CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THỦY PHƯƠNG
3.1.Định hướng phát triển đô thịhóaở phường tới năm 2020
Định hướng phát triển đô thị ở Thủy Phương tới năm 2020 được xây dựng như sau:
Xây dựng và phát triển Thủy Phương trở thành trung tâm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, phát triển trong thế ổn định và bền vững về mọi mặt. Là đô thị hiện đại văn minh, vững chắc về các mặt chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng.
Phát triển đô thị, phát triển kinh tế xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài.
Dành quỹ đất hợp lý cho phát triển các cụm tiểu công nghiệp và làng nghề địa phương nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của địa phương, tạo sức tăng trưởng mạnh mẽ trong công nghiệp cũng như trong nền kinh tế, gắn phát triển tiểu thủ công nghiệp với quá trình HĐH, ĐTH. Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở đó thúc đẩy hình thành trung tâm đô thị, dịch vụ.
Khai thác sử dụng đất phải coi trọng công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái nhằm đảm bảo sự dụng đất ổn định và bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của phường, của thị xã cũng như của tỉnh.
Trên cơ sở định hướng phát triển đến năm 2020. Đến năm 2020 Thủy Phương sẽ có nền kinh tế phát triển mạnh trong thị xã Hương Thủy, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Nhu cầu ăn ở, đi lại và các mặt về phúc lợi công cộng không ngừng được nâng lên. Để đáp ứng các mục tiêu trên thì quỹ đất đai đến năm 2020 của phường Thủy Phương được bố trí như sau:
- Đất nông nghiệp bố trí khoảng 1.284,47ha.
+ Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 462 ha (trong đó chuyên dùng lúa nước khoảng 277ha)
+ Đất lâm nghiệp khoảng 769,47 ha
Đại học Kinh tế Huế
- Đất phi nông nghiệp bố trí khoảng 1.540,59ha + Đất ở đô thị khoảng 450 ha
+ Đất chuyên dùng khoảng 921 ha + Đất nghĩa trang khoảng 70ha
+ Đất sông suối, mặt nước khoảng hơn 79 ha…
Ngoài ra phát huy thành tựu trong những năm qua mà Đảng bộ và nhân dân phường Thủy Phương đã đạt được. Đảng bộ phường đã đặt ra những mục tiêu nhằm phát triển kinh tế – xã hội trong những năm tới như sau:
- Xây dựng và phát triển Thủy Phương trở thành một phần của thị xã Hương Thủy với các chức năng cơ bản là trung tâm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, phát triển trong thế ổn định và bền vững về mọi mặt.
- Phát triển kinh tế - xã hội của Phường nằm trong định hướng của toàn huyện trong giai đoạn mới, giao lưu mật thiết với các xã, phường khác trong huyện. Xây dựng Thủy Phương vững mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị, bền vững về môi trường.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. Phát triển mạnh cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, các khu dân cư. Ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất – hạ tầng, kinh tế kỹ thuật, văn hóa – xã hội của địa phương.
-Dành đủ quỹ đất cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục…đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương.
- Phát triển kinh tế – xã hội của phường theo hướng CNH– HĐH trên cơ sở khai thác tối đa và hài hòa các nguồn lực. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng hóa nền kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa gắn với thị trường.
3.2. Những giải pháp chủyếu
3.2.1. Giải pháp từchính quyền địa phương 3.2.1.1. Giải pháp về quy hoạch
Thống nhất giữa chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, giữa quy hoạch tổng thểphát triển KT- XH với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sửdụng đất đai;
bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế cả nước với quy hoạch tổng thểphát triển KT-XH vùng, lãnh thổ, phù hợp giữa quy hoạch tổng thểphát triển KT-XH với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; kết hợp chặt chẽgiữa
Đại học Kinh tế Huế
hiệu quả phát triển KT-XH với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa yêu cầu trước mắt với lâu dài; gắn hiệu quảbộphận với hiệu quảtổng thể, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; bảo đảm tính khoa học, tính tiên tiến, liên tục và kếthừa; phù hợp với nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế;..
Khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, đất bị thu hồi nhưng các dự án không được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ, hoặc chủ đầu tư nhận đất nhưng cũng không triển khai xây dựng dẫn đến dân thì mất đất còn doanh nghiệp cũng không thu hút được lao động vào làm việc. Đây là hiện tượng khá phổbiến và gây lãng phí. Đặc biệt phải kiên quyết loại bỏtình trạng một số người lợi dụng quy hoạch đểlấy đất của nông dân hoặc là bốtrí cho dựán không khảthi, hoặcđầu cơ đất đai bất động sản. Để giải quyết tình trạng ngày cần phát triển các khu công nghiệp làng nghềtheo hình thức đổi đất, và quy hoạch khu công nghiệp làng nghềnằm trong khu vực không ảnh hưởng đến canh tác.
3.2.1.2. Giải pháp về việc làm, thu nhập và nâng cao trìnhđộ của lao động - Thứnhất,đối với công tác đào tạo và nâng cao trìnhđộcủangười lao động.
