Tác động của quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình đô thị hóa tới kinh tế hộ nông dân tại phường thủy phương – thị xã hương thủy – tỉnh TTHuế (Trang 25 - 28)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.5. Tác động của quá trình đô thị hóa

Quá trình CNH, ĐTH là một quá trình tất yếu của mọi quốc gia trên con đường phát triển. Nó sẽ tác động đến mọi lĩnh vực của quá trình sản xuất và đời sống của người dântừ đô thị đến nông thôn. Những tác động này trên cảhai mặt tích cực và tiêu cực.

1.1.5.1.Tác động tích cực

Thứ nhất, góp phần giải quyết công ăn việc làm, làm giảm bớt lao động dư thừa hiện nay. Do sự phát triển khoa học - công nghệ đặc biệt công nghệ sinh học, lực lượng lao động nông thôn hiện nay mỗi năm chỉ làm việc từ 30 - 40 ngày. Những ngành nghề phi nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp nông thôn chưa phát triển, lao động nông nghiệp không thể tìm việc làm ngay ở quê hương mình. Hơn thế nữa, quá trình CNH, HĐH và phát triển kinh tế thị trường trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế, người nông dân ít được đào tạo luôn luôn nằm trong tình trạng bị bật khỏi đồng ruộng. Họ là đội quân tiềm năng ngày một lớn cho ĐTH. ĐTHchẳng những tiếp nhận lao động cho mình, mà còn góp phần giải bài toán xã hội quan trọng cho nền kinh tế - xã hội nước nhà. Giải quyết lao động dư thừa là một bài toán lớn để đảm bảo ổn định chính trị, an toàn xã hội, điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế- xã hội, tiếp nhận đầu tư.

Thứ hai, ĐTH đã góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai. Đất đai luôn có giới hạn, việc tập trung cao dân cư trong các quận nội đo hay vùng ven ĐTH cao đã làm cho hệ số sử dụng đất cao nhất, tiết kiệm nhất. Mật độ dân số bình quân hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh với nội thành gần 30.000 người/km2. Giá đất ở vùng ven đô

Đại học Kinh tế Huế

khi chưa ĐTHthấp, nhưng sau khi ĐTH giá đất tăng vọt lên, ví dụ như từ huyện Hóc Môn chuyển sang thành quận 12, trong vòng 5 năm từ 300 ngàn đồng/ha tạithời điểm 1997 lên 8 triệu đồng/m2năm 2005 (hiện nay thì còn hơn thế).

Thứ ba, ĐTH tạo điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn.

Nó tạo tiền đề, thị trường cho khu vực công nghiệp, đặc biệt là dịch vụ. Sự giao lưu kinh tế-văn hoá giữa các vùng, miền, ngành kinh tế được thể hiện nhờ quá trìnhĐTH cũng là quá trình thị trường hoá. Nó kích thích cầu và mở đường cho cung ứng.

Thứ tư,ĐTHtạo điều kiện giao lưu và giữ gìn văn hoá các vùng miền, làm phong phú hơn văn hoá dân tộc, tiếp thu vănhoá hiện đại. Dân di cư đến thành phố đồng thời mang văn hoá riêng có của vùng quê của họ, góp vào một văn hoá chung được hưởng thành với lưu giữ ở thành phố.

Thứ năm,ĐTHtạo điều kiện cải biến con người thuần nông sang người thành thị, có tính công nghiệp cao hơn từ những người nông dân với nền sản xuất lúa nước, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Đây cũng là một trong những con đường đưa nhà nước nước ta đi dần lên chủ nghĩa xã hội thông qua sự đào luyện trong quá trình phát triển kinh tế. Nhiều ngườinông dân vốn được tự do, nền kinh tế nông nghiệp nước ta hiện nay chưa đủ điều kiện đào tạo họ thành người biết tuân thủ đầy đủ yêu cầu của điều kiện khách quan. Nhưng nền kinh tế thị trường mà họ đang gia nhập ở thành phố có đòi hỏi cao hơn nhiều lần ở nông thôn sẽ buộc họ tự rút bài học trong thất bại và thành công của chính mình và thực hiện theo yêu cầu của nó. Quá trình này đi từ tự phát đến tự giác, đi từ chủ quan đến khách quan, hiểu quy luật khách quan mà trung tâm là lợi ích kinh tế. Họ được rèn luyện trong quá trình kiếm sống, phải tự điều chỉnh mình cho phù hợp với yêu cầu khách quan. Nền kinh tế thị trường buộc họ phải hướng về nó, theo nó chỉ bảo mà hành động. Quá trình này đã rèn luyện họ có nhiều phẩm chất mới từ ý thức kỷ luật đến kỹ thuật và cả trình độ văn hoá, khoa học. Nhưng thực tiễn vốn mang trong lòng nó tính không đồng thời với nó.

