CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG
2.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân được điều tra
2.3.1. Tình hình cơ bản của hộ
2.3.1.1.Tình hình chủ hộ điều tra
Kết quả điều tra tình hình nhân khẩu và lao động của 60 hộ trên địa bàn phường Thủy Phương được phản ánh qua bảng6.
Qua số liệu bảng 6 cho thấy, độ tuổi bình quân của các chủ hộ là 51,5 tuổi trong đó tuổi của chủ hộ từ 40 - 60 chiếm với tỷ lệ cao nhất với 66,7 %. Đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh và sản xuất nông nghiệp, họ đã gắn bó với nghề nông lâu đời. Họ thường có tư tưởng làm việc theo phương thức sản xuất truyền thống để có cuộc sống ổn định và tránh rủi ro. Vì vậy cho nên họ thường không mạnh dạn trong việc thay đổi hoạt động kinh doanh sản xuất.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6: Tình hình cơ bản của chủhộ điều tra
Chỉtiêu Số lượng Cơ cấu
Tổng sốhộ điều tra 60 100
1. Tuổi của chủhộ 100
20 -40 12 20,0
40 -60 40 66,7
Trên 60 8 13,3
TuổiBQ 51,5
2. Giới tính 100
Nam 51 85,0
Nữ 9 15,0
3. Trìnhđộ văn hóa 100
Học hết tiểu học 23 38,3
Học hết THCS 30 50,0
Học hết THPT 7 11,7
Trình độ văn hóa BQ 7
4. Trìnhđộchuyên môn 100
Đã quađào tạo 14 23,33
Chưa qua đào tạo 46 76,66
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011) Số hộ trẻ chiếm một tỷ lệ khá cao, thể hiện tuổi chủ hộ từ 20-40 chiếm 20 % số hộ điều tra. Nhóm hộ này thường có sức khoẻ, sức trẻ và có tính năng động sáng tạo cao.Mặt khác,đây là độ tuổi có khả năng nắm bắt thông tin và kỹ thuật mới rất nhanh nhạy. Ở độ tuổi này thay vì sản xuất truyền thống họ thường có xu hướng muốnthay đổi và tìm kiếm cái mới, cái có lợi, dám bứt phá, dám đầu tư và rất quyết đoán trong các quyết định đầu tư sản xuất. Tuy nhiên ở độ tuổi này kinh nghiệm tích lũy chưa nhiều cho nên cần có các chương trình chính sách nâng cao trình độ và nhận thức của họ để họ có thể có những quyết định đúng đắn trong đầu tư sản xuất. Tuy nhiên khi mà kinh nghiệm và tư duy nghề nông chưa nhiều thì đây là nhóm hộ có khả năng thích ứng cao nhất trước tác động của ĐTH, sẽ là điểm thuận lợi của hộ trong việc chuyển đổi ngành nghề, ổn định cuộc sống.
Xét về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của các chủ hộ. Trình độ chuyên môn hầu hết các chủ hộ chưa qua đào tạo, chủ hộ đã qua đào tạo chỉ chiếm 23,33 %, chủ yếu các hộ sản xuất theo kinh nghiệm.Trình độ chuyên môn thấp sẽ ảnh hưởng sẽ
Đại học Kinh tế Huế
gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi ngành nghề, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống khi có những biến động xảy ra.
Về trình độ văn hóa, trung bình hầu hết các hộ học hết lớp 7. Số hộ không biết chữ hoặc mới học xong tiểu học chiếm tỷ lệkhá cao 38,3 %. Đây thường là những chủ hộ đã cao tuổi, không còn tham gia lao động sản xuất nữa. Các chủ hộ đã học xong trung học phổ thông chiếm 50,0%. Trìnhđộ văn hóa của các chủ hộ sẽ phản ánh trình độ cũng như khả năng nắm bắt các tiến bộ khoa học mới vào đầu tư sản xuất nhằm năng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập của các hộ gia đình.
2.3.1.2.Nguồn lực cơ bản của hộ
Thu nhập của hộ phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực cơ bản của hộ như diện tích đất, lao động, nguồn vốn,vv… đó là điều kiện để họ sản xuất và kinh doanh.
Nguồn lực cơ bản của hộ trước và sau quá trình ĐTH được thể hiện qua số liệu bảng 8.
Quá trình ĐTH đã tác động nhiều đến đời sống sản xuất của người dân ở vùng nông thôn. Các nguồn lực và việc sử dụng các yếu tố này có sự biến động đáng kể sau ĐTH.
Cụ thể:
Bảng 7: Nguồn lực cơ bản của hộ(BQH)
Chỉtiêu ĐVT Trước
ĐTH
Sau ĐTH
Tăng/giảm
SL %
1. Diện tích đất m2 2251 1662 -589 -26,17
2. Tổng lao động Người 2,74 2,80 0,060 2,19
2.1.Lao động nông nghiệp Người 0,92 0,67 -0,253 -27,50 2.2.Lao động phi nông nghiệp Người 1,52 2,08 0,563 37,04 2.3.Người không có việc làm Người 0,30 0,05 -0,250 -83,33 4. Giá trịtài sản, phương tiện 1000đ 22423 25610 3186 14,21
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ 2011) Về diện tích đất của hộ: Việc thu hồi đất phục vụ cho các công trình phát triển, mở rộng đô thị đã làm cho tổng diện tích đất bình quân của hộ giảm 589 m2tương ứng giảm 26,17%. Diện tích đất giảm đi chủ yếu là đất trồng cây hoa màu và cây lâu năm.
Điều này đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất việc làm và thu nhập của người dân ở
Đại học Kinh tế Huế
đây. Một sô hộ đã phải chuyển hướng sản xuất hoặcthay đổi công việc của mình. Điều này thể hiện rõ qua cơ cấu lao động của hộ.
Mặc dù, tổng số lao động bình quân của hộ có sự gia tăng từ 2,74 lao động lên 2,8 lao động sau ĐTH nhưng tỷ lệ lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp lại có sự biến động trái ngược nhau. Trước ĐTH bình quân mỗi hộ có 0,92 lao động nông nghiệp và 1,52 lao động phi nông nghiệp đến sau ĐTH con số này lần lượt là 0,66 và 2,08. Đồng thời giảm số người không có việc làm bình quân mỗi hộ xuống từ 0,3 còn 0,05 người. Có sự thay đổi này là do sự tăng lên của các cụm công nghiệp và làng nghề, sự đa dạng trong ngành nghề mới ở địa phương đã chuyển đổi một lực lượng lớn lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, trong một số hộ do bị thu hồi đất không có khả năng tìm kiếm việc làm mới, làm cho số người không có việc làm.
Về giá trị tài sản và phương tiện của hộ có sự thay đổi đáng kể. Trước ĐTHbình quân giá trị tài sản là hơn 22 triệu đồng/hộ đã tăng lên 25,6 triệu đồngsauĐTH. Có sự thay đổi này do một số hộ có cơ hội việc làm mới với mức thu nhập cao hơn đã đầu tư mua sắm, một số hộ khác do có tiền đền bù từ quá trình ĐTH đã đầu tư xây dựng nhà cửa và mua sắm các tư liệu sản xuất mới.