Phần lớn người lao động trên địa bàn có đặcđiểm là trìnhđộ học vấn và tay nghề thấp, đa sốmới học hết cấp hai, cấp ba,chưa trải qua một lớp đào tạo nghềnào.Đây là rào cản rất lớn với lao động khi tìm kiếm việc làm và chuyển đổi nghềnghiệp. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có những giải pháp để nâng cao trình độ tay nghề, trình độhọc vấncho người lao động như:
*Đối với nâng cao học vấn
+ Địa phương cần tiến hành điều tra trình độ học vấn của người lao động, quan tâm đến vấn đề giáo dục con em của các hộ. Cần có những chính sách ưu tiên với những hộ nghèo những hộ khó khăn như: miễn, giảm học phí, hỗtrợ đồ dùng học tập, cho mượn sách giáo khoa của thư viện trường.
+ Ngoài ra địa phương cần quan tâm, có chủ trương vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tham gia xây dựng quỹbảo trợhọc tập đối với con em những gia đình khó khăn.
+ Tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao trình độ dân trí cho các bậc phụ huynh để họ tạo điều kiện cho con em đến trường, xóa bỏ tư tưởng lạc hậu về vấn đề học
Đại học Kinh tế Huế
*Đối với nâng cao trìnhđộtay nghề
+ Thực hiện chính sách đào tạo nghề miễn phí (kểcảtiềnăn học trong thời gian học nghề đối với những gia đìnhđặc biệt khó khăn), nhằm giúp những lao động này có trìnhđộ tay nghề đểcó thểtiếp tục làm việc trong môi trường mới.
Ngoài ra cần có chế độ bố trí, sử dụng số lao động này sau khi học nghề xong tránh trường hợp họvẫn bịthất nghiệp sau khi được đào tạo.
+ Đối với những con em của những hộ gia đình bị mất đất hoặc con em của những gia đình khó khăn hoặc những em có trình độ học vấn hạn chế, sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổthông cần khuyến khích các em theo họcở các trường dạy nghề, các trường trung cấp kỹ thuật. Địa phương cũng cần có những chính sách ưu tiên đặc biệt đối với những đối tượng này trong thi tuyển, học nghềvà tuyển dụng.
+ Thực hiện công tác xã hội hóa đào tạo nghềnhằm làm cho người lao động nhận thức được vai trò, tính chất của người lao động trong thời buổi kinh tếthị trường như hiện nay.
+ Cần tổ chức đào tạo miễn phí những nghề phổ thông, truyền thống phục vụ kinh doanh buôn bán, du lịch, dịch vụ lao động cho lao động.
- Thứhai tiếp tục phát triển kinh tếhộ gia đình và các ngành nghềtruyền thống.
Kinh tếhộ gia đình là một mô hình mang lại hiệu quảcao, tạo nhiềucông ăn việc làm cho người lao động. Việc phát triển kinh tế hộ gia đình là giải pháp tốt để tạo ra nhiều việc làm tại chỗ, phù hợp với nhiều lứa tuổi, mọi trìnhđộvà cũng tận dụng được nguồn lao động dư thừa, đặc biệt là lao động nữ. Tuy nhiên vấn đề gặp phải ở đây là thị trường tiêu thụ, vì vậy địa phươngcần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗtrợ tìm kiếm thị trường tiêu thụsản phẩm. Các chính sách giúp duy trì và cải thiệnđểngành nghềtruyền thống ở địa phương không bịmai một.
- Thứ ba, tăng cường hoạt động phối hợp giữa chính quyền địa phương và các doanh nghiệp. Sựphối kết hợp giữa các cấp là rất quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Nhưcùng phối hợp để đưa ra cách giải quyết, chính sách hỗtrợ đào tạo nghề, việc làm cho người lao động đểhọsống và làm việc với thu nhập cao hơn.
Đại học Kinh tế Huế
3.2.1.3. Giải pháp về vấn đề môi trường
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, coi bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định bảo đảmkhai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào phát triểnkinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường.
Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị,...
đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới vàứng dụng côngnghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch để giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
3.2.2. Giải pháp từhộnông dân
+ Chú trọng nâng cao trìnhđộ văn hóa, chuyên môn đểthích ứng dần với sựthay đổi của môi trường. Các hộ gia đình cần chú trọng đầu tư cho con cái học hành để có thểnâng cao trìnhđộ, tạo cho con em có nhiều cơ hội làm việc tại các nhà máy và khu công nghiệp góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình.
+ Phát triển đầu tư thâm canh, chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nông sản phẩm.
+ Có kếhoạch sử dụng vốn hợp lý. Nhất là đối với những hộcó tiền bù từ đất bị thu hồi, các hộ cần có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, cần đầu tư vốn vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hoặc đầu tư vào tìm kiếm việc làm mới hoặc đầu tư học hành đểnâng cao trìnhđộ.Đối với những hộcó nguồn vốn lớn, dồi dào cần có kếhoạch rõ ràng, cụthể khi đầu tư đểlựa chọn loại hìnhđầu tư phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với hộ sử dụng vốn vay cần có các phương án kinh doanh sản xuất cụthể, xác định các khoản chi phí cần thiết nhằm đưara khoản vay phù hợp.
+ Đối với những hộ gia đình chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh sản xuất cần tích cực học hỏi kinh nghiệm của các hộnông dân sản xuất khá, giỏi.
Đại học Kinh tế Huế