PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1.Tình hình đô thị hóa trên thế giới:
Chưa bao giờ trong lịch sử người ta lại chứng kiến cảnh một nửa cư dân địa cầu sẽ sống tại các đô thị thay vì nông thôn như trước, nhất là tại châu Á và châu Phi. Ước tính đến năm 2015, 22 siêu đô thị sẽ có dân số vượt quá 10 triệu và ở một số trường hợp vượt quá 20 triệu người. Như vậy, các đô thị sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới như nước sạch, không khí, xử lý nước thải, thực phẩm, nơi cư trú và phương tiện chuyên chở.
Hiện có 8 trong số 10 thành phố đông đúc nhất thế giới nằm ngay trên những trung tâm động đất hay cách không xa nó. 2/3 số thành phố sẽ có trên 8 triệu người vào năm 2015 nằm ven biển mà cuộc sống của họ bị đe dọa nặng nề nếu nước biển dâng cao do tan băng tuyết ở vùng cực và những biến đổi khí hậu bất thường khác. Nhưng trước mắt, điều quan tâm nhất hiện nay đối với cư dân đô thị là chỗ ở. Trong số 3 tỉ cư dân hiện sống tại đô thị, có 1 tỉ người sống trong các khu nhàổ chuột không có nước sạch, cơ sở vệ sinh đầy đủ và nơi ở ổn định. Mỗi năm có 1,6 triệu cư dân đô thị, phần đông là trẻ em, chết vì phải sống trong tình trạng thiếu nước sạch và thiếu vệ sinh.
Những vấn đề của cuộc sống đô thị hiện nay buộc thế giới phải xác định rõ các ưu tiên phát triển, nhất là phải xem xét lại việc phân bổ viện trợ quốc tế cho đúng nơi.
Từ năm 1970-2000, viện trợ quốc tế cho khu vực đô thị tại các nước đang phát triển chỉ chiếm có 4 % tổng số tiền viện trợ phát triển của thế giới. Đến năm 2015 sẽ có 59 thành phố tại châu Phi, 65 thành phố Mỹ La tinh và 253 thành phố châu Á có dân số từ 1 - 5 triệu người. Khi đó đô thị sẽ là bộ mặt của nền văn minh, động lực đẩy nền kinh tế thế giới đi lên, là cái nôi của sáng tạo nghệ thuật, khoa học nhưng cũng đồng thời là mảnh đất nuôi dưỡng tội phạm, bệnh tật…
LHQ dự báo dân số thế giới sẽ tăng từ 6,7 tỷ người hiện nay lên tới 9,2 tỷ vào năm 2050. Đến lúc đó, toàn thế giới sẽ xuất hiện 27 “siêu thành phố”, tăng so với con số 19 hiện nay, và nhiều thành phố nhỏ hơn với không quá 0,5 triệu dân sẽ xuất hiện.
Tokyo (Nhật) là thành phố đông dân nhất với 35,7 triệu người. Các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc); Mumbai và New Delhi (Ấn Độ); Cairo (Ai Cập);
Đại học Kinh tế Huế
London (Anh); Tehran (Iran); Los Angeles, New York (Mỹ); Rio de Janeiro ( Brazil)...
nằm trong số 19 thành phố đông dân nhất.
Với tốc độ ĐTH tăng cao như hiện nay, số dân sống ở nông thôn toàn thế giới sẽ giảm dần, dự báo từ 3,4 tỷ người năm 2007 còn 2,8 tỷ năm 2050.
1.2.2. Kinh nghiệm đô thịhóa của một số nước trên thếgiới 1.2.2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Quá trình CNH của Nhật Bản cũng bắt đầu bằng thời gian dài tăng trưởng trong nông nghiệp. Nhật Bản là nước luôn bị giới hạn bởi tài nguyên đất đai ít và dân số đông, diện tích canh tác bình quân của 1 hộ nông dân khoảng 0,8 ha. Nhật Bản thực hiện chính sách đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn. Chính điều này đã làm cơ cấu nông thôn thay đổi, các nghành phi nông nghiệp đã đóng góp ngày càng tăng vào thu nhập của người dân nông thôn (năm 1950 tỷ lệ này là 29 % đã tăng lên 85 % vào năm 1990). Việc chú trọng phát triển công nghiệp thu hút nhiều lao động trong giai đoạn đầu của quá trình CNH,ĐTH đã cơ bản giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp, mặc dù diện tích đất canh tác ngày càng giảm. Sau này khi công nghệ hiện đại thu hút nhiều vốn đã phát triển, các công nghệ thu hút lao động vẫn được coi trọng. Ngoài ra Nhật Bản còn phân bố các nghành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn để tạo việc làm phi nông nghiệp cho các lao động nông thôn.
1.2.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh và tăng trưởng kinh tế nhanh. Nếu vào năm 1949 Trung Quốc có 136 thành phố với số dân khoảng 54 triệu người, chiếm khoảng 10,6% dân số cả nước thì đến 2005 dân số đô thị nước này đạt tới 800 triệu người, sống ở trên 700 thành phố, tỷ lệ bằng 37%. Cũng có dự đoán cho rằng đến2050 tỷ lệ ĐTH đạt 75%.
Diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do tác động của quá trìnhĐTH, trong khi dân số tăngnhanh làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng nông thôn càng tăng. Trong những năm 1990 Trung Quốc có khoảng 100 –200 triệu lao động nông thôn thiếu việc làm, hằng năm con số này lại được cộng thêm từ 6 –7 triệu người.
