Đánh giá mức độ ảnh hưởng của đô thị hóa thông qua các câu hỏi định tính

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình đô thị hóa tới kinh tế hộ nông dân tại phường thủy phương – thị xã hương thủy – tỉnh TTHuế (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG

2.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân được điều tra

2.3.7. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của đô thị hóa thông qua các câu hỏi định tính

Thông qua điều tra phỏng vấn ý kiến của các hộvềmức độ ảnh hưởng của ĐTH đếnthu nhập và đời sống của hộ. Kết quả tác động của ĐTH đến sựthay đổi thu nhập được thể hiện qua số liệu bảng:

Bảng 17: Đánh giá của hộvềsựthay đổi thu nhập

Thu nhập Sốhộ %

Tổng sốhộ 60 100

Tăng lên 28 46,67

Không đổi 25 41,67

Giảm đi 7 11,67

Biều đồ7: Đánh giá của hộvềsựthay đổi thu nhập

Đại học Kinh tế Huế

Qua số liệu bảng 17 số liệu cho thấy, hầu hết các hộ được điều tra cho rằng thu nhập của gia đình có tăng lên chiếm 46,67 % hoặc giữ nguyên như cũ 41,67 %. Đây thường tập trung ở các hộ có thu nhập khá, trước đây có thu nhập trung bình nhưng sau khi con cái đến độ tuổi lao động và đều có công việc ổn định. Hoặc ở một số hộ buôn bán kinh doanh cũng có thu nhập thay đổi rõ rệt so với trước.

Có 11,67 %ý kiến đánh giá cho rằng thu nhập của hộ giảm so với trước. Chủyếu tập trungởcác hộbị thu hồi đấtvà không có cơ hội tìm kiếm việc làm mới.

Nhìn chung ĐTH đã làm cho thu nhập của các hộ tăng lên. Tuy nhiên ngày nay do tác động của lạm phát mà vật giá không ngừng gia tăng. Vì vậy chi phí trang trải cuộc sống hàng ngày của hộ cũng tăng lên dẫn đến chất lượng cuộc sống của hộ chưa được cải thiện nhiều.

2.3.7.2.Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất

Quá trình ĐTH gắn liền với việc thu hồi đất đai, mở rộng thêm các nghành nghề trên địa bàn đã ảnh hưởng và làm thay đổi hoạt động sản xuất của nhiều hộ gia đình.

Trong điều kiện sống mới các hộ phải thay đổi hoạt động sản xuất để thích ứng với môi trường sống mới cũng như phát triển kinh tế gia đình.

Cũng thông qua việc phỏng vấn ý kiến của các hộ về nguyên nhân thay đổi hoạt động sản xuất được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 18: Đánh giá của hộvềnguyên nhân thay đổi hoạt động sản xuất

Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ

1. Có sựhỗtrợ đào đạo 7 7,22

2. Mất đất sản xuất 5 5,15

3. Do không có đất sản xuất 17 17,53

4. Không có việc làm 3 3,09

5. Có thêm việc làm phi nông nghiệp 35 36,08

6. Có cơ hội học nghề 26 26,80

7. Do sức khỏe 8 8,25

8. Lý do khác 3 3,09

(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)

Đại học Kinh tế Huế

Như vậy hơn 36 % ý kiến của các hộ cho rằng, gia đình thay đổi hoạt động sản xuất do có thêm việc làm phi nông nghiệp. Chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình sớm tiếp cận được thông tin, và tìm kiếm được công việc mới.Các hộ biết nắm bắt thời cơ để phát triển cùng với sự phát triển của địa phương. Như một số hộ trước đây chỉ tập trung vốn vào một nghề, nhưng bây giờ họ đã biết cách phân chia nguồn vốn phù hợp từng thời điểm với nhiều nghề khácnhau.

Có 7,22 % ý kiến đánh giá nguyên thay đổi là do có hỗ trợ đào tạo. Tập trung ở một số hộ có thu nhập thấp được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và nhà nước nhằm hỗ trợ cho con em của các hộ gia đình này học tập trong các trường dạy nghề.

Ngoài ra có hơn 26 %ý kiến là do có cơ hội học nghề. Thời gian vừa qua trên địa bàn các công ty như công ty may mặc HBI, công ty dệt may Thủy Dương, công ty gạch Tuynel Thủy Phương…đã tuyển hàng trăm lao động không có tay nghề trên địa bàn,sau đó họ được các công ty này đào tạo và làm việc ngay tại công ty.