1.1.5.2. Những tác động tiêu cực

Thứ nhất, kết cấu hạ tầng giao thông và môi trường sống luôn bị phá vỡ không theo kịp yêu cầu thực tiễn. Sự tăng đột biến của dân số trong quá trình ĐTH đã làm cho kết cấu hạ tầng đã có lạc hậunhanh chóng trong khi kết cấu hạ tầng mới chưa kịp

Đại học Kinh tế Huế

xây dựng hoặc xây dựng dở dang. Do đó tình trạng ùn tắc giao thông liên tục xảy ra, số người sử dụng phương tiện giao thông tăng theo thời gian đáng kể. Những người nhập cư tự do quen với điều kiện sống nông thôn khi về thành phố nhưng họ chưa biết đến luật lệ giao thông. Họ chở hàng hóa cồng kềnh, chiếm dụng lòng lề đường và đi vào cả đường ngược chiều.

Thứ hai, quá trình ĐTH gây sức ép lớn về chất lượng giáo dục và y tế. Sự tăng lên đột biến về dân số đồng thời cũng tăng lên lên về số người đến tuổi đi học. Qúa trình di cư từ nông thôn ra thành phố, số lượng thanh niên rất lớn. Họ lập gia đình, sinh con hoặc một số bố mẹ ra thành phố trước, làm ăn được rồi đưa cả gia đình vào thành phố. Dòng người nhập cư hiện nay ngày càng tăng nhanh dẫn đến tình trạng thiếu chỗ học hoặc quá tải tại một số trường, lớp của thành phố. Qúa trình ĐTH là nguyên nhân chủ yếu làm tăng số học sinh có hộ khẩu KT3và không có hộ khẩu ở tất cả các ngành học từ nhà trẻ đến trung học cơ sở, khoảng 102.691 người, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 10% tổng số học sinh tương ứng.

Thứba, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Quá trìnhĐTH nhanhđã làm cho nhu cầu vềsửdụng đất chuyên dùng xây dựng hệthống cơ sởhạtầng và đất đô thị tăng lên rất nhanh. Điều này dẫn đến tình trạng nuốt chửng những diện tích đất nông nghiệp vốn rất cần thiết cho một đô thị như: sản xuất lương thực thực phẩm, tạo mảng không gian xanh có vai trò “giải độc” cho môi trường sống, tạo khu nghỉ ngơi cho thị dân...

Đồng thời sựsuy giảm diện tích đất nông nghiệp đãảnh hưởng không nhỏtới việc cải thiện mức sống của nhiều người dânởkhu vực ngoại ô vì họtrởnên thiếu phương tiện lao động và kếsinh nhai truyền thống.

Thứ tư, sự phân cách giàu nghèo ngày càng lớn. Quá trình ĐTH nhanh đã làm chokhoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong đô thị, giữa nông thôn và thành thịtrởnên trầm trọng hơn.

Thứ năm, môi trường bị ô nhiễm. Chất lượng môi trường đô thị bị suy thoái khá nặng nề do mật độ dân số tập trung cao, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một lượng chất thải, trong đó chất thải gây hại ngày càng gia tăng; bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường và tiếng ồn.

Thứ sáu, phát sinh các tệ nạn xã hội. Đây chính là mặt trái của đời sống đô thị hay của cảquá trìnhĐTH. Trong khi nhiều khía cạnh tốt đẹp của văn hóa truyền thống

Đại học Kinh tế Huế

bị mai một, thì lối sống lai căng, không lành mạnh lại đang ngự trị trong lối sống đô thị hiện nay. Những tệ nạn xã hội phổbiến nhất hiện nay đều được phát sinh và phát triển tại các trung tâm đô thịlớn.

Tóm lại, trong công cuộc CNH, HĐH đất nước thì quá trình ĐTH ngày càng gia tăng... Vậy chúng ta phải làm thế nào để quá trình ĐTH phát triển lành mạnh và bền vững. Tăng trưởng kinh tếdo quá trình nàyđem lại phải được chú trọng đồng thời việc phát triển văn hóa, lấy việc biến động nguồn nhân lực con người làm trọng tâm.

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình đô thị hóa tới kinh tế hộ nông dân tại phường thủy phương – thị xã hương thủy – tỉnh TTHuế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)