Tình hình sử dụng tiền đền bù của hộ

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình đô thị hóa tới kinh tế hộ nông dân tại phường thủy phương – thị xã hương thủy – tỉnh TTHuế (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TẠI PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG

2.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân được điều tra

2.3.4. Tình hình sử dụng tiền đền bù của hộ

Song hành với việc thu hồi đất đó là vấn đề đền bù cho các hộ gia đình cóđất bị thu hồi. Khi thu hồi đất có các phương thức xử lý khác nhau về việc bồi thường cho

Đại học Kinh tế Huế

Phương cảhai phương thức này đều được sử dụng. Tuy nhiên chủ yếu là sử dụng bồi thường bằng tiền. Tình hình sử dụng tiền bồi thường của các hộ gia đình được phản ánh thông qua bảng sau:

Bảng 10: Tình hình sửdụng tiền đền bù của hộ(BQH)

Chỉtiêu ĐVT Giá trị (1000đ) Cơ cấu

Tổng sốtiền đền bù 1000 đ 75.666,1 100

Tổng sốtiền đầu tư 1000 đ 64.508,8 85,25

1. Đầu tư sản xuất nông nghiệp 1000 đ 2.250,0 2,97

- Đầu tư trồng trọt 1000 đ 500,0 22,22

- Đầu tư chăn nuôi 1000 đ 1.750,0 77,78

2. Đầu tư kinh doanh buôn bán 1000 đ 2.665,9 3,52

3. Đầu tư xây dựng 1000 đ 51.969,1 68,68

-Nhà cửa 1000 đ 50.344,1 96,87

-Nhà xưởng 1000 đ 11.87,5 2,29

- Khác 1000 đ 4.37,5 0,84

4. Đầu tư học nghề 1000 đ 1.618,7 2,14

5. Đầu tư khác 1000 đ 6.005,0 7,94

Tiền chưa sửdụng 1000 đ 11.157,3 14,7

Phân tổ các hộ theo hoạt động đầu 1.Đầu tư sản xuất

1. nông nghiệp

Hộ 7 43,8

- Đầu tư trồng trọt Hộ 2 12,5

- Đầu tư chăn nuôi Hộ 5 31,3

2. Đầu tư kinh doanh buôn bán Hộ 6 37,5

3. Đầu tư xây dựng nhà cửa Hộ 13 81,3

-Nhà cửa Hộ 7 43,8

-Nhà xưởng Hộ 4 25,0

- Khác Hộ 2 12,5

4. Đầu tư học nghề Hộ 3 18,8

5. Đầu tư khác Hộ 6 37,5

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ 2011) Tổng số tiền đền bù bình quân/hộ là 75,66 triệu đồng. Trong đó tổng lượng tiền đầu tư là 64,508 triệu đồng chiếm 85,25 % tổng lượng tiền đền bù.

Phần lớn số tiền đền bù được các hộ sử dụng để xây dựng lại nhà cửa hoặc tu sủa nhà cửa. Đầu tư xây dựng của hộ chiếm 68,68 % trong 85,25 % tổng lượng tiền sử dụng đầu tư ương ứng với 51,969 triệu đồng. Đây thường là tập trung ở những hộ bị

Đại học Kinh tế Huế

thu hồi đất ở, hoặc hộ có thu nhập trung bình sau khi có tiền đền bù thì họ có điều kiện để tu sửa nhà cửa.

Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ là 2,31 %. Việc sử dụng tiền đền bù để đầu tư cho nông nghiệp chỉ tập trung ở những nhóm hộ đã có truyền thống, dày dạn kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thường là nhóm hộ có độ tuổi khá cao. Đây là nhóm hộ ít có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề. Điều này phần nào cho thấy các nhóm hộ trẻ không có nhiều nhu cầu cho việc đầu tư phát triển nông nghiệp, ngành nghề thường đem lại thu nhập thấp và tốn nhiều thời gian.

Biều đồ4: Tình hình sửdụng tiền đền bù của hộ

Đầu tư cho kinh doanh buôn bán chiếm 3,52 % tương ứng với 2,665 triệu đồng.

Việc đầu tư cho kinh doanh buôn bán thường tập trung ởcác nhóm hộ có thu nhập khá và mạnh dạn trong việc chuyển đổi ngành nghề. Thay vì tu sửa nhà cửa, mua sắmhay gửu tiết kiệmthì họmạnh dạn đầu tư vào các ngành nghề như mở rộng quy mô sản xuất của gia đình, mở của hàng buôn bán tạp hóa, quán cafe, internet, cửa hàng ăn…

Còn lại là sử dụng cho chi tiêu dùng khác như: gửi tiết kiệm, chi tiêu hàng ngày, cho con cái, vv…

Như vậy hơn ẵ số tiền đền bự đó được cỏc hộ gia đỡnh đầu tư chủ yếu vào tiờu dùng, mua sắm tài sản hoặc xây dựng, sữa chữa nhà cửa. Việc đền bù bằng tiền cho các hộ tạo ra cái lợi trước mắt đó là cải thiện điều kiện sống cho các hộ nông dân

Đại học Kinh tế Huế

nhưng tiềm ẩn trong đó là nguy cơ không bền vững, không ổn định đời sống của những hộ có đất bị thu hồi.

Đặc biệt thông qua biểu đồ 4 ta có thể thấy tỷ lệ đầu tư cho thế hệ trẻ thông qua học nghề và đào tạo nghề chuyên nghiệp chỉ chiếm 2,14 %. Điều ngày có thể dẫn đến hậu quả đó là con em của các hộ gia đình này có thể sa vào con đường ăn chơi, mắc các tệ nạn xã hội (nghiện hút, cờ bạc…) Đây sẽ là những tấm bi kịch cho một số hộ gia đình vùng nông thôn khi bị thu hồi đất. Đặc biệt làở các hộ gia đình có thu nhậpkhá.

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình đô thị hóa tới kinh tế hộ nông dân tại phường thủy phương – thị xã hương thủy – tỉnh TTHuế (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)