CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG
2.2. Thực trạng quá trình đô thị hóa trên địa bàn phường Thủy Phương
Qúa trình ĐTH ở phường Thủy Phương – thị xã Hương Thủy được UBND tỉnh T.T.Huếphê duyệt quy hoạch từ năm 2005.Đểthực hiện nhiệm vụphát triển kinh tế- xã hội của vùng, ngày 01/12/2005 UBND tỉnh T.T.Huế đã ra quyết định số 4076/QQD-UB vềviệc thành lập cụmtiểu thủ công nghiệp và làng nghề Thủy Phương thuộc địa bàn phường Thủy Phương, thịxã Hương Thủy với quy mô 134,09 ha.
Trong đó; giai đoạn 1 (2005-2010): 74,21 ha, giai đoạn 2: 59,88 ha.
Trong 74,21 hagiai đoạn 1 có:
+ Đất phân lô: 40,58 ha + Đất dịch vụ: 3,82 ha
+ Đất đầu mối kỹthuật: 0,4 ha
+ Đất đầu mối giao thông, bãi xe: 14,09 ha + Đất cây xanh, mặt nước: 15,36 ha
Tổng mức đầu tư phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và làng nghề năm 2010 là 25,6 tỷ đồng (tăng 43,8 % so với năm 2009). Trong đó ngân sách nhà nước 4,8 tỷ đồng (tăng 26,8 % so với năm 2009) (chủ yếu là đầu tư hỗ trợ để xây dựng cơ sở hạtầng tại các cụm TTCN & LN); phần còn lại là đầu tư của doanh nghiệp và của nhân dân 20,9 tỷ đồng (tăng 49,3 % so với năm 2009).
Hiện tại trên địa bàn đang có 42 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư với diện tích đăng ký là 408.808 m2. Hiện đang sử dụng 289.287 m2, tổng mức đầu tư là 274,456 tỷ đồng với các nghành nghề chủ yếu như xây dựng, cơ khí, công nghiệp,thương mại...
Cụthểcó:
+ 17 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh và đã hoàn thành thủtục thuê đất.
+ 2 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh và chưa hoàn thành thủtục thuê đất.
+ 4 doanh nghiệp đã có quyết định thuê đất của UBND tỉnh đang đầu tư xây dựng cơ sởsản xuất kinh doanh.
Đại học Kinh tế Huế
+ 6 doanh nghiệp đã thục hiện giải phóng mặt bằng, đang triển khai thủtục chuẩn bị đầu tư.
+ 13 doanh nghiệp đang lập thủtục bồi thường giải phóng mặt bằng và thuê đất...
Ngoài ra địa phương cũng đã có các hoạt động để góp phần phát triển cũng như quản lý, chỉnh trang đô thị như:
Năm 2006: Được sựthống nhất của UBND huyện, vừa qua đã quy hoạch 7 lô đất tại khu dân cư vùng thôn 2 với diện tích là 1.173,5 m2 và 12 lô vùng Lộng thôn 10 để thực hiện đề án “Đổi đất lấy hạ tầng” đã tổchức đấu giá với tổng diện tích 2.350 m2. Ngoài ra, quy hoạch thêm 1.320 m2 tại vùng đất thôn 2 để “Đổi đất lấy hạ tầng” và 11.080 m2tại vùng trồng lúa thôn 3 đểxây dựng tượng đài tưởng niệm của phường.
Năm 2009: Phường đã quy hoạch và tiến hành bán đấu giá với tổng diện tích:
2112,8 m2gồm 8 lô đất tại khu dân cư vùng thôn 11và 2.283,8 m2 tại thôn 4 để đổi đất lấy hạtầng; phối hợp với Phòng Quản lý Đô thị- Tài nguyên Môi trường tiến hành lập các thủtục quy hoạch 3810,3 m2gồm 16 lô đất ở (đất dùng chung thôn 9), để tái định cư cho các hộdi dời giải toảtuyến đường Dương- Phương; xác định vị trí đểquy hoạch tái định cư cho 6 hộgiải toả đểxây dựng nhà máy gạch Bloc tại thôn 9. Phối hợp với huyện đo đạc thực tế và giao đất tại cụm công nghiệp cho 10 công ty xí nghiệp đăng ký ở khu công nghiệp làng nghềdạlê, hiệnnăm 2009 đã giaođất cho 04 danh nghiệp.
Năm 2010:Công tác quản lý đô thị được tăng cường chỉ đạo, nhất là việc xây dựng nhà ở và các công trình phải đảm bảo quy hoạch đãđược UBND thị xã phê duyệt, ban hành quy định mốc lộ giới các tuyến đường chính theo quy hoạch, đã chỉ đạo vân động nhân dân hiến đất đểmởrộng đường kiệt từ3m lên 8mởTổ9 với tổng chiều dài 900m đã tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại tốt hơn ngoài ra được sựquan tâm của UBND thịxãđầu tư 06 tuyến điện thắp sáng trên các trục đường chính dựkiến sẽ đưa vàosửdụng đầu năm 2011 đảm bảo phục vụchiếu sáng tốt cho nhân dân đi lại.