Với lực lượng lao động nông thôn dư thừa này, hằng năm có đến hàng triệu nhóm người nhập cư vào các vùng thành thị, gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý đô
Đại học Kinh tế Huế
thị về các mặt: quản lý dân cư, lao động, an ninh, sức khỏe…Để giải quyết vấn đề này Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp như:
Phát triển các xí nghiệp địa phương để thu hút lao động, Chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước cùng với sự đầu tư của kinh tế tư nhân vào khu vực phi nông nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương.Việc khuyến khích xây dựng các doanh nghiệp địa phương là một trong những giải pháp quan trọng của Trung Quốc nhằm giải quyết vấn đề việc làm nông thôn, góp phần làm giảm sức ép về việc làmở các đô thị lớn. Đây là bài học bổ ích cho chúng ta, nhất là đối với giai đoạn ĐTHmạnh đang diễn ra hiện nay.
Xây dựng các đô thị quy mô vừa và nhỏ để giảm bớt lao động nhập cư vào các thành phố lớn. Sự phát triển của các đô thị nhỏ sẽ thúc đẩy qúa trình ĐTH ở nông thôn và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Ở các đô thị nhỏ người nông dân sẽ dễ dàng hơn trong việc kinh doanh vì ở đây có điều kiện cạnh tranh thấp hơn và yêu cầu ít hơn về vốn. Trong những năm 1990, các đô thị nhỏ đã thu hút trên 30 triệu lao động nông nghiệp dư thừa, chiếm hơn 30 % tổng số lao động nông thôn dư thừa.
1.2.3.Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam
ĐTH là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên con đường phát triển. Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, ở những mức độ khác nhau và với những sắc thái khác nhau, làn sóngĐTHtiếp tục lan rộng như là một quá trình kinh tế, xã hội toàn thế giới- quá trình mở rộng thành phố, tập trung dân cư,thay đổi các mối quan hệ xã hội;
quá trình đẩy mạnh và đa dạng hoá những chức năng phi nông nghiệp, mở rộng giao dịch, phát triển lối sống và văn hoá đô thị.
Quá trình ĐTH ở Việt Nam tuy diễn ra khá sớm, ngay từ thời trung đại với sự hình thành một số đô thị phong kiến, song do nhiều nguyên nhân, quá trình đó diễn ra chậm chạp, mức độ phát triển dân cư thành thị thấp.
Thập kỷ cuối thế kỷ XX mở ra bước phát triển mới của ĐTH ở Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp (năm 2000), Luật Đất đai (năm 2003), Luật Đầu tư (năm 2005); Chính phủ ban hành Nghị định về Qui chế
Đại học Kinh tế Huế
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt, gắn theo đó là sự hình thành trên diện rộng, số lượng lớn, tốc độ nhanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn. Làn sóng ĐTH đã lan toả, lôi cuốn và tác động trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Quá trình ĐTH đã cung cấp một lực lượng lớn lao động cho nền kinh tế. Như ở TP.Hồ Chí Minh nền kinh tế ở một thành phố năng động bậc nhất ở nước ta, tăng trưởng kinh tế liên tục trong 20 năm, bình quân 10,02 %/năm, năm 2005 đóng góp 21%cơ cấu GDP và 30 % tổng thu ngân sách nhà nước, 29% giá trị sản xuất công nghiệp và gần 40
% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong những đóng góp này, có lực lượng lao động do quá trình ĐTHthu hút. So với người thành phố, lao động nhập cư thường linh hoạt và tích cực hơn trong việc tìm kiếm việc làm, chấp nhận nặng nhọc, độc hại,công việc có thu nhập thấp mà người thành phố không muốn làm. Lao động nhập cư chiếm 70 % lao động trong các khu công nghiệp 44% lao động hoạt động vận tải phương tiện xe 2, 3 bánh công cộng, 43 % hoạt động trên vỉa hè, 55 % người buôn bán lưu động. Họ đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế thành phố khoảng 30% GDP15.
Tính đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả nước đã có gần 200 khu công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân.
Những năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Đến cuối năm 2007, cả nước có trên 700 điểm cư dân đô thị, tăng hơn 40 % so với năm 1995. Bên cạnh những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục được mở mang, nâng cấp, đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới tập trung, trong đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng toảrộng, tạo thành những nét mới ở nông thôn.Cùng với tiến trình ĐTH thì dân số đô thị nước ta trong những năm vừa qua cũng tăng lên khá nhanh, minh họa qua biểu đồ2(Tỷ lệ dân số đô thị Việt Nam).
Nhìn từ bình diện văn hoá, làn sóngĐTH cùng với sự phát triển hạ tầng văn hoá xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền... đã làm cho diện mạo nông thôn và đời sống tinh thần của cư dân
Đại học Kinh tế Huế
nông thôn ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Ở nông thôn đã xuất hiệnnhững yếu tố văn hoá đô thị mới mẻ, hiện đại, sự truyền bá các sản phẩm văn hoá, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị; sự du nhập lối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ...) làm cho văn hoá làng quê có những sắc thái mới.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ dân số đô thị Việt Nam
(Nguồn: Số liệu thống kê, Nxb Thống kê Hà Nội 2004)
Mức sống văn hoá, trình độ hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hoá của nông dân các vùngĐTH,nhìn trên tổng thể, được nâng lên.
Đó là xu hướng chủ đạo của quá trìnhĐTH ở Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua. Thực tiễn đã chứng minh tính hợp qui luật và những tác động tích cực của ĐTH đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam.
0 5 10 15 20 25 30 35
1954 1995 2000 2004 2005 11
19,5 20,75
26,32 27,2
Đại học Kinh tế Huế
CHƯƠNG II