Vì lý do sức khỏe mà có 8,25 % hộ thay đổi hoạt động sản xuất. Chủ yếu là các hộ thuầnnông,chủ hộ có độ tuổi khá cao không đủ sức khỏe đểtham gia sản xuất nữa.

Như vậy hầu hết nguyên nhân hộ thay đổi sản xuất là do có thêm việc làm phi nông nghiệp, có cơ hội học nghề và mất đất sản xuất.

2.3.7.3.Ảnh hưởng tới đời sống

Quá trình ĐTH không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, thu nhập việc làm của hộ mà bên cạnh đó nó còn có những ảnh hưởng nhất định đến các khía cạnh khác của xã hội như tâm lý tinh thần của người dân, an ninh trật tựxã hội, vệ sinh môi trường… Cũng qua việc thu thập ý kiến chủquan của các hộta theo dõi kết quảthông quabảng19.

Một trong những hệ lụy của ĐTH mà chúng ta thường thấy từmột số nước khác trên thếgiới và Việt Nam đó là ô nhiễm môi trường, xáo trộn đời sống xã hội hay gia tăngcác loại tệnạn xã hội, vv… Nhưng từ bảng trên cho ta thấy rằng, rút kinh nghiệm từ các địa bàn thực hiện ĐTH đi trước, trên địa bàn Thủy Phương các tình trạng này hầu như ít có ảnh hưởng xấu mà đem lại kết quảkhả quan hơn nhiều.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 19: Ý kiến đánh giá của hộvềmức độ tác động của đô thịhóađến đời sống

Chỉtiêu Tác động ( %)

Tốt hơn nhiều

Tốt hơn Như cũ Giảm sút

1. Điện 0 35 65 0

2. Đường xá 10,0 62,5 27,5 0

3.Nước sạch 0 41,5 55,0 3,3

4.An ninh, trật tự xã hội

25,0 68,3 6,7 0

5.Đời sống tinh thần 38,0 50,0 12,0 0

6.Vệ sinh môi trường 10 71,7 18,3 0

7.Tiếp cận thông tin 13,3 33,3 53,4 0

8. Y tế 8,3 46,6 45,0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Vềvệ sinh môi trường có 71,7 % ý kiến cho rằng môi trường trên địa bàn là được cải thiện tốt hơn trước. Theo thông tin từphòng thống kê phường cho biết, trên 80 % các hộ trên địa bàn đã có hệthống nước sạch. Hệthống thu gom rác trên địa bàn cũng đang từtừhoàn thiện, hiện trên địa bàn 16 tổ đều đã có bộphận thu gom và xửlý rác.

Chú Hoàng tổ trưởng tổ14 cho biết:

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những tác động xấu, có 3,3 % ý kiến cho rằng nguồn nước bị ô nhiễm. Tập trungởmột sốhộsống gần nhà máy xửlý rác và nhà máy giấy tại cụm công nghiệp. Tuy chỉ mới là biểu hiện ban đầu nhưng các cơ quan ban ngành có liên quan cần có biện pháp đểsớm xửlý tình trạng này, bởi nếu đểvềlâu dài thì hậu quảcủa nó sẽrất nặng nề.

Cóđến 25 % ý kiến cho rằng do có quá trìnhĐTHmà an ninh trật xã hội trên địa bàn tốt hơn nhiều. Bởi vì từ khilên phường thì trên địa bàn đã có thêm các lực lượng cảnh sát, công an đóng ngay trên địa bàn. Nắm bắt trực tiếp các hoạt động, hạn chế được các hành vi của các đối tượng cốý gây xáo trộn an ninh xã hội.

Ngoài ra, vềkhía cạnh đời sống tinh thần có 38 % ý kiến cho rằng đời sống tinh thần được cải thiện tốt hơnnhiều, 50 % ý kiến cho rằng tốt hơn.

“Đường xá bây giờ rất sạch sẽ không phải như trước rác rưởi vứt đầy đường. Đặc biệt con sông Đáy không còn bốc mùi như trước nữa”.

Đại học Kinh tế Huế

Cô Minh Hà thuộc chi hội phụnữcho biết:

Như vậy có thểthấy rằngĐTH đã tácđộng rất lớn đến tâm lý của người dân. Mọi người đều rất hào hứng khi biết mảnh đất, con đường mà mình đang sinh sống đã trở thành phố, thành phường, niềm tựhào về quê hương trong họ được nâng lên, tạo cho họ tâm lý phấn khởi, nhiệthuyết để làm việc cũng như cống hiến một phần nhỏ sức mình choquê hương.

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình đô thị hóa tới kinh tế hộ nông dân tại phường thủy phương – thị xã hương thủy – tỉnh TTHuế (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)