PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.3. Đô thị hóa và tính tất yếu của đô thị hóa
Đô thị hóa là sựmở rộng củađô thị, tính theo tỉ lệphần trăm, giữa số dân đô thị hay diện tích đô thịtrên tổng sốdân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thểtính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian.
Tùy cách tiếp cận mà chúng ta có các cách hiểu khác nhau về ĐTH:
Theo cách tiếp cận xã hội họcĐTH được hiểu là quá trình tổchức lại môi trường cư trú của nhân loại, là sựthay đổi những phương thức hay hình thức cư trú của nhận loại. ĐTH không chỉ thay đổi phương thức sản xuất, tiến hành các hoạt động kinh tế
Đại học Kinh tế Huế
mà còn là sự thay đổi lớn trong tất cảlĩnh vực của đời sống kinh tếxã hội và cá nhân, trong đó các quan hệxã hội, các mô hình hành vi và ứng xử tương ứng với điều kiện CNH,HĐH vàĐTH.
Theo quan điểm kinh tế, ĐTH là quá trình biến đổi vềsựphân bố của các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phảilà đô thị thành đô thị.
Theo khái niệm của ngànhđịa lí,ĐTH đồng nghĩa với sựgiatăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian.
ĐTH là sự quá độ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị. Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điều kiện tác động đến ĐTH cũng cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện mới, đặc biệt làthay đổi cơ cấu dân cư.
100 Dân cư nông thôn
80 Dân cư đô thị
60 40 20 0 %
1800 1900 2000 2100
Văn minh nông thôn Giai đoạn quá độ Văn minh đô thị
Biểu đồ 1: Xu hướng phát triển dân cư nông thôn và đô thị thế giới 1.1.3.2. Hình thức biểu hiện của đô thịhóa
ĐTH thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể phân loại ĐTH theo hình thức biểu hiện của nó như sau:
Thứ nhất, theo mức độ phát triển của ĐTH:
+ ĐTH theo chiều rộng: Đó chính là quá trình mở rộng quy mô diệntích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đô thịmới, các quận, phường mới. Với hình thức này, dân số và diện tích đô thị không ngừng gia tăng, các hoạt động kinh tế phi
Đại học Kinh tế Huế
nông nghiệp và các hoạt động của kinh tế đô thịkhông ngừng mởrộng, các hoạt động sản xuất - kinh doanh và điểm dân cư ngày càng tập trung.
+ ĐTH theo chiều sâu: Đó là quá trình HĐH và nâng cao trình độ của các đô thị hiện có. Mật độ dân sốcó thểtiếp tục tăng cao, phương thức và các hoạt động kinh tế ngày càng đa dạng, thực lực khoa học kỹthuật, công nghệ ngày càng tăng cường, hiệu quảkinh tế- xã hội cũng ngày càng được cải thiện và nâng cao.ĐTHtheo chiều sâu là quá trình thường xuyên và là yêu cầu tất yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển.
Thứ hai, theo sự di cư người dân:
+ Đô thị hoá thay thế:Là khái niệm để chỉ quá trình ĐTH diễn ra ngay chính trong đô thị. Ở đây cũng có sự di dân, nhưng là từ trung tâm ra ngoại thành hoặc vùng ven đô. Quá trình này cũng có thể là quá trình chỉnh trang, nâng cấp đô thị, đáp ứng yêu cầu mới. Hiện ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đang xảy ra cả hai quá trình trên.
Nhiều hộ gia đình từ trung tâm di cư đến vùng ven và ngoại thành, nhiều công trình nhà cửa, giao thông, kênh rạch, vườn hoa, nhà văn hoá đang được xây dựng lại với quy mô lớn hơn.
+ Đô thị hoá cưỡng bức:Là khái niệm dùng để chỉ sự di chuyển dân cư từ nông thôn về thành thị. Đặc điểm ĐTH cưỡng bức là không gian kiến trúc không được mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao. Các nhu cầu của dân nhập cư không được đáp ứng. Đô thị trở nên quá tải, nhiều tiêu cực phát sinh.
+ Đô thị hoá ngược:Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang đô thị nhỏ, hoặc từ đô thị trở về nông thôn. Theo các học già Mỹ, hiện tượng này còn gọi là
“sự phục hưng nông thôn”. Phát triển đến một lúc nào đó, bằng các chính sách của mình, các chính phủ sẽ điều chỉnh hướng vào sự phát triển nông thôn. Quá trình này sẽ góp phần san bằng khoảng cách và chất lượng sống giữa thành thị và nông thôn.
1.1.3.3. Tính tất yếu của đô thị hóa
Một đất nước dù là phát triển hay đang phát triển khi chuyển biến từmộtnước có nền kinh tếnông nghiệp lên một nền kinh tếcông nghiệp bằng con đường CNH thìđều phải gắn liền với ĐTH.
Trong lịch sử cận đại, ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình công
Đại học Kinh tế Huế
hướng HĐH tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP. Nhìn chung, từ góc độ kinh tế, ĐTH là một xu hướng tất yếu của sựphát triển.