Song song với việc tập trung chỉnh trang hạtầng đô thị, đã phối hợp triên khai một sốviệc quan trọng như: Phối hợp với thị xã tiến hành khảo sát các tuyến đường để đặt tên, chỉ đạo HTX Chợ-Môi trường tiến hành thu gom rác thải giai đoạn 2.
Đại học Kinh tế Huế
2.2.2. Sựbiến động đất đai trong quá trìnhđô thịhóa
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý báu với bất kỳ quốc gia hay địa phương nào, trong bất kỳ một lĩnh vực kinh tế nào đó. Nó vừa là nơi trú ngụ cho con người, cũng chính là nơi con người tiến hành các hoạt động sản xuất trên đó để làm ra của cải vật chất; cũng chính là nơi chứa đựng các chất thải từ các hoạt động của con người. Vì vậy, nếu nơi nào có điều kiện đất đai thuận lợi và người ta biết sử dụng hợp lý phát huy hết tiềm năng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đời sống của họ. Ngược lại sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống.
Phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy có tổng diện tích đất tự nhiên là 2825.00 ha. Trong thời gian qua do sự chuyển đổi mụcđích sử dụng đất cho quy hoạch phát triển nên diện tích đất của phường đã có những biến động được thể hiện qua bảng4 (Tình hình biến động đất đai tại phường Thủy Phương giai đoạn 2006 – 2010)
Trong 5 năm từ 2006 đến 2011 thì diện tích các loại đất tại phường có sự biến động rõ rệt.
Tổng diện tích đất toàn phường giảm 0,06 ha từ 2825,06 ha xuống 2825,00 ha tương ứng giảm 0,022. Trong 3 loại đất, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm xuống lần lượt là 53,3 và 9,8 ha, đồng thời đất phi nông nghiệp tăng lên 64,04ha.
Đất phi nông nghiệp có diện tích lớn thứ 2 trong tổng diện tích đất toàn xã với 1295,49 ha chiếm trên 45 năm 2006 và năm 2010 là 1358,53 ha chiếm 48,09 %. Như vậy từ 2006 đến 2010 đất phi nông nghiệp đã tăng tương ứng với hơn 4,8%.
Đặc biệt do quá trình ĐTH mà so với năm 2006 thì năm 2009 diện tích đất ở tại nông thôn giảm 416,96 hađồng thời đấtởtại đô thị tăng 421,83ha.
Căn cứ Nghị quyết số 08 /NĐ-CP ngày 09 tháng 2 năm 2010 của Chính Phủvề việc thành lập Thị xã Hương Thủy và các phường thuộc thị xã Hương Thủy trong đó có phường Thủy Phương.
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng lên khá rõ rệt từ9,01 hanăm 2006 thành 33,16 hanăm 2011 tương ứng với tăng 268,036%.
Đất chưa sử dụng năm 2006 có diện tích 16,96 ha chiếm 0,6 trong tổng diện tích đất, giảm 9,8 ha và còn 7,16 ha trong năm 2011 chiếm 0,25 % trong tổng diện tíchđất tương ứng giảm hơn 57% từ 2006 đến 2011
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 4: Tình hình biến động đất đai tại phường Thủy Phương giai đoạn 2006–2010
TT
Năm
Loại đất
2006 2009 2010 So sánh
DT (ha)
Tỷlệ ( % )
DT (ha)
Tỷ lệ
%
DT (ha)
Tỷlệ ( % )
2010/2006 2010/2009
+/- ( %) +/- ( %)
Tổng diện tích đất 2825.06 100 2825.06 100 2825.06 100 0 0 0 0
I Đất nông nghiệp 1507.83 53,54 1459.91 51,68 1459.31 51,66 -53.3 -3,524 -0.6 -0,04
1.1 Đất sản xuất NN 602.24 21,32 578.89 20,49 578.29 20,47 -23.95 -3,977 -0.6 -0,10365
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 414.58 14,68 397.44 14,07 397.24 14,06 -17.34 -4,183 -0.2 -0,05032
1.1.1.1 Đất trồng lúa 335.77 11,89 331.96 11,75 331.96 11,75 -3.81 -1,135 0 0
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.00 0,04 1.00 0,04 1.00 0,04 0 0,000 0 0
1.1.1.3 Đất trồng cây hàngnăm 77.81 2,75 64.48 2,28 64.28 2,28 -13.53 -17,389 -0.2 -0,31017
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 187.66 6,64 181.45 6,42 181.05 6,41 -6.61 -3,522 -0.4 -0,22045
1.2 Đất lâm nghiệp 863.10 30,55 833.75 29,51 833.75 29,51 -29.35 -3,401 0 0
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 47.27 1,67 47.27 1,67 47.27 1,67 0 0,000 0 0
II Đất phi nông nghiệp 1295.49 45,86 1357.93 48,07 1358.53 48,09 63.04 4,866 0.6 0,044
2.1 Đấtở 416.96 14,76 421.33 14,91 421.83 14,93 4.87 1,168 0.5 0,118
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 416.96 14,76 0 0,00 0 0,00 -416.96 -100,000 0 0
2.1.2 Đất ở tại đô thị 0 0,00 421.33 14,91 421.83 14,93 421.83 0,000 0.5 0,118
2.2 Đất chuyên dùng 708.31 25,07 766.48 27,13 766.48 27,13 58.17 8,213 0 0
2.3 Đất tôn giáo,tín ngưỡng 4.20 0,15 4.20 0,15 4.20 0,15 0 0,000 0 0
2.4 Đất nghĩa trang 113.22 4,01 113.22 4,01 113.22 4,01 0 0,000 0 0
2.5 Đất sông suối và mặt nước Đại học Kinh tế Huế52.80 1,87 52.80 1,87 52.80 1,87 0 0,000 0 0
Năm 2010 so với năm 2009 tình hình sử dụng đất đai giai đoạn này hầu như ổn định sau khi đã được quy hoạch từ năm 2006. Diện tích các loại đất vẫn biến động theo xu hướng cũ đó là diện tích đất nông nghiệp giảm xuống và đất phi nông nghiệp tiếp tục tăng lên. Nhưng xu hướng này biến động với tốc độ tăng nhẹ. Cụthể đất nông nghiệp giảm 0,6 ha tương ứng với 0,04 %, đồng thời đất phi nông nghiệp tăng 0,6 ha tương ứng 0,04 %.
