ thuỷ sản Khánh Hoà ( KHASPEXCO) là một doanh nghiệp Nhà nước hoạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài sản riêng tách bạch với các tài sản khác của Nhà nước. Đồng thời có thể nhân danh mình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về các hoạt động đó bằng toàn bộ tài sản của mình quản lý. Vì vậy, xí nghiệp là một tư cách pháp nhân, có đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hợp đồng kinh tế và các giao dịch với chủ thể khác.

Xí nghiệp có vốn điều lệ : 1.741 triệu đồng. Trong đó:

Vốn cốđịnh : 1.593 triệu đồng. Vốn lưu động :1.48 triệu đồng.

Để hoạt động có hiệu quả hơn trong cơ chế thị trường ngoài việc sửa chữa, nâng cấp 2 tàu vỏ sắt 400 CV/chiếc, chuyển đổi ngành nghề khai thác. Xí nghiệp còn mở rộng ngành nghề sang lĩnh vực chế biến bằng việc xây dựng xưởng chế biến

đông lạnh có công suất 4tấn cấp động/ ngày, xây dựng 2 kho lạnh với sức chứa 150 tấn sản phẩm.

Xí nghiệp đã tiến hành đăng ký kinh doanh xuất khẩu và đã được Bộ Thương mại chấp nhận cấp giấy phép số 305 N-1038/TM ngày 01/06/1993. Từ một xí nghiệp khai thác hoạt động thua lỗ triền miên, nhờ có mở rộng ngành nghề kinh doanh, chuyển đổi ngành nghề, bắt đầu từ năm 1993, xí nghiệp đã từng bước khôi phục và hoạt động có lãi tiến tới đầu tư mới tài sản cho công tác sản xuất kinh doanh. Năm 1999 xí nghiệp đã đóng mới và đưa vào sử dụng 2 tàu vỏ gỗ với công suất 300 CV/chiếc, đồng thời mua lại xưởng nước mắm 50 Võ Thị Sáu nhằm đa dạng hoá sản phẩm của xí nghiệp, từng bước khẳng định được vị trí cạnh tranh của xí nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, kể từ tháng 10 năm 2004 do trong nhiều năm liền đội tàu khai thác sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, làm ăn không có hiệu quả, theo số liệu của xí nghiệp cung cấp thì bình quân một năm đội tàu làm lỗ 300-400 triệu

đồng, làm ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất, xuất khẩu của xí nghiệp.Do đó

được sự đồng ý của UBND tỉnh Khánh Hoà, xí nghiệp đã bán thanh lý nốt toàn bộ

số tàu đánh cá còn lại. Kể từ sau khi bán thanh lý đội tàu đánh cá còn lại thì nhiệm vụ chính của xi nghiệp hiện nay chủ yếu là chế biển thuỷ sản xuất khẩu và dịch vụ thuỷ sản.

Để thực hiện Nghị quyết TW III khoá IX nhằm sửa đổi, tổ chức sắp xếp lại

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)