CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bất cứ một xã hội hay nền kinh tế nào. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các mặt của đời sống xã hội.
Chất lượng và số lượng dân số, lao động thể hiện được thực trạng cũng như xác định được tiềm năng thế mạnh của vùng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cụthểviệc tăng dân số khi các điều kiện về công ăn việc làm, y tế, giáo dục...không đảm bảo sẽtạo ra sức ép đối với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu địa phương. Mật độ dân số ngày càng cao tạo ra sức ép trong việc sửdụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng lớn và là nguyên nhân cơ bản làm suy giảm đa dạng sinh học hay gây ô nhiễm môi trường, vv....
Tình hình dân số và lao độngphường Thủy Phương được thểhiện qua bảng 2:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2: Tình hình dân số và lao độngphường Thủy Phương giai đoạn 2008 - 2010
Chỉtiêu ĐVT Năm
2008
Năm 2009
Năm 2010
So Sánh
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
1.Tổng sốhộ Hộ 2759 2820 2975 61 2,21 155 5,5
2.Tổng sốnhân khẩu Khẩu 12583 12794 13373 211 1,67 579 4,5
3.Tổng lao động LĐ 4287 4641 5035 354 8,3 394 8,5
4.BQ khẩu/hộ Khẩu 4,56 4,53 4,49 -0,03 -0,66 -0,04 -0,9
5.BQLĐ/hộ Người 1,55 1,65 1,69 0,1 6,5 0,04 2,6
(Nguồn: Báo cáo thống kê phường Thủy Phương) Qua bảng sốliệu cho thấy tính đến năm 2010 trên địa bàn phường Thủy Phương có 13.373 người.Như vậynăm 2009so với năm 2008 tăng 211 người tương ứng với 1,76
%. Còn năm 2010 so với năm 2009 là 579 người tương ứng với 4,5 %. Từ 2009 đến 2010 tổng số dân trên địa phương đã tăng với tốc độnhanh hơn so với 2008 đến 2009.
Về lao động có thể thấy từ 2008 đến 2010, lực lượng lao động trên địa bàn phường Thủy Phương đã tăng lên một cách đáng kể. Năm 2009 tăng so với 2008 là 354 lao động tương ứng với 8,3 % và năm 2010 so với 2009 tăng 394 lao động tương ứng với 8,5 %. Điều này cho thấy nguồn lao động dồi dào sẽ góp phần làm tăng của cải xã hội. Tuy nhiên lực lượng lao động tăng lên cũng tạo ra một áp lực lớn cho địa phương, nếu chính quyền địa phương không có chính sách hay biện pháp giải quyết kịp thời và hợp lý thì sẽtạo ra những tác động không tốt đến xã hội.
2.1.2.2.Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm vừa qua phường Thủy Phương đã có những thành tích đáng kể trong việc phát triển kinh tế của địa phương được thể hiện qua bảng sau:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 3: Giá trị sản xuất của phường Thủy Phương qua 3 năm
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ lệ ( %)
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ lệ ( %)
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ lệ ( %)
2009/2008 2010/2009
(+)/(-) % (+)/(-) %
Tổng 119400 100 131900 100 155800 100 12500 10,47 23900 18,12
1. Nông nghiệp 37500 31,41 35900 27,22 31800 20,41 -1600 -4,27 -4100 -11,42
2. CN –TTCN- XD 37900 31,74 47000 35,63 63000 40,44 9100 24,01 16000 34,04
3.Dịch vụ 44000 36,85 49000 37,15 61000 39,15 5000 11,36 12000 24,49
(Nguồn: Phòng thống kê phường Thủy Phương)
Đại học Kinh tế Huế
Từ năm 2008 đến năm 2009 tổng giá trị sản xuất tăng 10,47% tương ứng tăng từ 119,4 tỷ đồng lên thành 131,9 tỷ đồng. Trong đó giá trị của ngành nông nghiệp giảm nhẹ 4,27 % tương ứng giảm từ 37,5 tỷ đồng còn 35,9 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong thời gian này điều kiện thời tiết xấu kèm theo dịch hại trên cây trồng, vật nuôi đã làm cho giá trị sản xuất của ngành giảm nhẹ.
Đối với ngành dịch vụ, có sự gia tăng năm 2009 so với 2008 là hơn 24. Dịch vụ trên địa bàn được không ngừng được mở rộng, thời điểm này có trên 500 cơ sở kinh doanh lớn nhỏ, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực như: sửa chữa xe máy, điện tử, kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng, đặt biệt dịch vụvận tải, dịch vụ ăn uống, giải khát..
