CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG
2.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân được điều tra
2.3.5. Thu nhập của hộ
Quá trình CNH, ĐTH xuất hiện các nhà máy, xí nghiệp,vv… điều đó tất yếu dẫn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình. Thu nhập, đời sống của các hộ trước vàsau khi có quá trìnhĐTH được thể hiện qua bảngsau:
Bảng 11: Quy mô, cơ cấu thu nhập của hộ(BQH)
Chỉtiêu Trước ĐTH Sau ĐTH So sánh
SL % SL % SL %
Tổng thu nhập(1000đ) 37355,07 100 47108,3 100 9753,23 26,11
1. Trồng trọt 4867,1 13,03 3098,3 6,58 -1768,7 -36,34
2. Chăn nuôi 3655,0 9,78 2655,0 5,64 -1000,0 -27,36
3. KD-DV 3133,3 8,39 4030,0 8,55 896,7 28,62
3. SX TTCN 4675,0 12,52 4200,0 8,92 -475,0 -10,16
5. Làm thuê 7743,3 20,73 5133,0 10,90 -2610,3 -33,71
6. Lương 11515,0 30,82 26852,0 57,00 15337,3 133,20
7. Khác 1766,7 4,73 1140,0 2,42 -626,7 -35,47
Phân tổcác hộ theo TN (hộ)
< 20.000 13nhập 21,7 3 5 -10 -76,92
20.000–30.000 14 23,3 11 18,3 -3 -21,43
30.000–40.000 18 30 16 26,7 -2 -11,11
40.000–50.000 9 15 15 25,0 6 66,67
> 50.000 6 10 15 25,0 9 150,00
(Nguồn: số liệu điều tra 2011) Qua bảng số liệu cho thấy thu tổng thu nhập bình quân của mỗi hộ trước ĐTHlà 37,355 triệu đồng/hộ, sau ĐTHlà 47,108 triệu đồng/hộ tương ứng tăng 26,11 %. Như vậy so với những vùng khác thì Thủy Phương là một trong những phường nằm trong vùng ven TP.Huế có điều kiện giao thông kinh tế thuận lợi cho nên thu nhập bình quân của các hộ khá cao và có tốc độ tăng lên nhanh.
Đại học Kinh tế Huế
Trong cơ cấu tổng thu nhập. Trước ĐTH, bình quân mỗi hộ thu từ trồng trọt là 4,8 triệu/hộ/năm, chăn nuôi là hơn 3,6 triệu/hộ/năm. Sau ĐTH thu nhập từ trồng trọt giảm bình quân 1,7 triệu còn 3,09 triệu/hộ/năm, chăn nuôi giảm bình quân 1,0 triệu/hộ còn hơn 2,6 triệu/hộ/năm. Có sự giảm sút giá trị trồng trọt và chăn nuôi do đặc thù Thủy Phương là một phường ven TP.Huế, chịu tác động nhiều từ quá trình ĐTH. Một bộ phận lớn dân cư đã mất đất sản xuất, một số khác có cơ hội tìm kiếm việc làm từ các khu công nghiệp, làng nghề và các nghề phi nông nghiệp khác nên nhiều lao động đã thoát ly khỏi nông nghiệp.
Trước ĐTH thu từ kinh doanh dịch vụ bình quân đạt 3,133 triệu đồng/hộ và sau ĐTHlà 4,03 triệu đồng/hộ tương ứng đã tăng 28,62 %. Nguồn thu từ kinh doanh dịch vụ cũng tăng lên nhanh ở các nhóm hộ có trìnhđộ, kinh nghiệm trong kinh doanh, họ đã biết cách tận dụng thời cơ và tận dụng nguồn vốn. Đây là những hộ biết vươn lên làm giàu từ nhữngthay đổi của địa phương mình.
Đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng có sự sụt giảm nhẹ trong tổng thu mặc dù quy mô không giảm. Cụ thể trước ĐTH bình quân mỗi hộ thu 4,6 triệu/năm, sau ĐTH giảm 0,47 triệu còn 4,2 triệu/hộ/năm. Hiện tượng này được giải thích một phần do sự phát triển của các loại hàng hóa thay thế. Bởi vì nghề tiểu thủ công nghiệp chính ở địa bàn là chổi rành, chổi đót, trong khi ngày nay khi chất lượng cuộc sống nâng cao, sự xuất hiện của các loại chổi như chổi lông, chổi nhựa với kiểu cách đẹp, sang trọng hơn hẳn các loại chổi thông thường đã làm cho các hộ sản xuất TTCN giảm đi một lượng thu nhập. Mặt khác là sựgia tăng trong chi phí sản xuất cũng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
Gia đình chú Nguyễn Hữu Túy thuộc tổ 9 là một trong những hộ có quy mô sản xuất lớn và cótruyền thống nghề chổi từ rất lâu trên địa bàn cho biết:
Nghề chổi là một trong những nghề có truyền thống lâu đời ở Huế, từng đem lại việc làm và thu nhập chính cho một lượng lớn các lao động. Hiện nay mặc dù đã có sự
“Chỉ dựa nghề chổi bây giờ không sống nổi. Vật giá cái gì cũng tăng. Chổi thì bán ngày càng giảm. Giờ thành đô thị rồi mọi người ưa dùng chổi lông, chổi nhựa cho đẹp nhà đẹp cửa thôi…”
Đại học Kinh tế Huế
trọng trong thu nhập của hộ. Mặt khác đây cũng là những hộ đã có truyền thống làm nghề chổi từ rất lâu cho nên họ chỉ có nhiều kinh nghiệm trong ngành này. Do vậy những đối tượng này rất khó để chuyển đổi ngành nghề. Như vậy trước tình hình của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp các cơ quan chính quyền địa phương cần có những biện pháp để giúp người dân có thị trường tiêu thụ cũng như mở rộng thị trường, nhằm ổn định cuộc sống cho người dân.
Đối với nguồn thu từ lương có sự tăng lên rõ rệt từ 11,515 triệu đồng lên 26,852 triệu đồng tương ứng với tăng 133,20 %. Mức tăng lên đột biến từ nguồn thu lương cũng được giải thích dễ dàng bởi sự tăng lên bởi số lượng lao động phi nông nghiệp và các nhà máy, xí nghiệp.
Biểu đồ 5: Cơ cấu nghề nghiệp của hộ trước và sau đô thị hóa
Trước khi có quá trình ĐTH các hộ gia đình có thu nhập dưới 20 triệu đồng chiếm tỷ lệ khá lớn, 21,7 % trong 100. Đây là nhữnghộ gia đình có thu nhập thấp và chuyên làm nông nghiệp, do hạn chế về lao động, trìnhđộ nên tỷ lệ loại hộ này chiếm khá cao. Tuy nhiên sau khi có quá trình ĐTH, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức doanh nghiệp nhằm thu hút lao động nhàn rỗi trên địa bàn đã làm giảm một lượng đáng kể nhóm hộ có thu nhập thấp chỉ còn chiếm 5%. Hầu hết hộ có thu nhập thấp là hộ chuyên làm nông nghiệp cho nên sau ĐTH có sự gia tăng của các chi phí trồng trọt, chăn nuôi dẫn đến thu nhập bình quân của nhóm này giảm.
Nhóm hộ có thu nhập từ 20-30 và từ 30-40 triệu đồng chiếm tỷ lệ rất cao, lần lượt là 23,3 % và 30 %. Đây chủ yếu là các hộ kiêm nghành nghề. Thu nhập của hộ thay đổi do sự tăng lên của lao động phi nông nghiệp.
Đại học Kinh tế Huế
Đối với nhóm hộ có thu nhập lớn hơn 50 triệu, sau ĐTH nhóm này tăng từ 10 % lên 25 %. Đây là những hộ có thu nhập cao chuyên làm kinh doanh dịch vụ hoặc những hộ có nhiều lao động, sau ĐTHcác hộ hầu hết các lao động đều có việc làm đẩy nhóm hộ này tăng lênnhanh chóng.