Trong đất phi nông nghiệp thìđất ở tại đô thị tăng lên 0,5 ha tương ứng với tăng 0,11 % từ 2010 đến 2011. Ngoài ra đất chưa sửdụng không thay đổi.
2.2.3. Sựbiến động vềviệc làm và thu nhập trong quá trìnhđô thịhóa
Trong những năm gần đây do quá trình ĐTH dẫn đến nhiều sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề cũng như thunhập trên địa bàn phường Thủy Phương.
Bảng 5: Tình hình việc làm và thu nhập tại phường Thủy Phương giai đoạn 2006-2010
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2010 So sánh
SL % SL % SL %
1.Tổng lao động LĐ 3590 100 5035 100 1445 40,25
- Lao động nông nghiệp LĐ 2119 59,025 1763 35,01 -356 -16,80 - Lao động phi nông nghiệp LĐ 1471 40,975 3272 64,99 1801 122,43 2.Thu nhập BQ hộ 1000đ 31698 100 52370 100 20672 65,21 3.Thu nhập BQ lao động 1000đ 21838 100 30943 100 9106 41,70 4.Thu nhập BQ khẩu 1000đ 6901 100 11650 100 4749 68,81
(Nguồn: Báo cáo KT –XH năm 2006 -2010 phường Thủy Phương) Từ năm 2006 đến năm 2010 tổng lao động trên địa bàn đã tăng thêm 40,25 % tương ứng đã tăng từ 3590 lao động thành 5035 lao động. Nguồn lao động dồi dào đã đóng góp rất lớn vào giá trị kinh tế của địa phương. Trong đó, nhận thấy thời gian qua lao động phi nông nghiệp có sự gia tăng đáng kể từ 1471 lao động năm 2006 lên thành 3273 lao động năm 2010 tương ứng đã tăng hơn 122%. Và lao động nông nghiệp năm 2010 chỉ còn chiếm35,01 %trong tổng số lao động.
Đại học Kinh tế Huế
Giai đoạn 2006 – 2010 cũng phán ánh rõ sự thay đổi trong thu nhập trên địa bàn.
Thu nhập bình quân hộ tăng 65,21 % tương ứng tăng từ 31,6 triệu đồng lên 52,3 triệu đồng/hộ/năm.
Nếu như năm 2006 các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu trên địa bàn là mộc, nề gò hàn, mây tre, chổi đót với quy mô nhỏ, manh mún. Đem lại thu nhập bình quân cho mỗi lao động chỉ 600 đến 800 ngàn/ngườivà giá trị sản xuất của ngành chỉ đem lại 27 tỷ đồng/năm tính trên cả địa bàn.
Thì năm 2010 sau hơn 4năm thực hiện quá trình CNH và ĐTH của UBNN tỉnh T.T.Huếvềviệc thành lập các cụm công nghiệp và làng nghềtruyền thống nhằm phát triển kinh tế vùng. Bên cạnh các ngành nghề truyền thống như mộc, nề, gò hàn, mây tre có hướng phát triển ổn định, riêng các cơ sở sản xuất chổi đót đã phát triển mạnh.
Do được sựhổtrợcủa chương trình khuyến công DNTN Thanh Lam đã khai giảng lớp đào tạo nghềlàm chổi đót xuất khẩu cho rất nhiềuhọc viên. Cụm công nghiệp với các ngành nghềchủ yếu như xây dựng, cơ khí, thương mại… đã tạo công ăn việc làm với thu nhậpổn định cho hàng ngàn laođộng trên địa bàn.