Tình hình lao động, việc làm của hộ

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình đô thị hóa tới kinh tế hộ nông dân tại phường thủy phương – thị xã hương thủy – tỉnh TTHuế (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG

2.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân được điều tra

2.3.3 Tình hình lao động, việc làm của hộ

Lao động, một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong qúa trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộphận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tốquyết định nhất, bởi vì tất cảmọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó.

Đại học Kinh tế Huế

Đối với hộ nông dân, lao động là nhân tố quyết định của mọi quá trình sản xuất nên để đánh giá được khả năng vận động, thích ứng trước những ảnh hưởng của quá trìnhĐTH ta xem xét sự thay đổi về lao động, tình trạng việc làm cũng như thời gian làm việc của lao động thông qua bảngsau:

Bảng 9: Tình hình sử dụng lao động của hộ(BQH)

ĐVT: Lao động

Chỉ tiêu

Trước khi ĐTH

Sau khi ĐTH

Tăng / giảm

SL SL

%

%

S L

%

%

SL %

1. Tổng lao động 2.74 100 2.80 100 0.06 2,19%

-Lao động nông nghiệp 0,92 33,54 0.67 23,81 -0.25 -27,50 -Lao động phi nông nghiệp 1,52 55,49 2.08 74,40 0.56 37,04 -Lao động không có việc 0,30 10,98 0.05 1,79 -0.24 -83,33 2. Tình trạng việc làm 2,73 100 2.80 100 0.07 2,4

- Có việc làm thường xuyên 1,08 39,63 1.75 62,50 0.67 61,5 - Có việc làm thời vụ 1,35 49,39 0.98 35,12 -0.37 -27,2

- Không có việc làm 0.3 10,98 0.07 2,38 -0.23 -77,8

3. Theo nghềnghiệp

- Nông nghiệp 0,567 20,7 0.417 14,9 -9 -26,5

- Công nhân 0,400 14,6 0.933 33,3 32 133,3

- Buôn bán 0,350 12,8 0.433 15,5 5 23,8

- Thợ(thợnề, thợ mộc,..) 0,450 16,5 0.333 11,9 -7 -25,9

- Cán bộ 0,183 6,7 0.300 10,7 7 63,6

- Làm thuê 0,483 17,7 0.317 11,3 -10 -34,5

- Khác 0,300 11,0 0.067 2,4 -14 -77,8

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ 2011) Từ góc độ lao động và việc làm, ĐTH là quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm từ các hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Khi đô thị mở rộng ra các vùng ngoại vi nhằm giả quyết vấn đề quá tải dân số, các khu dân cư đôthị ở ngoại vi sẽ hình thành và các hoạt động thương mại, dịch vụ sẽ phát triển.

Người lao động cần việc làm, họ muốn có khoản tiền kiếm được từ công việc, vì vậy họ cung cấp sức lao động của mình. Các ngành kinh tế chỉ có thể vận hành quá

Đại học Kinh tế Huế

đối tượng sẽ tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ do các ngành kinh tế sản xuất ra. Vì vậy các ngành cần đến lao động để phát triển cũng như người lao động cần cung cấp sức lao động của mình.

Sự phát triển của các đô thị một mặt sẽ tạo ra một lượng lớn việc làm cho lao động tại đô thị, đồng thời thu hút và làm giảm đáng kể lượng lao động nông nhàn ở các vùng nông thôn góp phần làm tăng năng suất lao động tại các vùng này. Sự đa dạng ngành nghề mới thúc đẩy hộ thay đổi phương thức sản xuất, gia nhập vào các ngành nghề, lĩnh vực mới đem lại lợi nhuận.

Thông qua bảng9 ta thấy rõ sựthay đổi về lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp tại địa bàn điều tra. Cụ thể: lao động nông nghiệp giảm bình quân là 0.25 lao động/hộ tương ứng giảm 27,27 %, đồng thời lao động phi nông nghiệp tăng bình quân 0.56 lao động/hộ tương ứng với tăng 37,04 %.

Dưới ảnh hưởng cúa quá trìnhĐTHtình trạng việc làm của các lao động được cải thiện đáng kể, ta có thể minh họa sự thay đổi tình trạng việc làm của các lao động trước và sau quá trìnhĐTH như sau:

Biểu đồ3: Tình trạng việc làm của các lao động

Như vậy sự hình thành các cụm công nghiệp, làng nghề mới tại địa phương như sản xuất gạch ngói, sản xuất giấy, xây dựng, chế biến gỗ, vv…cùng với các nghành nghề truyền thống như chổi đót, chổi rành, mây tre đan, vv…đã thu hút một lượng lớn lao động đang trong tình trạng “bữa có bữa không”, việc làm chỉ mang tính thời vụ sang tình trạng mới đó là có việc làm thường xuyên, có thu nhập ổn định và nó sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững cho xã hội.

Đại học Kinh tế Huế

Trước khi có quá trình ĐTH và hình thành các khu công nghiệp, cụm làng nghề các lao động ở Thủy Phương chủ yếu lao lao động thời vụ. Nhưng hiện nay hầu hết các lao động đã có công việc ổn định không đòi hỏi tay nghề cao trong các công ty, doanh nghiệp như công ty may HBI, công ty gạch Block Thủy Phương, công ty dệt may Thủy Dương, công ty giấy Thủy Phương, vv…Đối với các công việc đòi hỏi tay nghề cao hoặc các lao động không có tay nghề thì hầu hết được các doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo sau đó làm việc tại chính doanh nghiệp.

Đồng thời sự xuất hiện của các ngành nghề mới đã làm giảm đáng kể số lao động không có việc làm của các hộ điều tra. Trước khi có quá trình ĐTH tỷ lệ lao động không có việc làmchiếm 10,98 % trong tổng số lao động, nhưng sau ĐTH chỉ chiếm tỷ lệ là2,38 %tương ứng giảm đến 77,78% số người không có việc làm.

Phân loại lao động theo nghề nghiệp tại bảng 9 cho thấy tại địa bàn nghiên cứu lao động làm nông nghiệp trước ĐTH chiếm tỷ lệ cao nhất với 20,7%.Tiếp theo là lao động làm thợ với 16,5 % và lao động làm thuê với 17,7 %. Những cón số này phản ánhtình trạng việc làm của các lao động trên địa bàn, lao động nam thì đi làm thợ nề, thợ mộc, lao động nữ đi làm thuê cột chổi rành, chổi đót là chủ yếu. Ngoài ra trước đây con em của của một số hộ do không có việc làm đã phải di cư vào các thành phố lớn khác nhưSài Gòn, Hà Nộilàm thuênhư: làm việc nhà, nhân viên phục vụ, vv…

Sau ĐTH lao động nông nghiệp giảm từ 0,567 lao động/hộ xuống còn 0,417 lao động/hộ tương ứng đã giảm26,5 % và lao động làm thợ, làm thuê giảm lần lượt là 25,9

% và 34,5 % so với trước ĐTH. Đồng thời lao động là công nhân tăng từ 0,40 lao động/hộ lên 0,933 lao động/hộ, tương ứng tăng 133,3 % so với trước ĐTH. Điều này cho thấy do tác động của ĐTH đã làm giảm đáng kể lao động làm việc thời vụ, giúp cho các lao động có công việc ổn định hơn nhiều so với trước. Các lao động này chủ yếu làm được làm việc trong các công ty nhà máy như công ty may HBI, công ty dệt may Thủy Dương, công ty gạch gói Block…

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình đô thị hóa tới kinh tế hộ nông dân tại phường thủy phương – thị xã hương thủy – tỉnh TTHuế (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)