Đối với nước ta từ một nền kinh tếnông nghiệp truyền thống muốn trở thành có nền công nghiệp hiện đại thì phải đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và đó là con đường để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Cũng như ở nhiều nước khác CNH, HĐH ở nước ta tất yếu kéo theo ĐTH. Tốc độ CNH càng nhanh thì trình độ ĐTH càng cao. ĐTH là hệ quả tất yếu của CNH HĐH. ĐTH và sự hình thành các đô thị hiện đại là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh trìnhđộCNH,HĐH.
1.1.3.4.Quan điểm của đô thịhoá nông thôn
Công nghiệp hoá và cùng với nó là ĐTH trở thành xu thế chung của mọi quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp. Vấn đề quan trọng đặt ra là làm gì và bằng cách nào đểphát huy tối đa mặt tích cực củaĐTH, đồng thời hạn chế mặt tiêu cực của nó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quá trình ĐTHphải gắn liền với khái niệm “Phát triển bền vững”.
Theo Burger (1998) thì một xã hội phát triển bền vững phải thoả mãn nhu cầu con người không chỉ trong giai đoạn hiện tại (kể cả trong quá khứ) mà còn cho cả tương lai, ngoài ra xã hội đó còn đáp ứng đồng thời cả yêu cầu phát triển kinh tế lẫn bảo vệ môi trường. Khái niệm này có thểminh hoạ qua sơ đồsau:
Sơ đồ2: Phát triển bềnvững
Qúa khứ
Xã hội Kinh tế
Tương lai
Môi trường
Đại học Kinh tế Huế
Như vậy, ĐTH phải vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa phải đảm bảo môi trường tựnhiên, xã hội trong lành, sựcông bằng và tiến bộxã hội.
Tuy rằng tăng trưởng kinh tếlà yếu tố cần thiết và quan trọng bậc nhất của quá trình ĐTH song nó vẫn chỉ là một nhân tố, một phương tiện hơn là một mục tiêu tối thượng. Mục tiêu của ĐTH là phải không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của con người, tức là phát triển đô thịlấy con người làm trọng tâm.
1.1.4 Mối quan hệgiữa quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
CNH và ĐTH tồn tại song song với quá trình phát triển kinh tế xã hội của loài người. Khi những làng xóm bắt đầu phân hóa trở thành những trung tâm thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán thì những làng xóm và cộng đồng đó đã dần phát triển thành những trung tâm công nghiệp và đô thị.
Đặc trưng của đô thịlà khu công nghiệp vàkhu dân cư tập trung.Đời sống và sản xuấtở đô thị và các khu công nghiệp đòi hỏi phải cải tiến giao thông, đường xá, nhàở, khu vệsinh, hệ thống cấp thoát nước… Công nghiệp phát triển, các tiến bộ khoa học kỹthuật gia tăng, đặc biệt là công trình xây dựng nhà ở, xí nghiệp, cầu cảng, bến bãi, đường sá giao thông… đã làm chođô thịcó nhiều sắc thái khác nhau.
ĐTH là một quá trình song song với sự phát triển CNH và cách mạng khoa học kỹ thuật. Quá trình ĐTH phản ánh tiến trình CNH, HĐH trong nền kinh tế thị trường. Không ai phủ nhận rằng một quốc gia được coi là CNH thành công lại không có tỷ lệ cư dân đô thị ngày càng chiếm vị trí áp đảo so với cưdân nông thôn.
Đó cũng là lý do mà kinh tế học phát triểnđã coi sựgia tăng tỷ lệ cư dân đô thị như một trong những chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình trạng “có phát triển” của nền kinh tế chậm phát triển đang tiến hành CNH hiện nay. ĐTH trước hết là hệquảtrực tiếp của quá trình CNH và sau này là hệ quả của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng HĐH: tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trongcơ cấu và khốilượng GDP.
Đồng thời, trongđiều kiệnđẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, ĐTH giữvai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. ĐTH xúc tiến tối đa CNH -HĐH đất nước.
Đại học Kinh tế Huế
cấu kinh tếtừsản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp với kỹ thuật cao, thay đổi cơ cấu lao động. Trước hết có sự tập trung cao các điểm dân cư, kết hợp với xây dựng đồng bộ và khoa học các cơ quan và các xí nghiệp trung tâm... Quá trình này là bước chuẩn bị lực lượng ban đầu cho CNH - HĐH đất nước. Khi đó máy móc hiện đại được đưa vào sản xuất nhiều hơn kéo theo việc nâng cao trình độ tay nghề công nhân, đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý. ĐTH sẽ đánh dấu giai đoạn phát triển mới của tiến trình CNH, trong đó, công nghiệp và dịch vụ trở thành lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế, không chỉ xét về phương diện đóng góp tỷ trọng trong GDP mà còn cảvềphương diện phân bốnguồn laođộng xã hội.