.phát triển mạnh, chất lượng của các ngành dịch vụ củng được nâng lên, ngoài cụm dịch vụdọc quốc lộ1A và tỉnh lộ7, cụm dịch vụ thôn 8 cũng phát triển mạnh dần dần hình thành trung tâm dịch vụcủa phường. Đã giải quyết cho khoảng 1.850 lao động tại địa phương.
Năm 2010 tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 155,8 tỷ đồng tương ứng đã tăng 23,9 tỷ đồng với năm 2009.
Trong đó ngànhnông nghiệp tiếp tục giảm, cụ thể đã giảm từ 35,9 tỷ đồng năm 2009 còn 31,8 tỷ đồng năm 2010. Nguyên nhân là do quá trình ĐTH dẫn đến sự thay đổi các hoạt động sản xuất của các hộ kèm theo các yếu tố khách quan khác như thời tiết, dịch bệnh, vv...
Ngành công nghiệp – dịch vụ – xây dựng trên địa bàn tiếp tục tăng từ 47 tỷ năm 2009 và đến năm là 63 tỷ tương ứng đã tăng 34,04 %. Công nghiệp: UBND phường đã phối kết hợp với các ban ngành liên quan của thị xã tạo mọi điều kiện về thủ tục, công tác GPMB để thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp và làng nghề Dạ lê. Tiểu thủ công nghiệp được duy trì và phát triển ổn định đã thu hút nhiều lao động góp phần tăng thu nhập cho nhân dân. Các ngành nghề truyền thống có hướng phát triển ổn định, các cơ sở sản xuất chổi đót đãđược sự quan tâm của chương trình khuyến công đầu tư kinh phí đào tạo nghề sản xuất chổi đót cho 30 lao động với tổng kinh phí là 27 triệu đồng.
Đại học Kinh tế Huế
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật
Giao thông:
Hệ thống giao thông trên địa bàn phát triển và được phân bố khá hợp lý với tổng chiều dài 78,1 km, bình quân 2,76 km/ km2. Trong đó:
+ Đường quốc lộ: quốc lộ1A dài 3,5 km mới được nâng cấp, đường vòng tránh Huếdài 4 km, là tuyến giao thông quan trọng với vùng gò đồi và vùng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của thị xã Hương Thủy nói chung và phương Thủy Phương nói riêng.
+ Đường tỉnh lộ: gồm tỉnh lộ3 và tỉnh lộ7 với chiều dài 10,6 km. Tỉnh lộ3 dài 2,1 km nối giữa quốc lộ 1A với huyện Phú Vang. Tỉnh lộ 7 dài 8,5 km đây là tuyến giao thông liên xã nối với 2 xã miền núi của thịxã Hương Thủy là Phú Sơn và DươngHòa.
Trong năm 2010 UBND phường tiến hành giải phóng mặt bằng, đổ đất cấp phối tuyến đường Tổ9 - 14, Tổ 3 với chiều dài 473m; bê tông hoá đường Tổ2, 3, 11,14 và tuyến đường Tổ 14-15 với tổng chiều dài 1.400m, các công trình khác như: nhà sinh hoạt cộng đồng Tổ3, công trình chuyển tiếp trụsở HĐND&UBND, cống băng đường Tổ 14, cầu ở đường Tổ 8-10, đường điện, nước khu quy hoạch tái định cư, các công trình nàyđã nghiệm thu đưa vào sử dụng. Ước tính Tổng mức đầutư xây dựng cơ bản trên địa bànđạt 65 tỷ đồng
Vềgiáo dục:
Bước vào năm học mới các trường tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “ hai không” do BộGiáo dục và Đào tạo phát động, chất lượng dạy và học ở địa phương đã có sựchuyển biến tích cực nhất là việcứng dụng công nghệthông tin trong dạy học; Cơ sởvật chất của các trường được sựquan tâm của cấp trên tiếp tục đầu tư tầng hóa, trang thiết bịdạy học đáp ứng tương đối đầy đủ, đến nay đội ngũ giáo viên đãđáp ứng đủ về số lượng và chất lượng. Tỷlệtrẻ5 tuổi huy động đến trường đạt 100 %
Văn hóa Thông tin:
Vềcông tác thông tin Uỷ ban Nhân dân phường đã có 11 cụm loa phát thanh đảm bảo thông tin. Công tác xây dựng làng, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa được quan tâm duy trì và nâng cao chất lượng. Đến nay có 95 % hộ được công nhận gia đình văn
Đại học Kinh tế Huế
văn hoá. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được thực hiện tốt, đã phối hợp các ngành liên quan kiểm tra, nhắc nhở các địa điểm dịch vụ văn hóa trên địa bàn.